Đằng sau 84 tập phim được đầu tư hoành tráng của bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa thời bấy giờ là cả một ê-kip hùng hậu và những câu chuyện mà ít người biết đến.
Tam quốc diễn nghĩa, nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết về lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14, kể về thời kỳ ʜỗɴ ʟᴏạɴ Tam Quốc với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư.
Tác giả La Quán Trung đã đem những phần phong phú trong truyện Tam quốc mà nhân dân quần chúng và những nghệ nhân kể chuyện đã sáng tác ra, nâng cao lên thành một tác phẩm văn học lớn lao nổi tiếng. Tiểu thuyết này được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc.
Sau này tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa được chuyển thể thành phim. Bộ phim được lên ý tưởng từ năm 1989, nhưng phải mất 5 năm mới hoàn thành và cho ra mắt khán giả. Đây được đánh giá là một trong những bộ phim có thời gian quay lâu nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc.
Đây là phim truyền hình để lại ấn tượng sâu đậm với khán giả. Tác phẩm được đánh giá thể hiện thành công làm sống dậy một giai đoạn lịch sử.
Bộ phim lấy bối cảnh lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc, 84 tập phim Tam quốc diễn nghĩa đã mô tả lại số phận của những nhân vật lịch sử nổi tiếng như Tào Tháo, Lưu Bị, Gia Cát Lượng cùng các trận đánh khốc liệt có quy mô lớn như Trận Xích Bích, Trận Hào Đình.
Tam Quốc Diễn Nghĩa đã phải thuê tổng cộng trên dưới 400,000 diễn viên, 30,000 bộ phục trang và 60,000 đạo cụ, trong đó, rất nhiều diễn viên quần chúng đến từ lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc. Chỉ riêng cảnh quay trận đánh Xích Bích đã phải sử dụng 2,500 diễn viên quần chúng, 72 chiếc tàu, 125 lều bạt và hàng nghìn lá cờ.
Phim có 6 đạo diễn làm việc cùng 6 biên kịch. Diễn viên chính gồm Tôn Ngạn Quân, Đường Quốc Cường, Bào Quốc An, Ngô Hiểu Đông, Lục Thụ Minh, Lý Tĩnh Phi… Tổng kinh phí đầu tư cho sản phẩm là 170 triệu nhân dân tệ (hơn 583 tỷ đồng). Ở thời điểm năm 1994, đây là bộ phim truyền hình có kinh phí đầu tư lớn nhất Trung Quốc.
Tất cả những cảnh quay chiến trận đều là cảnh thực (do khi đó chưa có kỹ xảo vi tính). Nội dung phim được xây dựng tuyệt đối trung thành với nguyên tác tiểu thuyết, coi triều Thục Hán là chính thống, Lưu Bị là vị hoàng đế chân chính, Tào Tháo và nhà Tào Ngụy là phản nghịch.
Bộ phim khắc họa thành công những nhân vật mang tính hình tượng cao, hóa thân hoàn toàn vào nhân vật. Những vai diễn chính yếu như Lưu Bị của Tôn Ngạn Quân, Gia Cát Lượng của Đường Quốc Cường, Quan Vũ của Lục Thụ Minh, Trương Phi của Lý Tính Phi, Tào Tháo của Bào Quốc An… đều toát ra thần thái, tính cách đúng như nguyên tác mô tả, khiến khán giả ghi nhớ sâu đậm. Diễn viên Bào Quốc An với vai diễn Tào Tháo đã giành được giải Kim ưng cho diễn viên phim truyền hình xuất sắc nhất năm đó.
Những yếu tố như phục trang âm nhạc, chế tác đều thực hiện nghiêm khắc để đảm bảo sát nguyên tác và tôn trọng lịch sử. Đặc biệt để chuẩn bị cho trận đại chiến Xích Bích hoành tráng, trước đó một năm tổ sản xuất đã tổng động viên mọi mặt. Chỉ đạo mỹ thuật Tào Bân đã trả lời trong một buổi phỏng vấn: “Lúc ấy, lãnh đạo nói với chúng tôi phải quay một đại cảnh khiến cho 20 năm sau không ai dám làm lại Tam quốc”.
Đại cảnh hoành tráng trong Tam quốc diễn nghĩa năm 1994.
Đầu tiên, đoàn làm phim thiết kế ngoại cảnh, xây dựng thủy trại với 72 chiến thuyền, 125 lều trại, 6 kho lương thực, hàng nghìn cây cờ hiệu, tất cả chỉ cần một mồi l.ửa là mất hết. Bên cạnh đó còn có 9 máy quay luôn sẵn sàng, cùng với 2.300 diễn viên quần chúng tham dự.
