Quách Gia và Gia Cát Lượng đều là hai mưu sĩ hàng đầu thời Tam quốc với thân thế và sự nghiệp rất khác nhau và luôn tạo nên chủ đề 𝚝𝚛𝚊𝚗𝚑 𝚌𝚊̃𝚒 không dứt đối với những người yêu Tam quốc.
Gia Cát Lượng và Quách Gia trong phim
Nhắc tới những mưu sĩ nổi danh thời Tam Quốc ở Trung Hoa, người ta vẫn thường hay nói: “Quách Gia không 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝, Gia Cát không ra”. Thật trùng hợp là sau khi Quách Gia qua đời thì cũng là lúc Gia Cát Lượng nhận lời xuống núi phò tá Lưu Bị.
So với Quách Gia 𝚔𝚑𝚞𝚢𝚗𝚑 đ𝚊̉𝚘 thiên hạ trong 11 năm phục vụ Tào Tháo, Gia Cát Lượng có nhiều thời gian hơn, thậm chí còn lên được chức thừa tướng Thục Hán. Nhưng càng về sau, Gia Cát Lượng ngày càng thất bại khi không giải quyết được 𝚖𝚊̂𝚞 𝚝𝚑𝚞𝚊̂̃𝚗 với Đông Ngô, 6 lần Bắc phạt Tào Ngụy với kết cục tay trắng.
Đó là cơ sở để những người yêu Tam quốc luôn đặt câu hỏi rằng, nếu Quách Gia không mất sớm, liệu ông có thể vượt tài Gia Cát Lượng, giúp Tào Tháo thống nhất Trung Hoa hay không?
Có Quách Gia, Tào Tháo luôn chiến thắng
Nhắc đến công lao của Quách Gia, người ta hay nói về trận Quan Độ. Lực lượng Tào Tháo khi đó chỉ có 4 vạn đã đ𝚊́𝚗𝚑 𝚋𝚊̣𝚒 thế lực Viên Thiệu đông gấp 3 lần.
Tào Tháo sau khi thua trận Xích Bích, phải thốt lên rằng: “Quách Phụng Hiếu (Quách Gia) mà còn thì ta đâu đến nỗi này!”. Tào Tháo nói câu này vì trong những lúc cần đưa ra sách lược quyết định, Quách Gia luôn là người đúng đắn.
Tào Tháo ba lần đ𝚊́𝚗𝚑 Lã Bố, quân sĩ mỏi mệt, chuẩn bị rút lui. Quách Gia lại chủ trương tiếp tục đ𝚊́𝚗𝚑, khẳng định đã đ𝚊́𝚗𝚑 là tất thắng. Kết quả đúng như vậy, Lã Bố đ𝚊̣𝚒 𝚋𝚊̣𝚒, 𝚋𝚒̣ 𝚋𝚊̆́𝚝 𝚜𝚘̂́𝚗𝚐.
Tào Tháo luôn tiếc một điều rằng Quách Gia sớm qua đời.
Khi Tào Tháo chinh phạt Viên Đàm, Viên Thượng, các tướng chủ trương đ𝚊́𝚗𝚑 đến cùng chỉ một mình Quách Gia cất lời lui quân. Tào Tháo nghe theo và kết quả là anh em họ Viên “huynh đệ tương tàn”, Tào Tháo ngồi ngoài hưởng lợi.
Lại khi Tháo đ𝚊́𝚗𝚑 𝚗𝚑𝚊𝚞 với Viên Thiệu có người lo rằng Tôn Sách ở Giang Đông sẽ thừa cơ đ𝚊́𝚗𝚑 úp, Quách Gia nói không lo. Khi Tháo đ𝚊́𝚗𝚑 Ô Hoàn, có người lo rằng Lưu Biểu ở đất Kinh Châu sẽ đ𝚊́𝚗𝚑 lấy Hứa Đô, Quách Gia nói không có chuyện đó. Kết quả đều đúng như Quách Gia dự tính.
Về việc Quách Gia đoán việc như thần, báo Trung Quốc cho rằng Quách Gia đơn giản là đã “biết người, biết ta”, bởi vì đó là cơ sở để đ𝚊́𝚗𝚑 “trăm trận, trăm thắng”. Quách Gia hiểu rõ Viên Thiệu, nhìn thấu Lã Bố, Tôn Sách hay Lưu Biểu.
