“Tam anh chiến Lữ Bố” là câu chuyện kinh điển về sức mạnh của “chiến thần” Lữ Bố, song nhiều quan điểm hiện đại cho rằng, tất cả là một màn kịch đã nằm trong tính toán.
“Tam anh chiến Lữ Bố” là thần thoại hay âᴍ ᴍưᴜ?
Điển cố “Tam anh chiến Lữ Bố” trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” được đánh giá là một trong những câu chuyện truyền kỳ, khiến cho “chiến thần” Lữ Bố vang danh thiên hạ.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ý kiến phản biện cho rằng, thần thoại “Lữ Bố một mình chọi ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương” chỉ là một màn kịch hoàn hảo, mà tác giả không ai khác chính là Lưu Bị.
Bối cảnh điển tích trên diễn ra vào năm 190, khi 18 lộ chư hầu Quan Đông do Viên Thiệu làm minh chủ khởi binh thảo ph.ạt gian thần Đổng Trác.
Lữ Bố võ nghệ cao cường, liên tục ɢɪếᴛ các tướng liên quân Phương Duyệt, Mục Thuận, ch.ém cụt tay Vũ An Quốc, đả bại Công Tôn Toản, từ đó mới dẫn tới màn Bố đối đầu với Lưu – Quan – Trương.
Cho đến ngày nay, vấn đề gây tr.anh c.ãi lớn nhất trong câu chuyện “tam anh chiến Lữ Bố” là liệu thực tế có phải Quan Vũ – Trương Phi liên thủ cũng không thắng được Lữ Phụng Tiên?
“Chiến đấu 30 hiệp không thắng Lữ Bố”
Quan – Trương đ.ánh không thắng Lữ Bố, Lưu Bị tham chiến chỉ để “giúp” Bố chạy thoát?
Có phân tích cho rằng, Quan Vũ – Trương Phi là những nhân vật “võ nghệ phi phàm, phẩm đức hơn người”, do đó trong trận chiến với Lữ Bố, Quan – Trương không “đ.ánh hội đồng” mà triển khai đội hình “hàng dọc” để… xa luân chiến.
Trong các cuộc đối đầu thời cổ đại, trận chiến đấu giữa các danh tướng thường được mô tả trong sử liệu TQ “hàng trăm ‘hiệp’ là chuyện bình thường”.
Như vậy, có thể thấy việc Quan – Trương đ.ánh với Lữ Bố mới ngoài 30 hiệp, đồng nghĩa với cuộc đấu này mới chỉ “mào đầu”.
Đây là thời điểm mà Lưu Bị nhảy vào vòng đấu.
Thêm một nghi vấn được đặt ra, đó là Lưu Bị có tác dụng gì trong trận chiến này, khi mà Quan Vũ và Trương Phi hợp sức cũng chỉ “đ.ánh ngang tay” với chiến thần?
Các học giả hiện đại nêu ra một “thuyết âᴍ ᴍưᴜ”, cho rằng Lưu Bị thực tế đã nhìn thấy Quan – Trương đang đứng trước cơ hội rất lớn để kết liễu Lữ Bố, nếu cuộc đấu tay ba tiếp diễn, và Bị vào cuộc để… thả Lữ Bố chạy thoát!
“Đại gian hùng” Lưu Bị
Quan Vũ và Trương Phi mới đấu với Lữ Bố được 30 hiệp, thắng bại còn chưa phân.
Nếu Lưu Bị thực sự muốn ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ Bố thì chỉ cần chờ đợi khi thời cơ chín muồi để tham chiến, chứ không cần vội vã nhảy vào ngay khi đôi bên bất phân thắng bại.
Trên lý thuyết, “tam anh chiến Lữ Bố” không đem lại bất cứ lợi ích nào cho quân Quan Đông, trong khi Lữ Bố vốn từ “một đ.ánh hai không bại” trở thành “một địch ba an toàn rút lui”, đã khiến Bố không hổ danh “chiến thần”.
Trừ khi, Lưu Bị buộc phải tính toán đến những khả năng tổn thất lớn hơn nếu Lữ Bố th.iệt m.ạng.
Thế lực còn yếu, Lưu Bị lo bị Viên Thiệu và các chư hầu “soi” vì dám vượt mặt?
Trong chiến dịch thảo ph.ạt của quân Quan Đông, chiến công tr.ảm Hoa Hùng được xem là thắng lợi đầu tay của Quan Vân Trường và là màn ra mắt của Lưu Bị.
Nhưng, chiến tích trên cũng có thể đã khiến các lộ chư hầu nảy sinh á.c cảm và nhận thức Lưu Bị như một mối đᴇ ᴅọᴀ tiềm ẩn, dẫn đến khả năng bị ᴛʀừ ᴋʜử sớm.
Đứng ở góc độ này, việc 3 huynh đệ Lưu – Quan – Trương “cùng đ.ánh bại” Lữ Bố đủ để khiến ánh hào quang chiến thắng giảm đi rất nhiều và khiến Lưu Bị vẫn đứng trong “vòng an toàn”.
Bên cạnh đó, Lữ Bố chạy thoát, lực lượng của Đổng Trác được bảo toàn sẽ tạo nên á.p lực, không cho phép liên quân phát sinh mâu thuẫn hay dành sự chú ý cho một “huyện lệnh nhỏ nhoi”.
Đây chính là đ.òn “di hoa tiếp mộc” đầy toan tính và cũng hết sức khôn ngoan của Lưu Bị, chuyển hoàn toàn nguy cơ của bản thân sang cho Lữ Bố.
Lưu Bị được sử liệu TQ mô tả là “trung hậu, thực thà”, nhưng các nhà nghiên cứu không cho rằng điều đó đồng nghĩa với việc Bị không có đầu óc tính toán.
Sau cái ᴄʜếᴛ của Hoa Hùng, Lữ Bố chính là trụ cột của quân đội Đổng Trác.
Nếu Bố ᴄʜếᴛ thì việc Đổng Trác bị ᴅɪệᴛ chỉ là chuyện một sớm một chiều. Nếu Đổng Trác “ngã ngựa” vào giai đoạn này thì vô cùng bất lợi đối với thế lực vừa manh nha của Lưu Bị.
Với lực lượng còn manh mún và yếu ớt, chắc chắn Lưu Bị sẽ không có “phần chia” trong chiếc bánh địa bàn thời hậu chiến, thậm chí còn có khả năng trở thành “miếng mồi béo bở” để các bên xâu xé.
Vì vậy, việc Lưu Bị góp mặt ở liên quân chỉ là để tạo dựng danh tiếng, còn Bị thực tế không hề hy vọng Viên Thiệu có thể cầm đầu chư hầu đ.ánh đổ được Đổng Trác.
Lữ Bố cũng “không được phép ᴄʜếᴛ”.
Kết cục, chính Lưu Bị trở thành “điểm đột phá” giúp Lữ Bố vượt thoát vòng vây, trở về trong vinh quang.
“Tam anh chiến Lữ Bố” là câu chuyện kinh điển được người đọc Tam Quốc yêu thích, nhưng có lẽ phải nhìn nhận rằng, câu chuyện trên (nếu có thực) thì không thể nằm ngoài những tính toán ch.ính tr.ị của cả Bị và Lữ Bố.