Tục ngữ có câu: “L.oạn thế xuất anh hùng”, Tam quốc là thời kỳ có nhiều mãnh tướng nhất. Không chỉ những mãnh tướng danh tiếng lẫy lừng mà ngay cả những người không quá nổi danh cũng dũng mãnh vô song.

Tam quốc là thời kỳ được ví là mãnh tướng và mưu thần nhiều như mây, không chỉ có những vị anh hùng lĩnh quân ra trận, mà còn có rất nhiều anh hùng vô danh ẩn mình trong dân gian.

Bên cạnh đó, thời Tam quốc còn có rất nhiều bậc võ tướng, mặc dù họ không quá nổi danh, nhưng về sức mạnh cũng là dũng mãnh vô song, đều là những vị tướng oai hùng trong lịch sử.

Tôn Kiên

Trong thời Tam quốc Tôn Kiên là tướng tiên phong của liên quân thảo ph.ạt Đổng Trác. Trong quá trình tiến quân, Tôn Kiên đã nhiều lần đ.ánh bại quân của Đổng Trác, hơn nữa còn hai lần đ.ánh bại Lã Bố.

“Đổng Trác liệt truyện” đệ 62, quyển 72 của Hậu Hán Thư viết rằng, Tôn Kiên tập hợp binh sĩ trở về hàng ngũ, tiến về phía huyện Lương. Lã Bố và Hồ Chẩn (một vị tướng của Đổng Trác) cùng công đánh Tôn Kiên. Nhưng Hồ Chẩn và Lã Bố bất hòa, khiến lòng quân không yên, lại thêm lo sợ, phân tán.

Đến khi Tôn Kiên công kích, quân Hồ Chẩn và Lã Bố đều bại trận rồi tán loạn bỏ chạy. Tướng của Đổng Trác là Lý Giác đến bái Tôn Kiên để cầu hòa, nhưng bị Tôn Kiên từ chối, sau đó ông thúc quân tiến đến Đại Cốc cách Lạc Dương 90 dặm hạ trại. Đổng Trác sau khi biết tin liền tự mình dẫn quân cùng giao chiến với Tôn Kiên, nhưng bại trận nên đành rút quân về Mãnh Trì.

Tôn Kiên tiến vào thành Lạc Dương, giao chiến với Lã Bố đang giữ cổng thành. Lã Bố không chống cự nổi nên cũng phải rút quân. Khi chiếm được thành Lạc Dương, Tôn Kiên cho người quét dọn Tông miếu nhà Hán và cúng tế, sai một cánh quân ra khỏi cửa Hàm Cốc, vòng tới giữa Tân An và Mãnh Trì để cắt đứt đường đi của Đổng Trác.

Trương Liêu

Trương Liêu (169 – 222), tự là Văn Viễn, người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn, nay thuộc thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Tổ tiên của ông vốn mang họ Nhiếp, là phú hộ ở Mã Ấp, vì tránh kẻ th.ù nên đổi sang họ Trương.

Thời trẻ tuổi, Trương Liêu chỉ là lính. Ông từng phò tá Đinh Nguyên, đi theo Đổng Trác, Lã Bố rồi cuối cùng mới tới “bến đỗ” Tào Tháo vào năm 198 khi Lã Bố bị chính Tào Tháo đ.ánh bại và ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ ở Hạ Bì.

Ông là danh tướng nhà Tào Ngụy thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc và là một trong những vị tướng giỏi nhất thời Tam quốc, từng tham gia nhiều trận đ.ánh lớn và mang nhiều thắng lợi vẻ vang cho quân Tào.

Tháng 8 năm 215, Tôn Quyền thống lĩnh 10 vạn quân bao vây Hợp Phì, hòng ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ 7000 quân Tào Ngụy. Thời điểm này Tào Tháo đang đem quân đi xa nên không thể ứng cứu. Trương Liêu rơi vào thế ng.uy h.iểm cơ hội sống là rất mong manh khi lực lượng hai quân quá chênh lệch.

