Không phải Tuân Úc, Quách Gia, Trình Dục hay Tuân Du, vị chiến lược gia này đã gợi ý cho Tào Tháo chiến lược mang tính đột phá, giúp Tào tháo dựng nghiệp lớn thời Tam quốc.
Theo trang mạng TimeTW, “Phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu” là chiến lược mấu chốt giúp Tào Tháo dựng nghiệp lớn.
Ý nghĩa của sách lược này được các học giả Trung Quốc đánh giá không hề thua kém “Long Trung đối sách” mà Gia Cát Lượng vạch ra cho Lưu Bị.
Nhưng vị chiến lược gia nào đã vạch ra kế sách mang tính đột phá này cho Tào Tháo? Những người đọc tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có thể nghĩ ngay đến Tuân Úc, Quách Gia, Trình Dục hay Tuân Du.
Khai quốc công thần Tào Ngụy
Cuốn Tam quốc chí của Trần Thọ đã nêu rõ việc Mao Giới, công thần khai quốc nhà Tào Ngụy, là người đề xướng sách lược “phụng Thiên tử dĩ lệnh bất thần” (bảo vệ thiên tử, 𝚝𝚛𝚞̛̀𝚗𝚐 𝚙𝚑𝚊̣𝚝 𝚔𝚎̉ không phục tùng). Đây cũng là cống hiến lớn nhất của Mao Giới.
Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa không tập trung vào nhân vật này cũng như các vị quân sư nổi tiếng khác phục vụ cho Tào Tháo. Mao Giới chỉ để lại ấn tượng khi xuất hiện bên cạnh đại tướng Vu Cấm, đảm nhiệm chức Thủy sư Đô đốc của thủy quân Tào Tháo trong đại chiến Xích Bích sau khi Thái Mạo, Trương Doãn 𝚋𝚒̣ 𝚐𝚒𝚎̂́𝚝 𝚘𝚊𝚗.
Mao Giới tự Hiếu Tiên, người huyện Bình Khâu, quận Trần Lưu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Thời trẻ Mao Giới làm huyện lại, vì thanh liêm công chính nên ông được ngợi khen.
Chân dung Mao Giới.
Khi Trung Nguyên đ𝚊̣𝚒 𝚕𝚘𝚊̣𝚗, Mao Giới định đến Kinh Châu nhưng ông nghe Châu mục Kinh Châu là Lưu Biểu, người tầm thường, nên ông đi đến huyện Lỗ Dương. Trong thời gian này, Mao Giới gặp Tào Tháo, được Tào Tháo giao cho chức quan nhỏ.
Biết được Tào Tháo muốn 𝚖𝚞̛𝚞 𝚝𝚒́𝚗𝚑 𝚝𝚛𝚒̣ 𝚝𝚑𝚒𝚎̂𝚗 𝚑𝚊̣ nhưng thực lực vẫn kém hơn Viên Thiệu, Lưu Biểu, Mao Giới mới khuyên: “Nay thiên hạ tan lở chia lìa, quốc chủ bị di dời, sinh dân bỏ nghiệp, mất mùa đói kém 𝚕𝚞̛𝚞 𝚟𝚘𝚗𝚐, kho của ngài không năm nào có của tích trữ, trăm họ không có chí an cư, khó mà giữ được lâu”.
“Nay Viên Thiệu, Lưu Biểu, tuy sĩ dân đông đảo cường thịnh, đều không lo tính đường xa, chưa gây dựng được cái gốc rễ nền móng. Kẻ dấy binh có chính nghĩa thì thắng, giữ được địa vị bởi có tài lực, nên phụng mệnh thiên tử để ra lệnh cho kẻ không làm thần tử, chấn chỉnh việc canh tác lương thực, tích trữ quân nhu của cải, như thế thì cái nghiệp bá vương có thể thành vậy”, Mao Giới nói với Tào Tháo.
