Nhà Trần vang danh với chiến công chói lọi 3 lần đánh bại quân Mông – Nguyên xâᴍ ʟượᴄ, gắn với những vị vua tài giỏi như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Tuy vậy, triều đại này cũng có ông vua kém cỏi, khiến thế nước sᴜʏ ᴠᴏɴɢ như người này.

Thời vua Trần Minh Tông, dù không phải bậc minh quân như các đời Vua trước, nhưng Minh Tông cũng là vị Vua hiền, có được nhiều người tài theo mình.

Tiếp đến thời vua Trần Dụ Tông thì mọi chuyện đã khác. Vua Trần Dụ Tông không lo chính sự như các đời Vua trước, không giữ gìn đạo đức tinh thần xã hội, bản thân ăn chơi vô độ.

Trần Dụ Tông (1336-1369) là vua thứ 7 của triều Trần, có tên húy là Trần Hạo. Mới 5 tuổi, Trần Hạo được lập lên kế vị, 6 tuổi được lập làm vua, đến năm 1357, Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông mất, Trần Dụ Tông chính thức nắm quyền triều chính.

Trong giai đoạn đầu làm vua, Trần Dụ Tông làm được nhiều việc có ích, nhưng sau thì lười nhác chính sự, chỉ thích ăn chơi hưởng lạc, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó. Thói ăn chơi của vua Trần Dụ Tông đã được tất cả các bộ chính sử ghi chép lại.

Vua Trần Dụ Tông cho xây thêm nhiều cung điện ở hậu cung, suốt ngày nghe đàn hát tuồng chèo, cùng các vương hầu, công chúa dùng yến tiệc cùng hát tuồng cho vui.

Luật pháp nhà Trần rất nghiêm khắc với tội đáɴʜ ʙạᴄ nhưng vua Trần Dụ Tông lại thích trò này, cho gọi đám nhà giàu vào cùng cùng mình chơi ʙạᴄ. Vua quan mê đáɴʜ ʙạᴄ, thú chơi này cũng lan ra ngoài cung đình tiến vào dân chúng.

Cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi chép lại nhận xét của sử gia Phan Phu Tiên rằng: “Trần Dụ Tông công nhiên làm bậy, gọi những nhà giàu vào cung đáɴʜ ʙạᴄ, rồi sau người trong nước bắt chước cái dở ấy, không thể ngăn cấm được nữa. Cuối cùng vì tệ đáɴʜ ʙạᴄ mà mất nước”.

Vua Trần Dụ Tông ăn chơi ngông cuồng, Đại Việt Sử ký Toàn thư chép lại một sự kiện vào năm 1363 như sau:

“Mùa đông, tháng 10, đào hồ ở vườn ngự trong hậu cung. Trong hồ xếp đá làm núi, bốn mạch đều khai ngòi cho chảy thông nhau. Trên bờ hồ trồng thông, tre và các thứ hoa thơm cỏ lạ. Lại nuôi chim quý, thú lạ trong đó. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế. Lại gọi tên điện là điện Lạc Thanh, tên hồ là hồ Lạc Thanh. Lại đào một hồ nhỏ khác. Sai người Hải Đông chở nước mặn chứa vào đó, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá nuôi ở trong hồ. Lại sai người Hóa Châu chở cá sấu đến thả vào đó. Lại có hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ. Đặt chức khách đô để trông coi.”

Sách Việt sử tiêu án bình luận rằng: “Chứa nước mặn, nuôi cá sấu lại là kỳ tưởng; vua Tùy Dưỡng Đế, Tống Huy Tông cũng có núi, có biển nhưng không được cái chân thú này như Vua.”

Sứ thần phương bắc chứng kiến cảnh ăn chơi của vua Trần Dụ Tông thì nói rằng: “Thói ăn chơi của Trần Dụ Tông ngay cả hoàng đế phương Bắc cũng không sánh kịp.”

Đại Việt Sử ký Toàn thư còn chép, tháng 6/1366, “Vua đến chơi hương Mễ Sở. Mễ Sở là nơi ở của Thiếu úy Trần Ngô Lang. Vua đi thuyền nhỏ đến nhà ông, tới canh 3 mới về kinh. Thuyền đi đến sông Chử Gia bị mất tr.ộ.m ấn báu và ᴋɪếᴍ báu.”

Vua Trần Dụ Tông suốt ngày say mê ʀượᴜ chè, lại cho tìm ai uống ʀượᴜ giỏi đưa vào cung để mọi người cùng thi uống ʀượᴜ, ai thắng cuộc được ban thưởng, cho các quan tỷ thí với nhau bằng ʀượᴜ, ai thắng sẽ được thăng chức.

Lắm kẻ tận dụng cơ hội này để thăng quan chức. Đại Việt Sử ký Toàn thư có chép sự kiện “mùa hạ, tháng 4, gọi Cánh chưởng phụng cung Vĩnh An là Bùi Khoan cùng uống ʀượᴜ. Khoan lập mẹo uống vờ hết 100 thăng ʀượᴜ, được thưởng tước 2 tư (thăng 2 cấp).”

Bấy giờ trong nước hạn hán mất mùa liên tục khiến dân đói kém, nhưng Vua để cho các hào phú bỏ thóc cho dân rồi phong thưởng chức tước cho họ, chứ không có biện pháp đắp đê, làm thủy lợi. Bởi vì cách làm này mà dân chúng khốn khổ, l.o.ạ.n lạc nổi lên khắp nơi.

Chu Văn An dâng “thất trảm sớ” xin ᴄʜéᴍ 7 kẻ gian thần, tuy nhiên Vua Trần Dụ Tông không nghe theo. Nhận thấy cố công vô ích, Chu Văn An liền từ quan về Chí Linh dạy học. Chu Văn An có những trò giỏi làm quan đầu triều như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh vẫn phụng sự cho nhà Trần, nhưng “tôi hiền” không gặp được “Vua sáng” nên không có đất dụng võ, ôm hòai bão làm nhiều đều có ích cho Xã Tắc nhưng không làm được.

Vì suốt ngày chỉ lo chơi bời, vua Trần Dụ Tông mất năm 1369 khi mới có 33 tuổi. Thời kỳ vua Trần Dụ Tông đánh dấu sự suy sụp của nhà Trần, sau đó nhà Trần ngày càng suy yếu và mất về tay nhà Hồ chỉ vài đời Vua sau đó.