Biết tận dụng điểm mạnh, nhà làm phim “An Lạc Truyện” đã cho chúng ta thấy một Địch Lệ Nhiệt Ba rực rỡ là như thế nào.

Dạo gần đây nhiều bộ phim truyền hình đã chính thức công bố phát sóng trong kỳ nghỉ hè này. Cũng có vài bộ phim như “Quãng Đời Còn Lại Xin Chỉ Giáo Nhiều Hơn”, “Vân Nam Trùng Cốc”, “Dữ Quân Ca” đã công bố chuẩn bị chiếu. Một số khác chưa quay xong cũng không quên bỏ qua cơ hội lần này để tuyên truyền. Bộ phim “An Lạc Truyện” có sự tham gia của hai đỉnh lưu là Địch Lệ Nhiệt Ba và Cung Tuấn. Vì hai bên nam nữ chính đều là lưu lượng lớn, còn chưa khai máy đã có lượng lớn khán giả theo dõi.

Độ khó của “An Lạc Truyện” không làm khó được Địch Lệ Nhiệt Ba vì trước đó cô ấy đã từng diễn qua rất nhiều phim cổ trang. Là một “lão làng trong phim cổ trang”, nhưng nhận xét về tạo hình của cô nàng trong trang phục cổ trang thì lại không cao. Hồi đầu Nhiệt Ba nổi lên nhờ nhân vật Phượng Cửu trong “Tam Sinh Tam Thế”, mọi người nhanh chóng nhận ra, nhân vật này mới là đỉnh cao của Nhiệt Ba. Tạo hình của các nhân vật cổ trang sau này của cô ấy đều không bằng Phượng Cửu.

Nhiệt Ba bị khán giả chê là không hợp với trang phục cổ trang, đa phần đều do những yếu tố dưới đây:

1. Tạo hình của cô trong “Trường Ca Hành” bị chê nhiều nhất.

“Trường Ca Hành” của Địch Lệ Nhiệt Ba được phát sóng đầu năm nay, những lời chê cô không hợp cổ trang cũng nhiều đến cực điểm. Quả thực nếu mà so Trường Ca với Phượng Cửu thì đúng là một người trên trời một người dưới đất. Tất nhiên đây cũng không phải là do giá trị nhan sắc của Nhiệt Ba không cao mà tạo hình của “Trường Ca Hành” không hề chú ý gì đến điểm mạnh điểm yếu về ngoại hình của cô. Vốn dĩ nhìn Nhiệt Ba đã rất là lai tây, cộng thêm với kiểu trang điểm này của thợ trang điểm đúng là khiến người ta “không dám nhìn thẳng”.

2. Gương mặt sắc nét cực kỳ khó tạo hình cổ trang.

Nhiệt Ba có gương mặt khá là sắc nét. Từ khi còn nhỏ đã giống như búp bê, lại rất cao. Từ khí chất thì nói Nhiệt Ba khá là thích hợp với loại kiều diễm hiện đại. Ví dụ như trong bộ phim mới phát sóng gần đây, tạo hình hiện đại của Nhiệt Ba vô cùng ngọt ngào. Tóc quăn dài cộng với ngũ quan sắc sảo, đi lại thì yểu điệu quyến rũ. Về tạo hình hiện đại, Nhiệt Ba chắc chắn sẽ được phong là nữ thần.

3. Thợ trang điểm không để tâm

Nhưng đến tạo hình cổ trang thì lại không hợp. Thật ra thì không chỉ có “Trường Ca Hành” mà thật ra những bộ phim cổ trang mà mấy năm nay Nhiệt Ba đóng như “Nhiệt Hỏa Như Ca”, “Lệ Cơ Truyện”, “Tam Sinh Tam Thế Chẩm Thượng Thư” có tạo hình đều kém Phượng Cửu. Đặc biệt là cái kiểu tóc mái bằng thì đúng là thảm họa. Phong cách của Nhiệt Ba đã kén chọn, stylist lại không chu đáo, nhân vật nào cũng bắt chước theo một phong cách.

Vì thế nên ấn tượng về chuyện Nhiệt Ba không hợp cổ trang ngày càng ăn sâu vào quần chúng. Nhưng mà có thật là Nhiệt Ba không hợp cổ trang hay không? Thật ra là không phải thế. Nếu cô ấy chú ý về tạo hình ăn mặc một chút thì khẳng định cực kỳ xinh đẹp. Bằng không Phượng Cửu đã không để lại ấn tượng đẹp đẽ đến thế trong lòng người xem.

May mắn thay, trong bộ phim mới lần này, tạo hình của Nhiệt Ba lại không khiến mọi người thất vọng. Dạo gần đây ảnh leak của “An Lạc Truyện” có thấy hình dáng của Nhiệt Ba. Có thể nói bộ phim lần này cực kỳ chú trọng về phần tạo hình, Nhiệt Ba cũng đã tìm thấy phong cách phù hợp với gương mặt sắc nét của mình.