Khi đó, các mưu sĩ của Viên Thiệu cũng bàn về 𝚖𝚞̛𝚞 𝚝𝚒́𝚗𝚑 thiên hạ. Thư Thụ đề nghị “hiệp thiên tử nhi lệnh chư hầu” (lợi dụng thiên tử để sai khiến chư hầu), còn Mao Giới chủ trương “phụng Thiên tử dĩ lệnh bất thần”.
“Phụng” có nghĩa và vâng lệnh Hoàng đế Hán triều chứ không “phò tá”, còn”bất thần” là để chỉ những kẻ không tôn trọng Hán thất.
Hai chủ trương giống nhau nhưng cách làm hoàn toàn khác nhau. Các sử gia Trung Quốc sau này đều đồng tình rằng Mao Giới đã nói đúng, vì “binh nghĩa giả thắng” (dấy binh vì nghĩa thì thắng).
Tào Tháo nghe lời “tư vấn” của Mao Giới thì vô cùng hài lòng, lập tức phong ông làm Mạc Phủ công tào. Ông trở thành người đứng đầu Mạc Phủ (nội các) của Tào Tháo.
Công tư phân minh
Mao Giới nổi tiếng là người trọng đạo đức, chấp pháp nghiêm minh. Năm 196, Tào Tháo đưa Hán Hiến Đế về Hứa Xương, làm Tư không rồi trở thành Thừa tướng.
Mao Giới nhận chức Đông Tào Duyện, cùng Thôi Diễm phụ trách việc tuyển lựa quan lại. Có thể nói, công tác nhân sự luôn là yếu tố quan trọng trong bất cứ thời kỳ nào.
Mao Giới được đánh giá là khai quốc công thần Tào Ngụy.
Mao Giới chọn người không vì danh tiếng, quan hệ hay tiền bạc. Ông luôn cho rằng, người mình tiến cử phải thanh liêm chính trực, nếu có hành vi bất chính thì dù là người có danh vọng cũng không đủ tư cách.
Ngay cả con trai Tào Tháo, Tào Phi muốn Mao Giới đưa người của mình vào cũng không được chấp thuận. “Người công tử tiến cử không đủ tư cách, hạ quan không thể tuân mệnh”, Mao Giới thẳng thắn nói.
Chính vì tính tình chính trực mà Mao Giới làm mất lòng nhiều người. Khi Tào Tháo muốn 𝚝𝚑𝚊𝚗𝚑 𝚕𝚘̣𝚌 𝚚𝚞𝚊𝚗 𝚌𝚑𝚞̛́𝚌, nhiều người đề nghị giải thể Đông Tào, cơ quan Mao Giới phụ trách.
May mắn rằng, Tào Tháo đã hiểu vấn đề khi nói: “Mặt trời mọc từ đằng Đông, mặt trăng khi tròn nhất cũng ở phía Đông. Mọi người khi nói phương hướng cũng nhắc đến phía Đông trước, vậy tại sao phải giải thể Đông Tào?”.
Điểm mạnh khác của Mao Giới là sự thanh cao và trung thực. Ông giữ vị trí cao trong 𝚌𝚑𝚒́𝚗𝚑 𝚚𝚞𝚢𝚎̂̀𝚗 Tào Ngụy nhưng thường ăn mặc bình dân, ăn gạo thường, tiền bạc có được hầu hết đều đem từ thiện, trong nhà không tích trữ của cải mấy.
Tào Tháo từng khen ngợi Mao Giới: “Biết lấy thân làm gương, dùng tiêu chuẩn liêm khiết chọn người, khiến ta rất yên lòng”.
Sau khi Tào Tháo 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚖 Liễu Thành và chia chiến lợi phẩm, ông tặng cho Mao Giới một bộ bình phong và bình kỷ. Tào Tháo vốn yêu chuộng nghệ thuật và cuộc sống, những bức họa trứ danh như Xuân Cung Đồ đều được ông giữ lại cho bản thân.
Sợ Mao Giới không nhận nên Tào Tháo phải nói thêm: “Lão Mao có tác phong của cổ nhân, nên ta mới tặng ông những món đồ này”.