Vì có hiềm khích với Lý Điển nên Trương Liêu chọn 800 binh sĩ tinh nhuệ, ɢɪếᴛ trâu mở tiệc khao thưởng binh sĩ trước khi đi nghênh chiến 10 vạn đại quân Đông Ngô: “Trương Liêu mặc giáp tiên phong, dũng mãnh vô cùng; lao vào đ.ánh chớp nhoáng, trong chốc lát đã ɢɪếᴛ 2 tướng, và mấy chục quân lính của Đông Ngô”. Trương Liêu hùng hổ vỗ ngực hô to: “Trương Liêu ở đây!”.

Bị tập kích bất ngờ khiến Tôn Quyền và quân lính hoảng l.oạn, bối rối đưa quân về gò đất nhỏ để thủ. Trương Liêu thách thức Tôn Quyền xuống quyết chiến nhưng Tôn Quyền vẫn chưa hoàn hồn không lên tiếng.

Khi thấy quân của Trương Liêu quá ít, Tôn Quyền ra lệnh bao vây đ.ánh Trương Liêu nhưng tướng nhà Tào Ngụy đã dũng mãnh dùng giáo phá vòng vây thoát ra ngoài. Khi thấy quân sĩ vẫn chưa thoát, Trương Liêu quay trở lại tiếp tục đ.ánh phá vòng vây cứu quân lính.

Quân Tôn Quyền tuy đông nhưng trước những mũi gi.áo sắc nhọn của Trương Liêu đã phải lùi bước, cuối cùng Trương Liêu và quân lính rút về Hợp Phì an toàn. Tôn Quyền quyết tập hợp toàn quân tiến vào bao vây thành Hợp Phì nhưng thành rất kiên cố không vào được.

Nhiều ngày không công được thành, quân Tôn Quyền mắc phải dịch bệnh, tâm lý chán nản nên Tôn Quyền quyết định rút quân theo từng tốp. Khi Tôn Quyền rút quân, Trương Liêu đứng trên cổng thành quan sát thấy rõ, liền lên kế hoạch tập kích.

Khi Tôn Quyền về đến Tiêu Diêu, Trương Liêu sai người ph.á cầu Tiêu Diêu và dẫn kỵ binh tập kích từ hai hướng đ.ánh kẹp. Quân Đông Ngô khốn đốn vì bị đ.ánh bất ngờ, Tôn Quyền cũng chạy rút quân. Khi đến cầu Tiêu Diêu cũng bị ph.á, Tôn Quyền không thể chạy tiếp được, các tướng mách nước Tôn Quyền rằng hãy lui ngựa lại lấy đà phi nước đại thì có thể may mắn sang được sông. Quyền đành liều làm thử và thành công, may mắn thoát n.ạn.

Trận Trương Liêu với 800 quân dẹp đại quân 10 vạn quân Ngô vẫn vang danh lịch sử, trận đánh khiến tên tuổi của Trương Liêu bay xa ngang hàng với các Đại tướng giỏi nhất thời Tam quốc.

Tào Nhân

Tào Nhân là công thần hạng nhất của nước Ngụy, sanh năm Kiến Ninh (168 STL) mất năm Huỳnh Sơ thứ 4 (223). Tào Nhân có tên tự là Tử Hiếu.

Tào Nhân là em họ Tào Tháo nhưng hai người này không chung nhau một giọt máu (vì cha của Tào Tháo là con nuôi của nhà họ Tào). Tào Tháo còn có hai người em họ làm tướng dưới trướng là anh em Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên; hai người này thì đúng là anh em họ của Tào Tháo theo huyết thống.

Tào Nhân sanh ra trong gia đình quyền thế, thuở nhỏ cũng ham chơi hơn ham học y như ông anh họ Tào Tháo. Tào Nhân vốn ham cưỡi ngựa, săn b.ắn và thường kết giao rộng rãi với anh hùng hào kiệt. Tới khi gi.ặc Huỳnh Cân nổi l.oạn thì ông cũng tham gia đ.ánh dẹp, lập được công.

Tào Nhân có sở trường phòng thủ. Khi Lã Bố đ.ánh phá Duyện Châu, mặc dù nói rằng Tào Nhân “luôn bị đ.ánh bại”, nhưng Lã Bố dùng toàn quân cũng không thể khiến cho cơ nghiệp của Tào Tháo t.iêu vong.