“Yêu cầu của đoàn phim là phải làm sao thể hiện được sự hoành tráng của trận chiến, khiến khán giả cảm nhận được bề dày lịch sử thể hiện trong Tam Quốc”, biên kịch Lưu Thư Lượng cho biết.
Trận h.ỏa th.iêu Xích Bích diễn ra khi ba nước đang hình thành thế chân vạc. Vì vậy, các đạo diễn quyết định phải đầu tư cảnh quay trên không.
“Chúng tôi hy vọng sẽ quay được cảnh rộng đầy đủ cho thấy quân Tào tan tác trong nháy mắt, thiên binh vạn mã chôn vùi trong biển l.ửa”, biên kịch kể. Tất nhiên lúc đó không có các loại flycam hiện đại nên muốn quay trên không họ phải dùng trực thăng, chi phí mất 180.000 NDT.
Do phần lớn kính phí đều được rót vào việc dựng bối cảnh và chuẩn bị phục trang, đạo cụ, nên cát – xê của các diễn viên rất thấp. Thu nhập bình quân của cả đoàn là 150 nhân dân tệ 1 tập (khoảng 500.000 đồng), trong đó đạo diễn và các diễn viên chính như Đường Quốc Cường, Bào Quốc An,… sẽ được nhỉnh hơn một chút là 225 nhân dân tệ (khoảng 790.000 đồng).
Để hoàn thành bộ phim, các thành viên trong đoàn phải ăn ở kham khổ trên phim trường, có nhiều người 1-2 năm không về nhà, nhưng không ai kêu ca phàn nàn mà đều đồng lòng xây dựng nên bộ phim. Biên kịch Lưu Thư Lượng chia sẻ: “Ngày đó chúng tôi quay mỗi cảnh đều rất dụng tâm, mong muốn khán giả có thể qua ngôn ngữ điện ảnh sống trong mỗi cảnh phim. Hiện nay, dù kỹ thuật tiên tiến hơn, nhưng sao khán giả vẫn yêu thích những bộ phim ngày xưa. Vấn đề chính là ở cái tâm người làm phim”.
Tuy nhiên, trong quá trình ghi hình vẫn xảy ra sự cố. Do lửa quá mạnh, khói đen dày đặc nên đã che phủ toàn bộ cảnh bên dưới, khiến camera không thể quay được gì. Cơ trưởng và phi hành đoàn khi đó khá nhanh trí, cho máy bay lượn một vòng rồi lại quay lại, cứ như vậy quay 3 lần, liền có được những thước phim như ý.
Sau khi bộ phim đóng máy, có người từ Thái Lan tới tìm Tổng chủ nhiệm Nhậm Đại Huệ để bàn bạc mua bản quyền, cuối cùng hai bên thống nhất với giá 6.000 USD một tập (khoảng 21 triệu đồng).
Ngoài ra, bản quyền bộ phim còn được chuyển nhượng cho Nhật Bản với giá 15.000 USD 1 tập (khoảng 52 triệu đồng), ba năm sẽ phát sóng hai lần. Sau ba năm, phía Nhật Bản lại liên lạc lại với nhà sản xuất và ngỏ ý tiếp tục phát sóng lần 3 khiến cả ê – kíp đều ngỡ ngàng.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” được Thái Lan mua bản quyền phát sóng
Trong mảng âm nhạc, đoàn làm phim đã mời nữ nhạc sĩ Cốc Kiến Phân sáng tác ca khúc Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông, bản nhạc phim kinh điển sống mãi tới bây giờ. Ca khúc vang lên chứa đựng những tâm tư bi tráng, hào hùng của những hảo hán danh tiếng lẫy lừng ghi danh sử sách như Lưu Bị, Quan Vũ, Tào Tháo, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng… khiến không khí toàn trường quay đều hưng phấn. Thực chất, Cốc Kiến Phân đã phải hợp tác với 4 nhạc sĩ khác mới có thể sáng tác ra ca khúc này.
Sau 4 năm thực hiện, Tam quốc diễn nghĩa đã phát sóng vào năm 1994 và được đông đảo công chúng Trung Quốc và các nước châu Á yêu thích. Phim đã giành Giải Kim Ưng cho phim truyền hình Trung Quốc hay nhất năm 1995. Năm 2008, bộ phim được bình chọn là một trong 30 bộ phim truyền hình có sức ảnh hưởng lớn nhất trong suốt 30 năm phim truyền hình Trung Quốc (tính từ năm 1978).
Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, bộ phim vẫn được hoàn thành khá thuận lợi và thành công ngoài mong đợi. Cho tới nay, mỗi lần tái ngộ, các diễn viên và ê – kíp phim vẫn nhắc lại những câu chuyện này và coi đó là những kỷ niệm đẹp trong suốt 5 năm gắn bó.