Tầm ảnh hưởng của “Tam quốc diễn nghĩa” đối với xã hội vượt xa giá trị văn học của nó. “Tam quốc diễn nghĩa” là món ăn tinh thần mang đến cho độc giả những suy nghĩ phong phú, đa chiều.

Là một “món ăn tinh thần”, cách hành xử của các vị tướng trong “Tam quốc diễn nghĩa” đem đến cho cuộc sống của chúng ta những giá trị đáng để tham khảo, học hỏi.

Cho dù xuất thân thấp kém, thất bại nhiều lần hay tương lai mù mịt, các anh hùng trong Tam Quốc luôn dùng thái độ lạc quan để đối diện với khó khăn gian khổ.

Họ sử dụng những kinh nghiệm tích lũy của chính mình để nói với chúng ta rằng: Những người thông minh sẽ không bao giờ hỏi ba điều sau.

1. Không hỏi nguồn gốc, xuất thân

Trong thời kì Tam Quốc, Tào Tháo là người có năng lực mạnh nhất trong ba nhà “Ngụy Thục Ngô”.

Tuy nhiên, Tào Tháo lại xuất thân trong gia đình có ông nội là thái giám, cho nên ông không được mọi người xem trọng.

Một trong “Bảy người con của Kiến An” là Trần Lâm, trong bài hịch của mình đã mắng chửi Tào Tháo là: “Thứ hoạn quan, không có phẩm hạnh.”

Thời bấy giờ, xuất thân cao quý giống như thẻ thông hành trong xã hội, khiến cho người ta làm gì cũng dễ dàng.

Nhưng Tào Tháo lại không tin vào điều này, ông dùng hành động của mình để thách thức tất cả những định kiến ấy. Cuối cùng, ông đã đánh bại Viên Thiệu, thống nhất miền Bắc.

Ông dùng thực lực của bản thân chứng minh cho mọi người thấy thế nào gọi là “xuất thân không tạo nên anh hùng”.

Dựa vào kinh nghiệm từng trải của bản thân, ông hiểu sâu sắc tài năng của một người không phải do xuất thân của người đó quyết định.

Vì vậy, khi đang ở địa vị cao, ông đã nhiều lần thông báo chiêu mộ nhân tài, với chủ trương “chiêu mộ nhân tài không hạn chế theo một khuôn mẫu nào cả”.

Đối với ông mà nói, năng lực của một người không được quyết định bởi xuất thân của họ. Tài năng và học thức mới là thước đo một nhân tài.

Cũng nhờ cách chiêu tài không phân biệt nguồn gốc này, Tào Tháo đã lật đổ quan niệm chiêu tài truyền thống, giúp ông có được một sự nghiệp hiển hách.

Ở đời, có rất nhiều thứ do trời định. Cho dù bản thân có nỗ lực làm việc chăm chỉ đến đâu, bạn cũng chẳng thay đổi được hiện thực. Nhưng có một thứ chúng ta có thể làm, đó là thay đổi cách nhìn nhận sự việc, thay vì cứ tiếp tục lo lắng vô nghĩa, thì hãy dùng thái độ tích cực để đối diện với thực tại.

Bạn phải biết rằng giá trị của một con người không nằm ở xuất thân của họ, mà nằm ở những gì họ làm.

2. Không hỏi thành – bại

Trong thời Tam Quốc loạn lạc, có rất nhiều người đang ngày đêm cố gắng, nỗ lực gây dựng sự nghiệp.

Trong số đó, có một người tên là Lưu Bị.

Khi đó, Lưu Bị nghèo đến mức có thể nói ngoài ước mơ, ông chỉ có hai bàn tay trắng. So với Tào Tháo, Tôn Quyền, có thể nói Lưu Bị không có bất kì một chỗ dựa nào, tay trắng khởi nghiệp.

