Gia tộc Gia Cát từng làm quan lớn nhưng Gia Cát Lượng không được nhờ vả gì. Con đường lên đỉnh vinh quang của ông hoàn toàn dựa vào “tự lực cánh sinh”.
Gia Cát Lượng được coi là hình mẫu tự lực vươn lên, thực sự là huyền thoại của những “người lao động”.
Trước khi Bắc ph.ạt, trong sách viết rõ ông là một dân thường ở Nam Dương. Cho nên, rất nhiều người cảm thấy Gia Cát Lượng thực ra là một nông dân bình thường.
Chính vì điều này mà Gia Cát Lượng được gọi là “Gia Cát thôn phu”, tức Gia Cát dân thường, thuộc hàng lao động “cấp thấp”.
Nhưng, rất nhiều người đã hoài nghi về điều này, cho rằng Gia Cát Lượng thực ra là con nhà quan, hai chữ “áo vải/dân thường” chẳng qua là nói về sự khiêm nhường của ông.
Nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc Dị Trung Thiên cho rằng, ông nội của Gia Cát Lượng là đại quan triều đình, cha cùng chú là quan chức địa phương.
Cho nên, Gia Cát Lượng là dòng dõi nhà quan, có mạng lưới quan hệ rất sâu ở Kinh Châu.
Thế lực gia tộc Gia Cát Lượng ở Kinh Châu thực sự không nhỏ. Hai chị gái Gia Cát Lượng đều gả cho các đại tộc (họ lớn) quyền thế ở Kinh Châu.
Trong khi đó, nhạc mẫu của Gia Cát Lượng còn là người nhà họ Thái có thực quyền nhất ở Kinh Châu.
Tiếp theo, gia tộc Gia Cát Lượng có quan hệ họ hàng với lãnh đạo Kinh Châu khi đó là Lưu Biểu, Gia Cát Lượng phải gọi Lưu Biểu là dượng.
Cho nên, Gia Cát Lượng tuyệt đối không thể được xem là thuộc lớp người ở tầng đáy xã hội khi đó, mà là nhân vật xã hội ở thượng tầng có tiếng nói đáng kể.
Như vậy những thế lực này của Gia Cát Lượng như thế nào? Gia Cát Lượng có thực sự kế thừa từ quan hệ gia tộc?
Theo ghi chép của “Tam Quốc chí”, có thể phát hiện, những thế lực này của Gia Cát Lượng hoàn toàn không phải đến từ gia tộc, mà là thông qua nỗ lực vươn lên mà có được.
Tổ tông của Gia Cát Lượng là quan lớn, đó là Gia Cát Phong thời kỳ Hán Nguyên đế. Gia Cát Phong mặc dù rất nỗ lực, nhưng cuối cùng cũng chỉ làm đến chức Quang Lộc đại phu.
Mặc dù đây chức quan không nhỏ, nhưng còn kém xa các chức “tam công cửu khanh” (những chức quan to trong triều đình).
Cho nên tổ tiên Gia Cát Lượng hoàn toàn không thể được xem là những nhân vật kiệt xuất.
Hơn nữa, tổ tông Gia Cát Lượng làm quan ở thời Tây Hán, đến thời Gia Cát Lượng đã là giai đoạn cuối Đông Hán, điều này coi như tổ tiên nhà Gia Cát có huy hoàng thì cũng không còn liên quan đến Gia Cát Lượng nữa.
Do đó, Gia Cát Lượng hầu như không nhận được “bệ đỡ” gì nhiều từ nền tảng của tổ tiên.
Tiếp theo, người cha sinh ra Gia Cát Lượng có tên là Gia Cát Khuê, là người từng làm quận thừa Thái Sơn, một quan chức địa phương, địa vị không lớn, không phải đứng đầu địa phương.
Vì vậy, chức quan nhỏ này hoàn toàn không thể hỗ trợ đáng kể cho Gia Cát Lượng được.
Hơn nữa, Gia Cát Khuê ᴄһếт sớm, Gia Cát Lượng sớm đã trở thành cô nhi, vì vậy càng không thể nhận được hỗ trợ gì từ người cha này.
Ngoài cha đẻ, Gia Cát Lượng còn có một người chú là Gia Cát Huyền, người giữ chức “quan to” hơn nhiều anh trai của mình, đó là thái thú Dự Chương.
Nghe đến đây thì mọi người sẽ cho rằng chức quan này không nhỏ. Nhưng, chức thái thú Dự Chương thực ra là do lực lượng пổɪ Ԁậʏ địa phương phong cho, hoàn toàn không phải do chính quyền trung ương bổ nhiệm.
Nói cách khác, Gia Cát Huyền làm quan không chính thống, không được thừa nhận. Vì vậy, thế lực của Gia Cát Huyền không lớn, nhiều nhất là tạo được mối quan hệ ở trong lực lượng пổɪ Ԁậʏ.
Như vậy, thế lực ảnh hưởng của gia tộc Gia Cát Lượng như thế nào? Thực ra, điều này chủ yếu đến từ sự nỗ lực tự thân của Gia Cát Lượng.
Theo khảo chứng, Gia Cát Lượng đã thông qua quan hệ với Lưu Biểu để lấy Hoàng Nguyệt Anh, một cô gái kém nhan sắc bị h.ắt h.ủi thời đó, con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn, người Kinh Châu.
Điều này cho thấy, Gia Cát Lượng quyết tâm dựa vào thế lực của gia tộc để nuôi tham vọng.
Vì vậy, trước khi Lưu Bị tìm được Gia Cát Lượng, Gia Cát Lượng đã có được “vốn liếng quan hệ” đáng kể tại Kinh Châu.
Nếu như Lưu Bị không tìm ông, thì Gia Cát Lượng có khả năng cũng không chịu ở ẩn, mà sẽ dựa vào “vốn liếng quan hệ” để tìm kiếm một tiền đồ tốt.
Hình ảnh Lưu Bị 3 lần đến mời Gia Cát Lượng làm quân sư
Qua đây cho thấy Gia Cát Lượng thực sự thông minh.
Ban đầu chỉ là một thanh niên bé nhỏ “dân thường”, cuối cùng đã có những tính toán chu đáo, giỏi sắp xếp cục diện, để cho người nhà gia tộc Gia Cát lần lượt làm quan ở cả ba nước (Tam quốc), trở thành một lực lượng có thể ch.i ph.ối con đường của ba nước thời đó, ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện thiên hạ.