Ít ai biết rằng, dưới ngòi bút của Tư Mã Thiên, Lưu Bang được khắc hoạ một cách thần tình khí chất ʟưᴜ ᴍᴀɴʜ, vô lại, ʟỗ ᴍãɴɢ, ᴛʜô ᴛụᴄ và cũng rất phóng khoáng, không câu nệ tiểu tiết của ông.
Ngòi bút “truyền thần” của Tư Mã Thiên đã khắc hoạ một cách thần tình khí chất ʟưᴜ ᴍᴀɴʜ, ʟỗ ᴍãɴɢ của hoàng đế khai quốc nhà Hán – Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Người ta chỉ biết Hán Cao Tổ là bậc anh hùng thời ʟᴏạɴ đã giành chiến thắng lừng lẫy trước Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ “sức dời non, khí trùm trời” để lên ngôi hoàng đế, cai trị một đất nước rộng lớn, khiến người người ngưỡng phục với vẻ ngoài đường hoàng, chỉnh tề.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, vẫn một Lưu Bang ấy, dưới ngòi bút của Tư Mã Thiên, trở thành một hình mẫu thành công duy nhất được tô vẽ bằng không ít chuyện truyền thần (giống y như thật), khắc hoạ một cách thần tình khí chất ʟưᴜ ᴍᴀɴʜ, vô lại, ʟỗ ᴍãɴɢ, ᴛʜô ᴛụᴄ và cũng rất phóng khoáng, không câu nệ tiểu tiết của ông.
Tạo hình Hán Cao Tổ Lưu Bang trong phim.
Đây là cách viết rất hiếm thấy của Tư Mã Thiên nhằm khéo léo vẽ ra tấm “chân dung hoàn chỉnh” về ông, để người đọc nhận ra được “bản sắc” thật sự của bậc đế vương này.
Hán Cao Tổ (256 TCN – 195 TCN), húy Lưu Bang, biểu tự Quý, là vị hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông ở ngôi Hoàng đế được 8 năm (từ năm 202 TCN đến 195 TCN), nếu tính cả thời gian đầu (từ năm 206 TCN lúc ông mới xưng Vương) thì thời gian ở ngôi tổng cộng là 12 năm.
Trong thời đại quân chủ chuyên chế thời xưa ở Trung Quốc, người bản triều chép sử về hoàng đế bản triều, Tư Mã Thiên đã “nêu cao” phong trào tô điểm hoàng đế bản triều trong sử học, nhưng tuy đã đeo cho hoàng đế tấm mạng che mà bộ mặt thật của họ vẫn bị phơi bày.
Theo “Sử ký – Cao Tổ bản kỷ” (Tư Mã Thiên), mẫu thân Lưu Bang “nằm nghỉ trên bờ một cái đầm lớn, mộng thấy nằm với một vị thần”, rồi bà mang thai sinh ra Lưu Bang. Xem ra, ông ta chắc chắn là con trai của mẹ ông.
Cứ cho thời Tần Hán không “bảo thủ” như bây giờ, nhưng một phụ nữ có chồng lại nằm ngủ ngoài đồng ngoài ruộng thật khó tin. Đây hẳn là một câu chuyện bịa đặt, mục đích là để nói Lưu Bang là nòi giống rồng tiên. Những tình tiết hoang đường nói về Lưu Bang khác hẳn cách viết bình thường này của Tư Mã Thiên cho thấy ông đã khéo léo chê bai ông vua nhà Hán.
Chân dung Hán Cao Tổ.
Khi còn lông bông ở quê nhà, người ta gọi Lưu Bang là Lưu Quý (“quý” chỉ người con thứ ba trong một gia đình), tức thằng ba nhà họ Lưu. Tuy đã lớn đầu, nhưng cả ngày ông chỉ “chí thú” cùng bạn bè ʀượᴜ thịt, tụ tập đàn đúm, quỵt tiền chủ quán ʀượᴜ, không thì lại nghênh ngang ngoài đường tay đập bàn chân đạp ghế hăm d.ọ.a người ta, khi không lại rủ nhau đi ngắm gái.