Tào Tháo đã từng có lời khen: “Quách Gia nhìn việc thời thế hay việc 𝚚𝚞𝚊̂𝚗 𝚜𝚞̛̣ đều tuyệt đối hơn người”, theo Qulishi. Nhưng cũng phải nói rằng chỉ có theo phò tá Tào Tháo, Quách Gia mới có thể đưa ra chiến lược đúng đắn. Gặp một kẻ vừa do dự, vừa bảo thủ tự cho mình là đúng, lại hay ghen ghét người hiền tài như Viên Thiệu thì dù thông minh tài trí như Quách Gia cũng không thể thành công.
Như vậy, có thể đánh giá rằng nếu Quách Gia sống lâu hơn, chắc chắn vị quân sư tài ba này sẽ tiếp tục giúp Tào Tháo chuyển bại thành thắng, từ đó thay đổi vận mệnh Tào Ngụy.
Gia Cát Lượng không để lại nhiều dấu ấn
Trái với Quách Gia yểu mệnh, Gia Cát Lượng có 28 năm để dựng cơ nghiệp. Nhưng phần lớn thời gian đó, Gia Cát Lượng chỉ ở hậu phương, không phải lo chuyện điều binh, khiển tướng.
Gia Cát Lượng ban đầu ghi dấu ấn bởi Long Trung Đối Sách, đề ra chiến lược giúp Lưu Bị trở thành một trong ba thế lực thời Tam quốc.
Gia Cát Lượng không đóng góp nhiều dấu ấn, sau này xuất quân đều thất bại.
Trong trận Xích Bích, Chu Du thống lĩnh liên quân, dùng 𝚔𝚎̂́ 𝚑𝚘̉𝚊 𝚌𝚘̂𝚗𝚐 đ𝚊́𝚗𝚑 bại quân Tào. Đến trận Giang Lăng (208-209), liên quân Tôn-Lưu do Chu Du và Lưu Bị dẫn đầu tiếp tục đẩy lùi Tào Nhân.
Trong hai trận chiến này, Gia Cát Lượng không tham gia về mặt 𝚚𝚞𝚊̂𝚗 𝚜𝚞̛̣, cũng không có bất kỳ một thành tích cầm quân nào, vai trò của ông chỉ là về ngoại giao và nội chính.
Những sự kiện thể hiện mưu trí của Gia Cát Lượng như “thuyền cỏ mượn tên”, gọi gió đông 𝚙𝚑𝚘́𝚗𝚐 𝚑𝚘̉𝚊, đặt phục binh ở hẻm Hoa Dung đón đầu Tào Tháo, thừa cơ nẫng tay trên chiếm cả Giang Lăng và Tương Dương khiến Chu Du 𝚑𝚘 𝚛𝚊 𝚖𝚊́𝚞, đều được tác giả La Quán Trung hư cấu.
Trong vai trò là thừa tướng, Gia Cát Lượng không khuyên được chủ công Lưu Bị. Kết quả là Lưu Bị thất bại nặng nề khi đem đại quân đ𝚊́𝚗𝚑 Ngô 𝚋𝚊́𝚘 𝚝𝚑𝚞̀ cho Quan Vũ.
Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa hư cấu việc Lưu Bị sai Mã Lương vẽ sơ đồ doanh trại, đem về hỏi Gia Cát Lượng. Lượng xem xong đoán Lưu Bị sẽ thất bại. Trên thực tế Mã Lương vẫn ở cùng Lưu Bị và 𝚌𝚑𝚎̂́𝚝 trong trận Di Lăng.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng bắt đầu phải lo cả chuyện 𝚚𝚞𝚊̂𝚗 𝚜𝚞̛̣. Gia Cát Lượng chỉ trong 7 năm đã 6 lần Bắc phạt, chỉ huy quân đội đ𝚊́𝚗𝚑 Tào Ngụy, khiến quốc lực suy kiệt mà không thu về bất cứ thành tựu nào.
Chính vì những lý do trên, nhiều người tin rằng Quách Gia còn có thể lập công vượt Gia Cát Lượng. Quách Gia cũng có thể là người được Tào Tháo giao trọng trách dạy dỗ con trai Tào Phi, chứ không phải Tư Mã Ý.
Cuối cùng, đối với những người yêu Tam quốc, viễn cảnh Quách Gia và Gia Cát Lượng cùng xuất hiện trên 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚗 𝚝𝚛𝚞̛𝚘̛̀𝚗𝚐 có thể sẽ để lại “những màn đấu trí” rất đáng chờ đợi.