Hơn nữa lúc đó Lã Bố còn được sự giúp đỡ của Trương Liêu, Cao Thuận, cho thấy mặc dù Tào Nhân đối đầu với kẻ đ.ịch mạnh mẽ, nhưng vẫn trước thủ sau phòng. Trong trận Xích Bích, Chu Du nhiều lần đ.ánh lấy Nam Quận nhưng Tào Nhân vẫn giữ được đến phút cuối cùng, chỉ chịu bỏ thành trong thế phải đối đầu với cả Chu Du lẫn Gia Cát Lượng.

Thái Sử Từ

Thái Sử Từ (tự Tử Nghĩa) có sở trường đánh úp, nổi tiếng là “đệ nhất cung” trong thời kỳ Tam quốc, là người cơ trí, uy dũng xuất chúng, coi trọng giữ chữ tín, chưa từng phụ lại sự tín nhiệm của chủ công. Mặc dù ông không thể làm tướng lĩnh nhưng cũng là hổ tướng dưới trướng, vô cùng đáng giá tin dùng.

“Đại trượng phu sinh ra trong thời l.oạn, phải tay cầm đ.ao 3 thước lập công cái thế; nay chí lớn chưa thành, sao nguyện ᴄʜếᴛ an!”

Câu nói trước khi qua đời của Thái Sử Từ khiến ai nghe cũng đều phải than tiếc cho ông, một vị tướng tài muốn lập công lớn, nhưng ông trời lại không cho thời gian. Trong thời kỳ Tam quốc, khi mà âm mưu qu.ỷ kế ở khắp nơi, người l.ừa ta gạt thì Thái Sử Từ quả là một “kẻ lạc loài”, ông vì nhân dân bách tính mà ra trận, đặt tín nghĩa lên đầu.

Chỉ vì Khổng Dung đối đãi tốt với mẹ ông, mà Thái Sử Từ không tiếc sinh mạng phá vòng vây tìm cứu binh. Còn Thái Sử Từ với Tôn Sách thì lại là người tài giỏi yêu quý người tài giỏi, tin tưởng lẫn nhau, trở thành một đoạn giai thoại trong lịch sử.


Thái Sử Từ gặp phải mai phục khi đang tấn công thành trì của Trương Liêu, không bao lâu sau thì bệnh nặng qua đời, mất ở tuổi 41.

Cao Thuận

Cao Thuận (? – 199) là một viên võ tướng phục vụ dưới trướng của Lữ Bố trong suốt thời nhà Hán của lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến là bộ tướng mạnh nhất trong quân đội Lữ Bố, chuyên chỉ huy lực lượng gồm 700 người với lối đ.ánh ᴛấɴ ᴄôɴɢ đɪêɴ ᴄᴜồɴɢ vào doanh trại của quân đ.ịch và được gọi là đội hình “h.ãm trận doanh”.

Nhờ vào sự hiệu quả của “h.ãm trận doanh” mà Lữ Bố, một kẻ “hữu dũng vô mưu”, mới có thể thoát ᴄʜếᴛ được nhiều lần. Năm 196, Lữ Bố đem quân dẹp tướng ph.ản bội Hách Manh, tuy nhiên lại trúng kế thua trận, lâm vào thế cùng, phải cầu đến “hãm trận doanh” của Cao Thuận mới có thể trốn thoát. Cao Thuận phi ngựa đến, thể hiện uy phong, một đᴀᴏ ᴄʜéᴍ ᴄʜếᴛ Hác Manh, đem đầu về dâng Lữ Bố.

Thậm chí, “hãm trận doanh” của Cao Thuận còn từng đ.ánh tan tác cả quân Tào Tháo lẫn Lưu Bị. Năm 198, lực lượng của Lưu Bị ở Tiểu Bái lên đến hàng vạn người khiến Lữ Bố lo ngại.