Trong “An Lạc Truyện”, tạo hình của Nhiệt Ba trở nên rực rỡ. 

Dưới đây là các yếu tố mà nhà làm phim của “An Lạc Truyện” đã vận dụng trong tạo hình của Nhiệt Ba:

Khí chất của Nhiệt Ba cực kỳ hợp với các trang phục màu đỏ.

Trong “An Lạc Truyện” nhân vật của Nhiệt Ba cực kỳ kiên cường, phụ tá thái tử cứu nước, sau này trở thành khai quốc chi thần, khí chất anh hung ngời ngời. Vậy nên tạo hình trong phim của Nhiệt Ba từ quần áo đến trang sức đa phần là màu đỏ. Trong truyện miêu tả vẻ ngoài của nữ chính cũng thường đi chung với màu đỏ. Khí chất của Nhiệt Ba cũng vô cùng hợp với màu này. Tự thân cô đã có khí chất minh diễm. Nếu như quá nhạt thì không tiên khí mà trông rất xa cách. Trang phục của Phượng Cửu trong “Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa” cũng đa phần là màu đỏ.

Và tạo hình lần này cũng đã lợi dụng được điểm mạnh của cô nàng. Trong “Trường Ca Hành” đoạn đầu, Nhiệt Ba mặc thường là các trang phục bó ngực, nhìn qua thì tương đối mập mạp, rõ rang cô ấy thích hợp với các loại trang phục siết eo hơn.

“An Lạc Truyện” rất để ý đến kiểu tóc.

Nếu không tính đến trang phục hợp khí chất khiến cô thay đổi hoàn toàn thì có thể nói về kiểu tóc và cách trang điểm. Kiểu tóc trước đây của cô cực kỳ không phù hợp với gương mặt vì nhìn nó tái nhợt quá. Kiểu tóc cổ trang chuẩn xác chính là đằng trước có hai râu rồng, đằng sau búi cao và phần còn lại thả dài và kết hợp chút tết. Đó là kiểu tóc trong “An Lạc Truyện”. Rõ ràng cũng có râu rồng đấy nhung nó lại khác hoàn toàn với tạo hình trong “Trường Ca Hành”.

Phong cách trang điểm đậm là cực kỳ phù hợp với cô.

Tiếp đến chính là về phần trang điểm. Thật ra thì dù là cổ trang hay hiện đại thì cô ấy đều hợp với phong cách trang điểm đậm. Trang điểm đậm không có nghĩa là không thể diễn thiếu nữ. Tiểu hồ ly Phượng Cửu trong “Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa” cũng thường dùng phong cách trang điểm đậm đó thôi.

Lần này trong “An Lạc Truyện”, Kỷ Vân Hòa của cô cũng dùng phong cách trang điểm đậm này. Phong cách trang điểm này khiến cho Nhiệt Ba như thể nổi bật trong đám đông.

Trọng điểm lần này là tạo hình của Nhiệt Ba cực kỳ có “không khí cảm”. “Không khí cảm” này chỉ cần chế biến một chút là có thể khiến người khác não bổ ra vô số câu chuyện. Ngày trước Nhiệt Ba diễn cổ trang cũng không đạt đến được trình độ như này, bởi vì tạo hình chưa có đạt, khiến người ta chỉ muốn chê. Mà tạo hình trong “An Lạc Truyện”, Nhiệt Ba đứng đó thôi đã là duyên dáng yêu kiều, một cái liếc mắt có thể sáng tác ra hang vạn câu chuyện, so với trước kia thực sự khác biệt rất lớn.

Cho nên không thể nói gương mặt sắc sảo không hợp cổ trang. Tỷ như Dương Quý Phi do Trương Dung Dung thủ vai trong “Yêu Miêu Truyện” khiến không ít khán giả bất ngờ với tạo hình quý phái sang chảnh. Cô ấy cũng là con lai, nhưng vì tìm được tạo hình phù hợp mà trở trành Dương Quý Phi vạn người mê. Người ta có thể không chấp nhận nổi Dương Quý Phi hơi lai tây, nhưng không thể nào chối bỏ vẻ đẹp của Trương Dung Dung.

Qua đó cũng có thể thấy được tầm quan trọng của stylist trong việc tạo hình các mẫu tóc là rất lớn. Phim cổ trang ngày nay rất khác so với các phim cổ trang khi trước đó là có quá nhiều phim bị cắt xén nguyên liệu về trang phục và kiểu dáng. Nhiều phim sử dụng phong cách hoàn toàn giống nhau.

Nhân vật nữ thường là tóc tai bù xù, đến cả búi tóc cũng không có. Quần áo chỉ cần mặc mấy tấm lụa mỏng là xong chuyện. Chứ nói gì đến việc biết tận dụng điểm mạnh điểm yếu của diễn viên. Hy vọng rằng stylist sẽ chăm chỉ hơn, chăm chút hơn cho diễn viên. Dù gì cổ trang cũng là một nét văn hóa đặc sắc của Trung Hoa.

Theo Sohu