“Cao Tổ bản kỷ” chép: “Đối với tất cả các quan lại trong quận, Cao Tổ đều coi thường và đùa bỡn, thích ʀượᴜ và gái”, ông thường xưng là “nãi công”, một cách tự xưng của đám ᴅᴜ ᴄôɴ thời trước, “bằng vai phải vế” với từ “ông mày” thời nay. “Chính sử Trung Quốc qua các triều đại” (Thương Thánh) đã nói “Thái công (tức bố Lưu Quý) tức giận mắng con là đồ vô lại”.
Khi ông lâm vào đường cùng, buộc phải ph.ản Tần trở thành Hán vương, Lệ Thực Kỳ xưng là Nho sinh cung kính đến xin bái kiến, Lưu Bang (tức, Bái Công) đang ngồi xoạng chân trên giường để hai tì nữ rửa chân bèn sai người đuổi đi, nhưng khi ông ta xưng là “sâu ʀượᴜ” xin gặp, thì mừng rỡ mời vào.
Rồi khi Lệ Thực Kỳ nói tới chuyện ᴅɪệᴛ Tần, bèn đứng bật dậy, mặc áo quần chỉnh tề, cung kính nghe mà không để tâm việc ông ta xông vào không quỳ lạy mình.
Trong “Kình Bố liệt truyện” có nói: Bố đường cùng đến gặp Lưu, thấy Lưu ngồi xổm tiếp đón bèn cả giận, thẹn muốn ᴛự sáᴛ. Như vậy đủ thấy tác phong của Lưu Bang “đường hoàng”, chỉnh tề được đến mức nào.
Trong “Lịch Sinh truyện” nói rằng: “Bái Công không thích nhà Nho, thấy khách đội mũ nhà Nho đến, bèn giật lấy, đ.á.i đầy mũ. Nói chuyện với người, thường hay chửi bới văng tục”. Đây không thể là hành vi của một kẻ có chút giáo dục.
Xưa nay, bậc đế vương muốn giành lấy giang sơn mà bất chấp sự sống ᴄʜếᴛ của bách tính không phải ít. Nhưng Lưu Bang, trên bất chấp tính mạng của cha mẹ, dưới chẳng màng đến mạng sống của con đẻ thì quả là “hơn người”.
Khi Lưu Bang bị quân của Hạng Vũ truy s.á.t, ông bố này chỉ biết đến mạng sống của mình, ba lần đẩy Hiếu Huệ Đế và Công chúa Lỗ Nguyên là cốt nh.ục của mình xuống khỏi xe ngựa hòng thoát thân. May có Hạ Hầu Anh ba lần đón lại lên xe mới giữ được mạng sống.
Khi Hạng Vũ bắt được bố đẻ Lưu Bang, ᴅọᴀ ɢɪếᴛ ông ta, Lưu Bang trâng tráo: “Ta ngươi đã kết nghĩa huynh đệ, cha ta cũng là cha ngươi, nếu ngươi ɢɪếᴛ cha, nhớ phần ta một bát canh”. Cứ cho đây là lời cứng miệng trước kẻ th.ù, nhưng việc lấy tính mạng cha mình ra đánh cá thật đáng sợ.
Tuy Lưu Bang lưu manh thô lỗ, thường hay văng tục, nhưng lại biết “điểm dừng” khi có người giẫm chân thầm nhắc, ông khôn ngoan rất biết lắng nghe và có sở trường dùng người. Chính nhờ vào biệt tài này mà ông ta lấy được thiên hạ.
Ông từng thẳng thắn thừa nhận: “Phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử Phòng (tức Trương Lương); trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà; nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là nhất định thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hàn Tín” (trích trong Cao Tổ bản kỷ).
Đây chính là ba vị hào kiệt đưa Lưu Bang lên ngồi chễm chệ trên ngai vàng, trở thành hoàng đế khai quốc nhà Hán lưu danh sử sách.