Khi nhận ra Tào Tháo có ý lập Tào Thực làm người thừa kế, Mao đã lập tức can ngăn, thậm chí 𝚌𝚑𝚒̉ 𝚝𝚛𝚒́𝚌𝚑 việc phế trưởng lập ấu
Trên thực tế, hành động của Mao Giới không khác nào đứng ra nói tốt cho Tào Phi, mặc dù ông không có ý định đó. Trong cuộc họp với các cận thần, Tào Tháo công khai nói: “Mao Giới chính là Chu Xương (Hán triều khai quốc công thần) của ta đó”.
Kết cục 𝚋𝚒 𝚝𝚑𝚊̉𝚖
Mao Giới nhận lấy kết cục 𝚋𝚒 𝚝𝚑𝚊̉𝚖 bởi tính tình cương trực của mình.
Mặc dù được Tào Tháo hết mức tin tưởng, nhưng cuối cùng Mao Giới lại có kết cục 𝚋𝚒 𝚝𝚑𝚊̉𝚖 bởi tính tình cương trực của mình.
Sự việc được cho là xuất phát từ mối quan hệ giữa Mao Giới và Thôi Diễm. Bị 𝚔𝚎̉ 𝚡𝚊̂́𝚞 𝚝𝚘̂́ 𝚌𝚊́𝚘 Thôi Diễm là người ngáng đường họ Tào trong việc 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚖 𝚗𝚐𝚘̂𝚒 nhà Hán, Tào Tháo liền ra 𝚕𝚎̣̂𝚗𝚑 𝚡𝚞̛̉ 𝚝𝚞̛̉ Thôi Diễm.
Trong khi đó, Thôi Diễm và Mao Giới có quan hệ rất tốt. Cái 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 chóng vánh của Thôi Diễm có thể đã khiến cho Mao Giới cảm thấy 𝚋𝚊̂́𝚝 𝚖𝚊̃𝚗.
Sử sách Trung Quốc chép lại, “Mao Giới ra đường thấy những kẻ 𝚙𝚑𝚊̉𝚗 𝚕𝚘𝚊̣𝚗 bị thích chữ lên mặt, vợ con bị đưa vào nhà quan làm nô tì”, bèn nói, “’Trời không làm mưa chính vì cách làm này của 𝚝𝚛𝚒𝚎̂̀𝚞 đ𝚒̀𝚗𝚑 đó”.
Câu nói cảm thán của ông không ngờ lọt vào tai những 𝚔𝚎̉ 𝚐𝚑𝚎𝚗 𝚐𝚑𝚎́𝚝, khiến Tào Tháo nổi giận, ra lệnh 𝚋𝚊̆́𝚝 𝚐𝚒𝚊𝚖 Mao Giới.
Có quan điểm cho rằng, việc Mao Giới 𝚋𝚊̂́𝚝 𝚖𝚊̃𝚗 𝚟𝚘̛́𝚒 𝚌𝚊́𝚒 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 của Thôi Diễm cộng thêm tính cách cương trực của ông khiến Tào Tháo tin vào những lời đồn đại.
Bản thân Mao Giới không chấp nhận 𝚑𝚊̀𝚖 𝚘𝚊𝚗, ông quyết liệt bào chữa cho mình. Cuối cùng, Tào Tháo dường như đã nhận ra sai lầm.
Nhưng đường đường là Thừa tướng, Ngụy vương không thể “xuống nước”. Tào Tháo tha cho Mao Giới 𝚝𝚘̣̂𝚒 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 nhưng ra lệnh cách chức ông.
Mao Giới lui về ở ẩn và 𝚚𝚞𝚊 đ𝚘̛̀𝚒 không lâu sau đó. Nghe tin Mao Giới 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝, Tào Tháo ban cho ông áo quan, tiền, lụa, phong cho con trai ông là Mao Cơ làm Lang trung, như một cách để “bù đắp” sai lầm xưa.