Số ca mắc tăng cao kỷ lục khiến trung tâm tài chính của Trung Quốc bị phong tỏa, đᴇ ᴅọᴀ tàn phá nền kinh tế đại lục và phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã rất căng thẳng.
“Tình hình rất nghiệt ngã”, ông Gu Honghui, Giám đốc nhóm công tác kiểm soát dịch bệnh của Thượng Hải, cho biết.
Hôm 6/4, Thượng Hải công bố số ca mắc hàng ngày cao kỷ lục, với 16.766 trường hợp. So với các nước khác con số này vẫn ở mức thấp, nhưng đây là đợt bùng phát tồi tệ nhất ở Trung Quốc kể từ đầu đại dịch.
Các lệnh phong tỏa đã khiến nền kinh tế Trung Quốc bị trì trệ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Theo các nhà kinh tế, tình hình thậm chí sẽ còn tồi tệ hơn sau khi Thượng Hải phong tỏa toàn thành phố, đᴇ ᴅọᴀ đến sự hồi phục chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong khi đó, ở tỉnh Cát Lâm, chính sách Zero Covid-19 đang cản trở việc đảm bảo an ninh lương thực của Trung Quốc, vào thời điểm mà cuộc xung đột ở Ukraine vốn đã khiến giá cả tăng vọt.
đᴇ ᴅọᴀ an ninh lương thực
Trong những năm gần đây, Trung Quốc vốn đã đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngô và đậu tương nội địa. Quốc gia này đã trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới đối với hai sản phẩm này.
Tuy nhiên, khi x.ung đ.ột n.ổ ra ở Ukraine – một trong những nhà sản xuất lương thực lớn nhất thế giới – các doanh nghiệp Trung Quốc đã phải chuyển sang nhập khẩu ngũ cốc của Mỹ để thay thế nguồn cung từ Ukraine.
Các nhân viên mặc áo bảo hộ vận chuyển thực phẩm và nhu yếu phẩm cho cư dân địa phương vào ngày 5/4, khi Thượng Hải bị phong tỏa. Ảnh: AFP
An ninh lương thực của nước này càng bị đᴇ ᴅọᴀ khi thành phố Cát Lâm, khu vực trồng ngô lớn thứ hai Trung Quốc, áp lệnh phong tỏa trong những tuần qua. Nông dân địa phương không thể ra đồng và trồng trọt trong vụ mùa xuân, khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn.
Nhận thức được những rủi ro này, giới chức địa phương đã đặt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh và duy trì canh tác vào mùa xuân là hai ưu tiên hàng đầu. Họ phải đảm bảo rằng nông dân có thể trở về quê nhà để làm việc, và tiệp cận nguồn cung hạt giống cũng như phân bón kịp thời.
“Công việc đồng áng không đợi ai cả”, giới chức thành phố cho biết trong một tuyên bố trên Wechat hôm 4/4. Theo đó, nông dân có thể nộp đơn xin trở về nhà từ ngày 5/4, nếu đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định, bao gồm cả xét nghiệm âm tính và không tiếp xúc gần với ca nhiễm SARS-CoV-2.
Nguy cơ “nút thắt cổ chai”
Theo đánh giá của nhà kinh tế học Alex Holmes, công ty Capital Economics, cho đến nay, ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch ở Trung Quốc đối với các quốc gia khác ở châu Á vẫn tương đối nhỏ, nhưng “khả năng làm gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn là một rủi ro lớn và ngày càng tăng”.
“Làn sóng (dịch) hiện tại kéo dài càng lâu thì rủi ro càng lớn”, ông nói. “Sau nhiều tháng gián đoạn, chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã rất căng thẳng. Giờ đây, nhiều khả năng một nút thắt cổ chai (điểm nghẽn) nhỏ có thể gây ra hậu quả lớn”.
Người dân nhận hàng qua cổng một khu dân cư bị phong tỏa ở quận Tĩnh An, Thượng Hải vào ngày 5/4. Ảnh: AFP.
Hai năm gián đoạn vì đại dịch đã làm xáo trộn chuỗi cung ứng phức tạp của nền kinh tế toàn cầu, khiến giá hàng hóa, thực phẩm và hàng tiêu dùng tăng mạnh.
Cuộc xung đột ở Ukraine cũng khiến lạm phát tăng, đặc biệt là giá dầu và giá ngũ cốc. Và việc Trung Quốc tiếp tục phong tỏa có thể khiến tình hình tồi tệ hơn.
Nền kinh tế thế giới có thể đang trên bờ vực tiến tới một kỷ nguyên lạm phát mới, nơi người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với giá cả tăng cao liên tục và lãi suất tăng do sự suy giảm của toàn cầu hóa, Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Agustin Carstens nhận định.
Trong khi đó, Christian Roeloffs, người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của công ty ContainerxChange có trụ sở tại Hamburg (Đức), cho biết sự biến động của thị trường đã gây ra những bất ổn, dẫn đến sự chậm trễ và giảm năng lực của chuỗi cung ứng.
“Các cuộc phong tỏa ở Trung Quốc và xung đột Nga – Ukraine đã phá vỡ kỳ vọng phục hồi của chuỗi cung ứng, vốn đang vật lộn để bù đắp những hệ lụy từ sự gián đoạn trước đó”, ông nói.
Theo ông Roeloffs, sự gián đoạn do dịch Covid-19 gây ra và căng thẳng địa chính trị đã thúc đẩy các công ty tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào huyết mạch thương mại Mỹ – Trung, và tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.
“Chúng ta sẽ cần các chuỗi cung ứng linh hoạt hơn. Trong khi Trung – Mỹ vẫn có vai trò đáng kể, nhiều mạng lưới thương mại nhỏ hơn sẽ xuất hiện ở các nước khác như khu vực Đông Nam Á,…”, ông nói.
“Đây sẽ là một quá trình lâu dài và nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sẽ không thể giảm ngay bây giờ, nhưng tôi nghĩ rằng nó có thể không còn tăng nhiều nữa”, ông nhận định.
Nguồn: Zing