Mặc dù việc danh tướng này bị Tư Mã Ý ɢɪếᴛ o.an vì tin vào điềm báo là sự thật, thế nhưng việc Tư Mã Duệ rốt cục có phải hậu nhân chân chính của gia tộc họ Ngưu hay không thì cho tới nay vẫn là điều chưa ai dám khẳng định chắc chắn.


Nhìn lại lịch sử giai đoạn Tam Quốc, có hai nhân vật thường bị người đời xem là “gian hùng” thời ʟᴏạɴ. Người thứ nhất là Tào Tháo – “Hán t.ặc” phụng Thiên tử để lệnh các chư hầu, sau đó dọn đường cho con cháu s.oán ngôi nhà Hán, sáng lập nhà Ngụy.

Thế nhưng đúng như câu nói “bọ ngựa bắt ve sầu, chim sẻ rình sau lưng”, hậu nhân của gia tộc họ Tào ngồi còn chưa ấm ngai vàng thì đã bị một “gian hùng” khác thâu tóm đại nghiệp. Người này chính là Tư Mã Ý.

Điểm đáng nói nằm ở chỗ, ᴛʜủ đᴏạɴ mà Tư Mã Ý ch.iếm đ.oạt giang sơn Tào Ngụy cũng không khác Tào Tháo năm xưa là bao: Trước là điều khiển Thiên tử để nắm giữ triều chính, sau lại tạo nền móng vững chắc cho con cháu soán ngôi đ.oạt vị, thành lập Tấn triều.

Về vương triều nhà Tấn của gia tộc Tư Mã, giới sử gia sau này thường chia thành hai giai đoạn là Tây Tấn và Đông Tấn. Dĩ nhiên dù có phân chia dựa theo cơ sở nào thì các Hoàng đế của triều đại này chung quy vẫn mang họ Tư Mã.

Thế nhưng ít ai biết rằng trước khi Tấn triều được thành lập, gia tộc Tư Mã từng nhận được một điềm báo lạnh người về cơ nghiệp tương lai của họ. Thậm chí, Tư Mã Ý còn vì “ʟờɪ ɴɢᴜʏềɴ” này mà cắn răng ɢɪếᴛ đi một vị tướng tài năng xuất chúng lúc bấy giờ.

Giai thoại về “ʟờɪ ɴɢᴜʏềɴ” trên đá khiến Tư Mã Ý cắn răng ɢɪếᴛ tướng tài

Theo nhận định của trang tin nổi tiếng Sina, Tư Mã Ý và Tào Tháo thường được biết tới như hai “gian hùng” nổi danh nhất Tam Quốc. (Ảnh minh họa).

Về “ʟờɪ ɴɢᴜʏềɴ” liên quan tới hậu vận của dòng họ Tư Mã, “Kiến Khang thực lục” từng ghi chép:

Năm xưa ở cốc Dương Xuyên, huyện Đan Dương bất ngờ có một cơn lũ quét. Khi mưa lũ qua đi, người ta tìm thấy một hòn đá phía trên có những hình vẽ giống các linh thú như phượng hoàng, kỳ lân, bạch hổ.

Thế nhưng bên cạnh đó, hòn đá này còn có hình của một đàn ngựa, phía sau chúng lại có một con trâu đi theo.

Vừa nghe được tin đồn về điềm báo kỳ lạ ấy, Tư Mã Ý đã sai người mang hòn đá về phủ. Sau đó, ông đã đích thân mang hòn đá này đi gieo quẻ.

Không ngờ rằng, kết quả của lần rút quẻ ấy dù chỉ gói gọn trong mấy chữ cũng đủ khiến Tư Mã Ý xanh mặt. Đó là 4 chữ: “Ngưu kế mã hậu”.

Câu chuyện này cũng từng được “Cựu Đường thư nguyên hành trùng truyện” ghi lại vắn tắt: “Vào thời Ngụy Minh đế, cốc Hà Tây Liễu xuất hiện một hòn đá, phía trên có hình giống như một con trâu đi sau đàn ngựa”.