24 tuổi, Lưu Bị lần đầu tiên lập nghiệp. Cùng Quan Vũ và Trương Phi, họ gom hết đồ đạc trong nhà để tham gia khởi nghĩa Hoàng Cân, chiếm đóng được một huyện lệnh An Hỉ. Nhưng sau đó không bao lâu, ông để lại một bức thư rồi rời đi.

Năm 35 tuổi, ông khởi nghiệp lần thứ hai. Đào Khiêm do bệnh nặng, đem Từ Châu tặng không cho Lưu Bị. Không dễ gì ông mới có được một mảnh đất thuộc về riêng mình, nhưng cuối cùng vẫn bị Viên Thuật và Lã Bố bị cướp mất.

Năm 39 tuổi, ông khởi nghiệp lần thứ ba. Vừa mới bắt đầu, ông đã bị Tào Tháo dẫn quân đánh cho nhà tan cửa nát.

Năm 40 tuổi, ông khởi nghiệp lần thứ tư. Lúc này ông chỉ có hai bàn tay trắng, vì để sinh tồn bất đắc dĩ phải dựa vào Lưu Biểu. Lưu Biểu ngoài mặt thì luôn tỏ vẻ chào đón Lưu Bị, nhưng thực chất trong lòng lại tràn đầy nghi hoặc.


Cũng do thất bại nhiều lần, Lưu Bị bị ghẻ lạnh trong suốt tám năm. Nếu đổi là một người bình thường khác, tôi e rằng họ đã sớm bỏ cuộc từ lâu rồi. Nhưng ông là Lưu Bị, trong từ điển của ông không có hai từ “bỏ cuộc” .
Một Lưu Bị quật cường như thế cũng có những lúc mệt mỏi, đã có lúc ông nhìn vào phần thịt trên đùi đang dần hồi phục của mình mà khóc như một đứa trẻ.

Cũng có cả Lưu Bị của những lúc lười nhác, ông say mê nhìn ngắm vẻ đẹp như hoa như nguyệt của Tôn phu nhân, vui đến mức không muốn về nhà.

Nhưng Lưu Bị khóc xong thì lau nước mắt, ý chí kiên định không đổi. Sau mỗi lần thất bại, ông sẽ kiểm điểm lại bản thân và tiếp tục gây dựng sự nghiệp.

Năm 48 tuổi, Lưu Bị khởi nghiệp lần thứ năm. Trong 8 năm qua, ông ngày ngày cần mẫn đào tạo binh lính, cuối cùng nhờ vào trận Xích Bích năm ấy, bắt đầu hiện thực hoá con đường mơ ước của mình.

Lưu Bị dốc hết sức lực cả một đời mà vẫn không hoàn thành được ước mơ khôi phục đại nghiệp nhà Hán, nhưng cho dù có khó khăn và thất bại ra sao, ông cũng không để thành công hay thất bại nhất thời đó chi phối mình.

Sự cố chấp, sự điềm nhiên ấy, đủ để vỗ về một đời bôn ba của Lưu Bị.

Có người từng nói:”Có thành công thì ắt sẽ có thất bại. Đừng quá cưỡng cầu mọi thứ đều phải tốt, phải thành công”.

Mỗi một lần thất bại sẽ làm cho con người ta tăng thêm gánh nặng tâm lý, có những lúc gánh nặng trên vai nặng tới mức khiến bản thân dường như không thở được.

Nếu bạn quá ám ảnh về việc thành công hay thất bại, bạn sẽ chẳng bao giờ có được thành công.

Thay vì ngước nhìn hào quang của người khác, chi bằng tự tay thắp lên ngọn lửa của trái tim mình. Thành công cũng được mà thất bại được. Bất luận mọi chuyện có như thế nào đi chăng nữa bạn cũng phải học cách tích cực đối mặt với mọi thứ trong cuộc sống.

3. Không hỏi được – mất

Lựa chọn khó khăn nhất của đời người có lẽ là lựa chọn giữa được và mất.

