Suốt 8 năm này, Lưu Bị không ngừng than vãn về cơ nghiệp ở Từ Châu chưa thành, tiếc nuối vì mất đi mảnh đất trù phú có tiền đồ xán lạn. 

Trong lịch sử Tam Quốc, hết một nửa các cuộc tranh đấu đều liên quan đến vùng đất Hình Châu, từ trận Xích Bích đến trận Di Lăng, Thục Hán sụp đổ, lại đến thời kỳ cuối Tam Quốc, Dương Hỗ và Lục Kháng đối đầu ở Hình Châu. Từ đó, có thể thấy, Hình Châu giữ vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng.

Ngay cả Gia Cát lượng cũng kết luận trong “Long Trung Đối Sách” rằng Hình Châu là vùng đất dụng võ; đông, tây và bắc tiếp giáp với nước lớn, phía nam được hưởng nguồn lợi dồi dào vì giáp biển. Vì thế, vị thần tướng mới trăm phương nghìn kế vạch ra kế hoạch để Lưu Bị có thể sở hữu được Hình Châu.

Về sau, Lưu Bị đã thực hiện theo kế hoạch của Gia Cát Lượng, đầu tiên chiếm cứ Hình Châu, sau đó công kích Tứ Xuyên, nối liền Hình Châu và Ích Châu, hoàn thành đại nghiệp.

Nhưng trên thực tế, vào Tứ Xuyên lập cơ nghiệp chỉ là sự lựa chọn dự bị của Lưu Bị, vì bắc có Tào Tháo, đông có Tôn Quyền, hai hướng đều có thực lực rất mạnh. Duy chỉ có Hình Châu và Tứ Xuyên vẫn có thể cho Lưu Bị không gian để phát triển.

Trước đó, vùng đất mà Lưu Bị lựa chọn để xây dựng cơ nghiệp chính là Từ Châu.

Trong 23 châu thời Đông Hán, Từ Châu có diện tích nhỏ nhất với hơn 100 nghìn km², chỉ là vùng đất nhỏ nhoi nếu so với Hình Châu và Ích Châu.

Dù vậy, nhân khẩu ở Từ Châu rất đông. Nguyên nhân vì Từ Châu có địa hình bằng phẳng với nhiều đất ruộng, phía đông phát triển mạnh nông nghiệp và ngư nghiệp, cũng là khu vực sản xuất muối chủ yếu thời Đông Hán.

Hơn nữa, sau chiến l.oạn Đổng Trác, dân đổ xô về Từ Châu để lánh n.ạn. Vì vậy, Từ Châu chính là nơi bổ sung dồi dào nguồn lương thực và binh lực khi cấp thiết.

Năm 194, Tào Tháo mượn cớ ʙáᴏ ᴛʜù cho cha, mang quân đ.ánh Từ Châu. Đào Khiêm, người cai quản Từ Châu vội vàng sang nhờ Điền Khải (cai quản Thanh Châu) giúp đỡ. Đồng thời, Lưu Bị cũng không mời mà đến, lấy danh nghĩa giải cứu Từ Châu cho quân tiến về phía nam.

Trên thực tế, Lưu Bị chỉ có hơn 1000 binh, lại cộng thêm hơn 1000 dân đói đi theo, hoàn toàn là một nhóm ô hợp. Sau khi đến Từ Châu, Lưu Bị phải nhờ Đào Khiêm huy động 4000 binh sĩ Đan Dương nên mới xem như có một đội quân đúng nghĩa.

Đương nhiên, Lưu Bị có ý đồ phía sau cái cớ giải c.ứu Từ Châu. Cuối cùng, Lưu Bị đã hoàn thành mục tiêu. Sau khi Đào Khiêm ᴄʜếᴛ, quân dân Từ Châu tôn vinh Lưu Bị làm chủ.

Cục diện Tam Quốc năm 195, thế lực của Lưu Bị hầu như chiếm thế thượng phong.

Tuy nhiên, Lưu Bị chỉ làm chủ Từ Châu vỏn vẹn trong 1 năm, sau đó cơ nghiệp chưa xây dựng đến nơi đến chốn đã bị tiêu hủy hoàn toàn.

Về nguyên nhân thất thủ của Từ Châu, “Tam quốc chí – Chú dẫn anh hùng ký” có ghi chép, khi Lưu Bị xuất chinh, đã cử Trương Phi dụng binh phòng thủ Hạ Bì (thủ phủ Từ Châu), nhưng Trương Phi không thể giải quyết được quan hệ với quân binh cũ của Đào Khiêm, nhiều lần muốn tr.ừ kh.ử tướng binh Tào Báo để tự do hành sự.

Thế nhưng Lữ Bố đã mang quân đến trước thành. Hứa Đam và Chương Cuồng (2 tướng cũ của Đào Khiêm) dẫn hơn nghìn quân Đan Dương mở cửa tây đón tiếp Lữ Bố.

Sau khi Lữ Bố vào thành, binh sĩ Đan Dương như có thêm ý chí dũng mãnh mà toàn tâm toàn lực đ.ánh quân của Trương Phi. Có thể thấy, Trương Phi đã khinh thường và ngược đãi binh sĩ Đan Dương đến mức nào. Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Từ Châu bị thất thủ.

Hậu quả nghiêm trọng hơn là Lưu Bị đã mất đi sự hỗ trợ của Từ Châu. Ngoài binh Đan Dương làm ph.ản, Trần Quần, Trần Đăng và các mưu sĩ khác đều đi theo Tào Tháo. Mọi chuyện đều xuất phát từ hành động l.iều lĩnh của Trương Phi khi trấn thủ Từ Châu.

Mặc dù đến năm 199, Lưu Bị đã có thể thu hồi lại Từ Châu, nhưng căn cơ đã mất. Đến lúc Tào Tháo ph.ản công thì Từ Châu lại bị ᴄướᴘ đi một lần nữa. Chính vì thế, Lưu Bị không thể không di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ chư hầu một phương rồi đến thay Lưu Biểu trấn thủ Hình Châu. Lần này, Lưu Bị đã ở lại Hình Châu hơn 8 năm.

Suốt 8 năm này, Lưu Bị không ngừng than vãn về cơ nghiệp ở Từ Châu chưa thành, tiếc nuối vì mất đi mảnh đất trù phú có tiền đồ xán lạn.

Từ Châu của thời Tam Quốc chính là tỉnh Giang Tô hiện nay. Theo số liệu GDP năm 2019, thu nhập binh quân đầu người của Từ Châu là 123,5 nghìn NDT (hơn 444 triệu VND), là tỉnh giàu nhất Trung Quốc trong năm đó.

(Nguồn: Sohu)