Chính vì vậy, Lữ Bố giảng hòa với Viên Thuật, nhận lời giúp Viên Thuật đ.ánh Lưu Bị. Sau đó, Lữ Bố điều Cao Thuận và Trương Liêu làm tướng bao vây Tiểu Bái. Dưới sức ᴛấɴ ᴄôɴɢ của Cao Thuận, Lưu Bị không chống cự nổi, phải bỏ thành và gia quyến chạy về phía tây đến Lương Địa, đồng thời sai người cầu cứu Tào Tháo.

Tào Tháo hạ lệnh cho Hạ Hầu Đôn đến cứu nhưng cả hai đạo quân đều không địch nổi Cao Thuận, thậm chí Hạ Hầu Đôn còn bị mất một con mắt. Lưu Bị h.oảng s.ợ, đành chạy về Hứa Xương nương nhờ Tào Tháo.


Mặc dù năng lực của Cao Thuận chỉ thuộc tầm trung, nhưng cũng nằm trong ba ngàn dũng sĩ bày trận vây thành dưới trướng của các mãnh tướng, đó chính là quân cảm t.ử trong thời kỳ Tam quốc. Nếu như lấy ba ngàn địch ba ngàn thì không ai sánh bằng với đội quân “hãm doanh trận” của Cao Thuận, vậy nên ông chính là một cánh tay đắc lực trong thời l.oạn thế.

Trương Nhiệm

Trương Nhiệm xuất thân bần hàn, phục vụ cho Lưu Chương. Trương Nhiệm võ công hơn người, là đệ tử thứ ba của Đồng Uyên, sư đệ của Trương Tú và Triệu Vân. Nếu nói về mưu trí thì là “Phượng lạc trong bầy gà”, ông từng đánh bại Hoàng Trung và Nguỵ Diên, thủ hạ tiên phong của Lưu Bị. Hơn nữa sau khi Triệu Vân và Trương Phi tới, ông mới bị đ.ánh bại.

Trương Nhiệm là trở ngại lớn nhất của Lưu Bị khi đi đ.ánh Tây Châu. Khi Lưu Bị dẫn quân vào Ích Châu, chính Trương Nhiệm đã mai phục b.ắn ᴄʜếᴛ quân sư nổi tiếng của Lưu Bị là Bàng Thống tại gò Lạc Phượng.

Bản thân Trương Nhiệm là người rất có năng lực, mặc dù người tận trung với ông không được bao người, nhưng họ lại luôn một lòng một dạ với ông. Chỉ tiếc rằng sau khi bại trận, bất luận người dưới có khuyên nhủ ra sao thì Trương Nhiệm vẫn chọn cái ᴄʜếᴛ. Khi được dẫn đến gặp Lưu Bị và Khổng Minh, ông không chịu hàng và khẳng khái nói rằng: “Trung thần há chịu thờ hai chúa”.

Lý Tiến

Lã Bố bách chiến bách thắng, nếu có thua trận thì cũng chỉ là thua trận trước những bậc danh tướng tiếng tăm lừng lẫy. Ấy vậy mà vẫn còn có một nhân vật vô danh từng đ.ánh bại Lã Bố, đó là Lý Tiến.

“Tư Trị Thông Giám” quyển thứ 61 viết rằng: “Tháng chín, Tào Tháo trở lại Quyên Thành, Lã Bố thừa cơ đến đ.ánh, bị người trong huyện là Lý Tiến đ.ánh bại, phải rút quân về phía Đông đóng đồn ở Sơn Dương“. Điều này cho thấy võ nghệ cao cường của “thường nhân” Lý Tiến.

Theo Sử Ký, vào thời điểm đó Lý Tiến chỉ một thân một mình nhưng vẫn đ.ánh bại được Lã Bố, người đang xuất lĩnh một ngàn kỵ binh của Tinh Châu. Có thể nói Lý Tiến đã tạo nên chiến tích huy hoàng trong lịch sử, là nhân vật duy nhất đ.ánh bại Lã Bố một cách chính diện.

Nhân vật Lý Tiến chỉ xuất hiện một thoáng, sau đó không còn được nhắc đến nữa, giống như đã hoàn toàn mai danh ẩn tích, khiến cho người đời sau cảm thấy khó mà lý giải cho được.