Về điểm này, chúng ta có thể thấy khi nhìn vào Lỗ Túc.

Lỗ Túc sinh ra trong một gia đình khá giả, hay làm việc thiện giúp đỡ người khác. Thường ngày Lỗ Túc hay giao lưu kết bạn với các danh sĩ, điều này khiến ông thu về cho mình một “lượng fan” hùng hậu. Ngay một người kiêu ngạo như Chu Du cũng cảm phục trước tấm lòng hào sảng trượng nghĩa của Lỗ Túc.

Chu Du từng hỏi vay lương thực của Lỗ Túc, lúc đó trong nhà Lỗ Túc chỉ còn hai bồ lúa, nhưng ông sẵn sàng đưa cho Chu Du một bồ.

Trong thời đại loạn lạc đó, lương thực là thứ quan trọng hàng đầu. Lỗ Túc lại hào phóng cho đi như vậy, có thể thấy ông ấy không quá quan trọng lợi ích cá nhân.

Sau này, Chu Du tiến cử Lỗ Túc cho Tôn Quyền. Trước trận Xích Bích, các cố vấn dưới trướng Tôn Quyền đều chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà đồng loạt muốn đầu hàng trước Tào Tháo. Duy chỉ có Lỗ Túc là bác bỏ ý kiến ​​của mọi người. Ông nói với Tôn Quyền: “Dân chúng có thể đầu hàng trước Tào Tháo, nhưng tướng quân không thể. Nếu tôi đầu hàng trước Tào, tôi vẫn có thể làm quan. Nhưng nếu chủ công đầu hàng trước Tào Tháo, liệu chủ công còn có thể trị vì một phương được nữa không?”

Lời nói của Lỗ Túc khiến Tôn Quyền vô cùng cảm động. Ông hạ quyết tâm “cùng Lưu chống lại Tào”. Cuối cùng, ông đã giành chiến thắng trong trận chiến của Xích Bích.

Lỗ Túc khi hành động, bất luận là trên phương diện người hay sự việc đều nhìn vào đại cục mà suy nghĩ, không màng đến lợi ích cá nhân. Điều này cũng khiến ông trở thành thống lĩnh thứ hai mà Tôn Quyền tín nhiệm sau Chu Du. Ông được các đời sau ca tụng là “nhà thông thái thực thụ ở Giang Đông. ”

Chúng ta sống phải luôn nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật, làm việc thì phải luôn trên tinh thần cầu tiến hoàn thiện bản thân.

Đôi lúc, con người ta khó buông bỏ được giữa được và mất, nhưng cuộc sống được và mất luôn song hành với nhau. Đôi khi một cơn gió mát lại phải đánh đổi bởi cả một ánh trăng.

Đừng chỉ mãi lo được mất, chỉ cần bạn chăm chỉ, mọi nỗ lực đều được đền đáp xứng đáng.

4. Đỉnh cao của cuộc đời không phải là nhìn thấu bao nhiêu thứ, mà là xem nhẹ được bao nhiêu thứ

Thị phi thành bại, ngoảnh lại cũng chỉ là hư không.

Cuộc sống vốn nhỏ bé. Đừng sầu não vì những phiền muộn không đáng có, con người ắt sẽ tươi vui.

Xuất thân, thành bại hay được mất, không phải là những thứ chúng ta nên xem nhẹ sao?

Chỉ khi không quá quan trọng xuất thân, bạn mới có thể kiên định với khát vọng ban đầu của mình.

Chỉ khi bạn không quan trọng thành công hay thất bại, bạn mới có thể tự tin tiến về phía trước.

Chỉ khi bạn xem nhẹ thành quả và mất mát, bạn mới không phải hối tiếc về những thứ bạn làm.

Đời người, chỉ có học cách nhìn thoáng mọi thứ, bạn mới có thể sống một đời nhẹ nhõm, tự tại.