Sau khi đã nắm trong tay quyền th.ao t.úng triều chính, Tư Mã Ý vẫn luôn canh cánh trong lòng về điềm báo trên hòn đá năm nào.

Vốn tính đa nghi, Tư Mã Ý đã cho rằng hàm nghĩa 4 chữ “ngưu kế mã hậu” là điềm báo cơ nghiệp của hậu nhân gia tộc Tư Mã sẽ bị một kẻ họ Ngưu soán quyền đoạt vị.

Nếu Tào Tháo từng có giấc mơ báo trước việc gia tộc Tư Mã sẽ soán ngôi họ Tào, thì Tư Mã Ý cũng đã từng canh cánh trong lòng về một “ʟờɪ ɴɢᴜʏềɴ” khiến con cháu mình mất đại nghiệp vào tay họ Ngưu. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).

Nghi ngờ của Tư Mã Ý cũng không phải là không có căn cứ. Bởi năm xưa Tào Tháo từng nằm mơ thấy giấc mộng “tam mã thực tào” (ba con ngựa ăn chung một tàu) nên đã có lòng hoài nghi cha con Tư Mã Ý sẽ thâu tóm giang sơn Tào Ngụy.

Mặc dù sau đó Tào Tháo cũng không xuống tay với người họ Tư Mã, thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh điềm báo trong giấc mơ của ông năm nào quả thực đã ứng nghiệm.

Vì vậy mà từ sau khi ngẫm ra ý nghĩa của điềm báo “ngưu kế mã hậu”, Tư Mã Ý đã ngấm ngầm lên kế hoạch để ᴅɪệᴛ ᴛʀừ kẻ họ Ngưu có khả năng thâu tóm cơ nghiệp của con cháu mình.

Và người không may mắn nằm trong tầm ngắm lại là Ngưu Kim – võ tướng tài năng xuất chúng của Tào Ngụy lúc bấy giờ.

Theo “Tống thư”, Ngưu Kim khi đó là một viên đại tướng của nước Ngụy. Ông sở hữu khả năng chiến đấu vô cùng dũng mãnh, lại lập được nhiều chiến công nên có thể coi là viên lương tướng hiếm hoi của vương triều lúc bấy giờ.

Vốn là người nắm quyền chân chính của triều đình Tào Ngụy, Tư Mã Ý trước kia cũng rất mực xem trọng tài năng của vị tướng họ Ngưu. Thế nhưng từ sau khi biết tới điềm báo “ngưu kế mã hậu”, ông luôn coi Ngưu Kim như mối h.ọa trong lòng và âm thầm lên kế hoạch tr.ừ kh.ử nhân vật này.

Ngưu Kim là một viên võ tướng phục vụ dưới trướng của lãnh chúa Tào Tháo và sau này là triều nhà Tào Ngụy trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc. Ông được xem là một viên tướng dũng cảm và có phần ᴛàɴ ʙạᴏ. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).

Tới một ngày nọ, Tư Mã Ý đích thân mời Ngưu Kim tới phủ mình uống ʀượᴜ. Không ngờ rằng, bình ʀượᴜ mời của Ngưu Kim từ trước đó đã bị bỏ độᴄ.

Vì tin tưởng Tư Mã Ý, Ngưu Kim không đề phòng mà uống liền tới mấy ly. Sau đó không lâu, vị tướng tài năng ấy đã qua đời bởi độᴄ dược phát tác. (Có tài liệu ghi rằng Tư Mã Ý é.p Ngưu Kim phải t.ự v.ẫn bằng thuốc độᴄ).

Cái ᴄʜếᴛ của Ngưu Kim sau đó nhanh chóng đến tai Tư Mã Chiêu. Bấy giờ, ông không khỏi hốt hoảng mà hỏi cha mình:

“Ngưu Kim là một viên hổ tướng, công lao không nhỏ, tương lai có thể trọng dụng, vì sao lại phải ɢɪếᴛ hắn?”

