Thục Hán đã có thể sở hữu Thất Hổ tướng, nhưng đáng tiếc vì vài nguyên nhân bất khả kháng, mà Lưu Bị đã bỏ lỡ 2 tướng tài này.
Nói đến các tướng lĩnh đi theo Lưu Bị, đầu tiên phải kể đến Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và về sau còn có hai nhân vật khác để làm nên “Ngũ hổ thượng tướng” nổi tiếng Thục quốc.

Quan Vũ và Trương Phi là hai nhân vật đã theo Lưu Bị đầu tiên, từ khi Lưu Bị 𝚔𝚑𝚘̛̉𝚒 𝚋𝚒𝚗𝚑 họ đã cùng ông kề vai sát cánh, luôn hết mực trung thành. Từ những ngày đầu Lưu Bị bước trên con đường sứ mệnh của mình, ông đều có hai người họ theo cùng, có thể nói họ là những công thần bậc nhất của nước Thục.
Hình ảnh ba huynh đệ Lưu Bị – Quan Vũ- Trương Phi trên phim.

Về sau, đi theo Lưu Bị còn có Triệu Vân, có thể nói trong nước Thục, tiếng tăm của Triệu Vân chỉ đứng sau Quan Vũ và Trương Phi.

Vậy hai vị tướng lĩnh mà Lưu Bị để lỡ mất là ai?

Khiên Chiêu

Tuy trong”Tam Quốc diễn nghĩa” Khiên Chiêu không hề có tiếng tăm gì, nhưng trong chính sử, đây lại là nhân vật có thể xếp ngang hàng với ngũ hổ tướng. Khi Đó, Khiên Chiêu đang là học trò của Lạc Ẩn.

Lạc Ẩn là ai? Ông là quân sư của đại tướng quân Hà Tiến. Do vậy Khiên Chiêu cũng coi như đã gặp được vô số những anh hùng hào kiệt ở Lạc Dương, cũng luôn tự đề cao bản thân giống như Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh.

Sau khi Hà Tiến 𝚋𝚒̣ 𝚜𝚊́𝚝 𝚑𝚊̣𝚒, Lạc Ẩn 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 𝚝𝚛𝚘𝚗𝚐 𝚕𝚘𝚊̣𝚗 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚗, Khiên Chiêu chỉ còn bước trở về U Châu nương nhờ Công Tôn Toản, còn khi đó, Lưu Bị ở U Châu đã có vị thế cao. Khiên Chiêu lẽ ra đã có thể kết giao với Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Tuy nhiên, U Châu là địa bàn của Công Tôn Toản, Lưu Bị chỉ là chức Huyện lệnh, là cấp dưới của Công Tôn Toản, nên không dám bộc lộ 𝚍𝚊̃ 𝚝𝚊̂𝚖 của mình.

Khiên Chiêu cũng rất nhiều lần tỏ ra hảo ý với Lưu Bị, nhưng Lưu Bị lại lo lắng Công Tôn Toản 𝚑𝚘𝚊̀𝚒 𝚗𝚐𝚑𝚒. Có một lần, vì muốn xóa tan nghi ngờ của Lưu Bị với mình, Khiên Chiêu thẳng thắn bày tỏ muốn trung thành với Lưu Bị, nhưng như vậy càng khiến Lưu Bị lo lắng hơn, từ đó khước từ Khiên Chiêu. Tuy nhiên việc từ chối này không hoàn toàn triệt để từ bỏ Khiên Chiêu, chỉ đến khi rời khỏi Công Tôn Toản ông mới quyết định dứt khoát và thay vào đó là chọn lựa Triệu Vân.

