Bên cạnh những “minh tinh” nổi tiếng Tam Quốc như Lã Bố, Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi hay Điển Vi,…. còn tồn tại rất nhiều những cao thủ giấu mình mà nhiều người không biết tới, điển hình như 3 người dưới đây.
Thời kì Tam Quốc là thời kì l.oạn thế nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc và cũng là thời đại cho ra đời rất nhiều nhân vật được hậu thế mến mộ. Trong bối cảnh quần hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ, chỉ có ba thế lực mạnh nhất vươn lên dẫn đầu, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.
Trong đó, được nhiều người say sưa bàn luận nhất có lẽ là các mãnh tướng tung hoành ngang dọc trên sa trường. Các mãnh tướng được biết tới nhiều nhất là Lã Bố, Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi hay Điển Vi,….
Đây đều là những vị tướng vô cùng dũng mãnh, thông qua tiểu thuyết diễn nghĩa và nghệ thuật dân gian, ai nấy cũng đều trở thành võ thần.
Tuy nhiên, bên cạnh những “minh tinh” nổi tiếng đó, còn tồn tại rất nhiều những cao thủ giấu mình mà nhiều người không biết tới, điển hình như 3 người sau:
Đồng Uyên
Ghi chép lịch sử về Đồng Uyên không nhiều, vì vậy khá nhiều người còn lạ lẫm với cái tên này, nhưng 3 vị đồ đệ của ông lại là những cái tên vô cùng quen thuộc.
Người đầu tiên là Trương Nhiệm, ông là đại tướng dưới trướng của Lưu Chương. Người này không những võ công cao cường mà còn thạo mưu lược.
Người đệ tử thứ 2 của Đồng Uyên là Trương Tú, người được mệnh danh là “Thương Vương đất Bắc” (tức người dùng thương giỏi nhất miền Bắc Trung Quốc thời bấy giờ). Trong trận Uyển Thành, Trương Tú từng tước được thương của đệ nhất mãnh tướng bên cạnh Tào Tháo, Điển Vi, chỉ dựa vào điểm này thôi cũng có thể thấy được sự lợi hại của Trương Tú.
Người thứ 3, cũng là người nổi tiếng nhất trong nhóm học trò của Đồng Uyên, đó chính là Triệu Vân, một trong Ngũ hổ tướng vang danh lẫy lừng, tài năng của Triệu Vân có lẽ không cần bàn tới nhiều, ngay cả Tào Tháo cũng từng đem lòng mến mộ vị dũng tướng ở phe đ.ịch này. Luận về thương pháp, Tam Quốc có lẽ không ai dám đứng ngang hàng với Triệu Vân.
Nói về Đồng Uyên, từ trẻ ông đã bắt đầu ngao du ɢɪᴀɴɢ ʜồ hành hiệp trượng nghĩa. Có lần ông đặt chân đến Tịnh Châu, nhìn thấy quân Hung Nô ᴄướᴘ bóc dân Hán, ông đơn thương độc mã xông vào giữa đại quân Hung Nô, ɢɪếᴛ thủ lĩnh của chúng.
Những tướng lĩnh khác thấy vậy liền xông lên tấn công Đồng Uyên nhưng bị ông vung thương lần lượt đᴏạᴛ ᴍạɴɢ từng tên một, khiến quân Hung Nô hoảng s.ợ tháo chạy.
Sau sự kiện này, Đồng Uyên nghĩ rằng sức lực con người có hạn, cần thêm nhiều người như ông mới đủ để bảo vệ bá tánh. Ông quyết đi tìm những đứa trẻ có tư chất thiên phú và truyền dạy cho chúng tinh hoa võ nghệ cả đời của ông. Sau khi Triệu Vân xuất sư không lâu thì Đồng Uyên cũng qua đời ở trên núi.
Vương Việt
Vương Việt là một k.iếm khách thời kì cuối Đông Hán, những ghi chép về nhân vật này cũng rất ít ỏi, bất luận là trong “Tam Quốc chí” hay “Hậu Hán thư” đều không nhắc tới cái tên này, ông chỉ xuất hiện duy nhất trong cuốn”Điển luận” của Tào Phi.
Khoảng thời gian Hán Hiến Đế, Hán Linh Đế tại vị, Hổ Bôn tướng quân Vương Việt vì giỏi k.iếm thuật, trong kinh thành, được xưng là Đế sư.
Vương Việt từng đấu tay đôi với Lữ Bố
Trong chính sử, võ công của Vương Việt vô cùng cao cường, nhưng ông lại là một người ham danh lợi, luôn muốn làm quan to. Trong l.oạn Thập thường thị, ông đã ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ không biết bao nhiêu quan binh để bảo vệ Hán Hiến Đế.
Trong truyền thuyết dân gian, Vương Việt còn từng giao đấu với Lã Bố, hai người đ.ánh chưa được mấy chiêu, Lã Bố đã xuống phong độ, tiếc rằng sau đó một loạt quan binh chạy tới nên Vương Việt chỉ đành chạy thoát thân.
Lý Ngạn
Nếu là một fan hâm mộ Tam Quốc, bạn sẽ phát hiện ra, miêu tả Lã Bố và Triệu Vân trong Tam Quốc có nhiều điểm giống nhau, cả hai đều rất giỏi “lấy trứng chọi đá”, một mình xông vào đám đông không nề hà, ra tay vô cùng nhanh nhẹn, dứt khoát, người bình thường không tiếp được mấy chiêu của họ. Đó là bởi vì võ công của hai người đều từ một tông môn mà ra.
Sư phụ của Triệu Vân có một sư huynh tên là Lý Ngạn, người này được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất kích” (Kích là một loại b.inh kh.í cổ).
Lý Ngạn là người Tính Châu (nay là Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc), vừa hay, Lã Bố cũng là người Tính Châu, trước đó, Lã Bố đã từng bái Lý Ngạn làm thầy. Bồi dưỡng ra được đệ nhất mãnh tướng Tam Quốc, có thể thấy võ công của Lý Ngạn hoàn toàn không tầm thường, thậm chí còn trên cả Đồng Uyên.