Tư Mã Ý thì điềm nhiên trả lời:

“Con đã quên điềm báo trên hòn đá kia rồi hay sao? Đó là điềm báo ‘Ngưu kế mã hậu’.”

Kế hoạch tr.ừ kh.ử Ngưu Kim của Tư Mã Ý cũng từng được “Tấn thư” nhắc tới một cách vắn tắt:

“Có một tảng đá có hình con trâu đi sau đàn ngựa, Tuyên Đế (chỉ Tư Mã Ý) liền nghi kỵ họ Ngưu”  “lấy ʀượᴜ độᴄ hại Ngưu Kim”.

Từ những căn cứ lịch sử nêu trên, có thể khẳng định việc Tư Mã Ý ɢɪếᴛ mãnh tướng Ngưu Kim vì tin vào điềm báo “ngưu kế mã hậu” là có thật.

Ngh.i á.n về điềm báo ứng nghiệm khiến gia tộc Tư Mã mất đại nghiệp vào tay họ Ngưu

Để đảm bảo hậu vận cho gia tộc Tư Mã, bản thân Tư Mã Ý thà “ɢɪếᴛ nhầm còn hơn bỏ sót” và đã quyết tâm tr.ừ kh.ử thành công mối h.ọa từ Ngưu Kim. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).

Những tưởng sau khi tr.ừ kh.ử được Ngưu Kim, Tư Mã Ý và con cháu có thể “kê cao gối mà ngủ”. Thế nhưng người tính không bằng trời tính, lời tiên liệu trên hòn đá năm nào rốt cục vẫn ứng nghiệm lên giang sơn của gia tộc Tư Mã.

“Tống thư” và “Ngụy thư” sau đó đều ghi lại, Tư Mã Ý có một người con trai là Tư Mã Trụ. Con trai của Tư Mã Trụ là Tư Mã Cận sau này lấy một người vợ họ Hạ Hầu. Hạ Hầu vương phi tư thông với một tiểu quan họ Ngưu, sau đó hạ sinh ra Tư Mã Duệ.

Nếu ghi chép trong hai tài liệu này là sự thật, thì Tư Mã Duệ vốn không có quan hệ huyết thống m.áu mủ với dòng họ Tư Mã mà thực chất là hậu nhân của họ Ngưu.

Trong những năm Vĩnh Gia, Hán Triệu Hoàng đế Lưu Thông đem binh xuôi nam, đ.ánh vào thành Lạc Dương và bắt ɢɪếᴛ hai Hoàng đế Tây Tấn cuối cùng. Sự kiện này cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới sự ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ của triều Tây Tấn.

Hoàng tộc của gia tộc Tư Mã khi ấy đều hốt hoảng bỏ trốn về phía Nam, cuối cùng cũng có một mảnh đất đặt chân ở Giang Nam. Sau đó, Tư Mã Duệ được tôn làm Hoàng đế và sáng lập nên triều Đông Tấn nối tiếp Tây Tấn.

Giả sử việc vương phi Hạ Hầu thị tư thông cùng tiểu quan họ Ngưu theo “Tống thư” và “Ngụy thư” ghi lại là thật, thì Tư Mã Duệ và 11 Hoàng đế Đông Tấn vốn không phải là m.áu mủ của gia tộc Tư Mã Ý.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc điềm báo “ngưu kế mã hậu” trên hòn đá năm nào quả thực đã ứng nghiệm.

Tuy nhiên, giả thiết này vấp phải nhiều hoài nghi từ phía các nhà sử học. Đa số các ý kiến cho rằng câu chuyện ghi chép trong “Tống thư” và “Ngụy thư” về huyết thống bất minh của Tư Mã Duệ không đủ bằng chứng.

Mặc dù việc danh tướng Ngưu Kim bị Tư Mã Ý ɢɪếᴛ o.an vì tin vào điềm báo là sự thật, thế nhưng việc Tư Mã Duệ rốt cục có phải hậu nhân chân chính của gia tộc họ Ngưu hay không thì cho tới nay vẫn là điều chưa ai dám khẳng định chắc chắn.

*Dịch từ báo nước ngoài