Khiên Chiêu sau này lần lượt nương nhờ vào Viên Thiệu và Tào Tháo, chiến công của ông chủ yếu là đối ngoại, vì sự tồn tại của ông mà ba vương quốc 𝚝𝚛𝚊𝚗𝚑 𝚐𝚒𝚊̀𝚗𝚑 𝚚𝚞𝚢𝚎̂̀𝚗 𝚋𝚊́ 𝚌𝚑𝚞̉. Khi Trung Nguyên trở nên 𝚑𝚘̂̃𝚗 𝚕𝚘𝚊̣𝚗, mục dân phía bắc cũng không dám dòm ngó đến mảnh đất này. Khiên Chiêu ba lần tham gia vào ba 𝚌𝚞𝚘̣̂𝚌 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚗 𝚌𝚑𝚘̂́𝚗𝚐 𝚕𝚊̣𝚒 người Tiên Ti, hoàn toàn 𝚝𝚒𝚎̂𝚞 𝚍𝚒𝚎̣̂𝚝 Hung Nô, giúp tam quốc đứng vững, giúp Ngụy không bị phương bắc 𝚡𝚊̂𝚖 𝚕𝚞̛𝚘̛̣𝚌 và tập trung đối phó với Thục Ngô.

Điền Dự

Điền Dự cũng đến từ U Châu, cũng là thuộc hạ của Công Tôn Toản. Số phận của Điền Dự cũng giống như Khiên Chiêu, phụ thuộc vào Viên Thiệu và Tào Tháo, sau đó còn nhận nhiệm vụ quan trọng là tiếp quản nhiệm vụ của Khiên Chiêu 𝚌𝚑𝚘̂́𝚗𝚐 𝚕𝚊̣𝚒 mục dân phương bắc.

Tào Tháo tiến về phía bắc 𝚌𝚑𝚒𝚗𝚑 𝚙𝚑𝚞̣𝚌 Ô Hoàn, khiến cho Ô Hoàn phải quy thuận. Sau đó, lại tiến xuống phía nam đ𝚊́𝚗𝚑 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚖 Đông Ngô, đ𝚊́𝚗𝚑 𝚋𝚊̣𝚒 Đông Ngô nhiều lần.

Hình ảnh nhân vật Điền Dự trên phim.

Điền Dự đã biết đến Lưu Bị, Quan Vũ, Trương phi từ nhỏ, khi ấy Điền Dự còn nhỏ tuổi, chú của ông Vương Môn là bộ tướng của Công Tôn Toản. Vương Môn có quan hệ tốt với Quan Vũ, Trương Phi, do đó Điền Dự từ nhỏ đã ngưỡng mộ lưu Bị, hi vọng lớn lên sẽ được theo Lưu Bị bôn ba thiên hạ, đáng tiếc, khi Lưu Bị rời khỏi Công Tôn Toản, Điền Dự vẫn là cậu bé, khi lớn lên Lưu Bị đã rời đi.

Ngũ hổ tướng của Lưu Bị vang danh khắp thiên hạ. Nhưng nếu thu nạp thêm được Khiên Chiêu và Điền Dự, có lẽ ông sẽ đ𝚊́𝚗𝚑 𝚋𝚊̣𝚒 được Tào Tháo. Hoặc có thể sau khi tiến quân vào Ích Châu, sẽ giữ được Kinh Châu, mà không xảy ra việc Quan Vũ sơ ý để mất Kinh Châu như vậy. Hoặc giả sử Gia Cát Lượng còn có thể 𝚌𝚑𝚒𝚗𝚑 𝚙𝚑𝚊̣𝚝 được cả Kinh Châu, Ích Châu?

Kết luận:

Ngay cả khi tài năng của họ dưới thời Lưu Bị không bộc lộ. Nhưng một Điền Dự dù trẻ tuổi biết đâu cũng giúp ích rất nhiều cho Gia Cát Lượng trong việc Bắc phạt, để không xuất hiện cảnh tượng sau này.

Thời kì những nhân tài Thục quốc rơi vào cảnh điêu linh, không còn chốn để bộc lộ bản thân. Điền Dự và Khiên Chiêu đều là những người có thể sánh ngang và kết hợp tốt với Ngũ hổ tướng.

Tuy nhiên họ lại không đóng góp cho nước Thục. Có thể nói đây là bất hạnh của Lưu Bị và bất hạnh của Thục Hán, nhưng lại là vận may lớn của Ngụy và Tào Tháo.