Đây là sự cố ng.hiêm tr.ọng, gây ảnh hưởng tới tài sản và công việc của nhiều người. Do đó, cơ quan chức năng cần sớm xác minh làm rõ sự việc để có hướng xử lý theo quy định của pháp luật.

Sáng 10/3, nhiều người dân đổ xăng tại Cây xăng Bình Xuyên (huyện Bình Giang, Hải Dương) nhưng sau đó không nổ được máy. Khi kiểm tra, họ phát hiện xăng có lẫn nước lã.

Đại diện cây xăng thừa nhận có 9 xe máy và 2 ôtô ch.ết máy do đổ phải xăng lẫn nước lã. Theo giải trình của giám đốc cửa hàng, do bể chứa xăng tại đây khi thiết kế bị thấp nên mưa xuống nước sẽ thấm và tràn vào khoang chứa dẫn tới tình trạng trên.

Sở Công Thương tỉnh Hải Dương sau đó đã niêm phong, ra quyết định đình chỉ hoạt động với cây xăng. Trong vụ việc này, chủ cửa hàng có thể phải chịu trách nhiệm ra sao?

Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp lý giải

Đây là sự cố ng.hiêm tr.ọng, gây ảnh hưởng tới tài sản và công việc của nhiều người. Do đó, cơ quan chức năng cần sớm xác minh làm rõ sự việc để có hướng xử lý theo quy định của pháp luật.

Lực lượng chức năng kiểm tra Cây xăng Bình Xuyên sau khi có phản ánh từ người dân. Ảnh: H.N.

Xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt, có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để đảm bảo an toàn phòng ch.ống ch.áy n.ổ, đảm bảo sự vận hành của các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc xăng lẫn nước lã bị bơm vào phương tiện là sự cố ng.uy h.iểm, có thể dẫn tới ch.ết máy, hỏng hóc, t.ai n.ạn hay các thiệt hại khác đối với chủ phương tiện. Do đó, cần làm rõ nguyên nhân dẫn tới sự cố này.

Dưới góc độ pháp lý, trước tiên, chủ cửa hàng sẽ có trách nhiệm bồi thường cho những khách hàng bị thiệt h.ại.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, trong mối quan hệ mua bán hàng hóa, bên nào có lỗi gây th.iệt h.ại cho bên kia thì phải bồi thường theo quy định. Trường hợp khách hàng nhận được xăng pha nước lã thì giao dịch đó được xác định là giao dịch hàng không đúng chất lượng.

Điều 445 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên bán có trách nhiệm bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán. Nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật của sản phẩm thì phải báo ngay cho bên bán và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt h.ại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, Điều 439 Bộ luật này cũng quy định bên bán có trách nhiệm giao tài sản đúng chủng loại cho bên mua. Trường hợp giao tài sản không đúng chủng loại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao lại tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt h.ại xảy ra.

Như vậy, do phía cây xăng đã không đảm bảo chất lượng sản phẩm và bán sản phẩm không đúng chủng loại theo yêu cầu của khách hàng, họ có trách nhiệm bồi thường thiệt h.ại xảy ra đối với chủ các phương tiện.

Dưới góc độ hình sự, trường hợp có căn cứ xác định việc xăng bị lẫn nước lã là do hành vi có chủ ý của lãnh đạo hoặc nhân viên cây xăng, cơ quan chức năng có thể kh.ởi t.ố vụ á.n hình sự về t.ội sản xuất, mua bán hàng giả hoặc tội l.ừa d.ối khách hàng, tùy thuộc từng hành vi, hậu quả cụ thể.

Trường hợp sự cố xảy ra do yếu tố khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của cửa hàng, đơn vị này sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, họ có thể bị xử phạt hành chính về hành vi Vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo Điều 14, Nghị định 99/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Nguồn: Zing