Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, có 8 nhân vật nổi danh khắp thiên hạ phải chết vì 8 trạng thái cảm xúc cơ bản.
Ngụy Diên chết vì vui sướng.
Ngụy Diên chết vì vui sướng
Từ lúc đầu quân cho Lưu Bị, Ngụy Diên chưa bao giờ được Gia Cát Lượng tin tưởng và trọng dụng. Gia Cát Lượng trước khi lâm trung đã nói một câu “ta chết đi Ngụy Diên sẽ tác loạn”. Quả nhiên sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Ngụy Diên cho rằng sau này không còn ai áp chế mình nữa, vì thế mà vui sướng hét lên: “Ai dám giết ta“.
Trong lúc Ngụy Diên đang vui sướng tột độ thì bị Mã Đại vung đao đoạt mạng. Một đời chinh chiến trên lưng ngựa, là một mãnh tướng vì Thục Quốc lập vô số công lao, cuối cùng Ngụy Diên lại chết vì tiếng cười vui sướng của mình.
Vương Lãng chết vì phẫn nộ
Vương Lãng chết vì phẫn nộ.
Trong lần Gia Cát Lượng xuất binh phạt Bắc lần thứ nhất, Tư đồ Vương Lãng được Ngụy Đế phong làm quân sư, nhận nhiệm vụ ngăn chặn đại quân của Thục Quốc.
Vương Lãng năm đó 76 tuổi, nói rằng: “Lão phu chỉ cần nói vài lời quản giáo là đủ để khiến Gia Cát Lượng chắp tay đầu hàng, Thục Quốc lui quân”.
Tự tin là vậy, thế nhưng khi hai người đối diện với nhau trước trận chiến, Gia Cát Lượng mở lời mắng vài câu đã khiến Vương Lãng phẫn nộ, hét lên một tiếng rồi ngã ngựa chết.
Gia Cát Lượng chết vì bi thương
Khi Lưu Bị còn sống, Gia Cát Lượng dốc lòng dốc sức phò trợ ông từ lúc chưa có gì trong tay cho đến lúc xưng Vương xưng Đế. Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng tiếp tục tận tâm tận lực hoàn thành đại nghiệp phạt Bắc, tiêu diệt Tào Ngụy, giúp Lưu Thiện củng cố giang sơn.
Tuy nhiên, thiên thời không ủng hộ: Khi Gia Cát Lượng sắp sửa đánh bại đại quân của Tư Mã Ý, trời bỗng đổ mưa khiến địa lôi không thể phát nổ, Tư Mã Ý vì vậy mà thoát thân thành công.
Nhân hòa cũng không hợp: Trong những lần phạt Bắc cuối cùng, đồng minh quân sự của nhà Thục là Đông Ngô công đánh Tào Ngụy không thành phải rút lui về Giang Đông.
Thiên thời địa lợi và nhân hòa đều không ủng hộ, Gia Cát Lượng chỉ có thể bi thương mà oán thiên mệnh. Trận chiến khó khăn kéo dài, Gia Cát Lượng hao tâm tổn sức nhưng vẫn không thể hoàn thành đại nghiệp, cuối cùng lâm bệnh mà chết.
Tào Tháo chết vì sợ hãi
Mặc dù Quan Vũ là do quân Đông Ngô giết chết nhưng Tào Tháo cũng là người dồn Quan Vũ vào bước đường cùng.
Tôn Quyền sau đó đã sai người mang đầu của Quan Vũ làm quà mừng thọ cho Tào Tháo. Tào Tháo không mang đầu Quan Vũ đi bêu mà sai người làm lễ tang trọng thể theo nghi thức an táng chư hầu.
Tuy vậy trong Diễn Nghĩa đã viết rằng: “Tào Tháo mở hộp đựng đầu Quan Vũ ra, thấy râu tóc dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn, vì vậy Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu và không lâu sau cũng chết”.
Chu Du chết vì đố kỵ
Chu Du tuy tuổi còn trẻ nhưng đã được giữ chức Đại Đô Đốc của Đông Ngô, những lão tướng như Trình Phổ hay Hoàng Cái đều rất nể phục và nghe theo mệnh lệnh của Chu Du. Tuy nhiên lòng đố kỵ của Chu Du lại rất lớn, nhiều lần bày mưu bày kế hãm hại Gia Cát Lượng.Ý đồ không những không thành công mà Chu Du còn bị Gia Cát Lượng chọc tức “Chu Lang diệu kế an thiên hạ, đã mất phu nhân lại thiệt binh”.
Chu Du vừa tức giận vừa đố kỵ với tài năng của Gia Cát Lượng, vết thương cũ tài phát, Chu Du chỉ có thể thốt lên những lời đố kỵ “trời sinh Du sao còn sinh Lượng” rồi buông tay rời khỏi nhân thế.
Viên Thiệu chết vì hổ thẹn
Viên Thiệu chết vì hổ thẹn.
Viên Thiệu vốn là người giầu tiềm lực quân sự nhất, xuất thế tứ thế tam công, lại là minh chủ của liên minh 18 lộ chư hầu phạt Đổng Trác. Dưới chướng Viên Thiệu còn có những mãnh tướng như Nhan Lương, Văn Xú, Trương Hợp, Cao Lãm và các mưu sĩ Điền Phong, Hứa Du, có thể nói là nhân tài tề tựu.
Tuy nhiên Viên Thiệu là một chủ công do dự thiếu quyết đoán, bỏ lỡ cơ hội “đón Thiên tử để lệnh chư hầu”, không giúp Lưu Bị giữ Từ Châu, có hơn 10 vạn đại quân trong tay nhưng vẫn bị Tào Tháo chỉ với 7 vạn quân đánh tan tác. Viên Thiệu cuối cùng hổ thẹn đến thổ huyết mà chết.
Vu Cấm chết vì nhục nhã
Vu Cấm chết vì nhục nhã.
Vu Cấm là một trong Ngũ Tử Lương Tướng của Tào Tháo, Tuy nhiên khi Quan Vũ tấn công Phàn Thành, ông đã chủ động đầu hàng.
Sau khi Quan Vũ chết, Vu Cấm bị áp giải đến Đông Ngô, sau được Tôn Quyền thả về Tào Ngụy. Ngụy Đế Tào Phi lệnh cho Vu Cấm đến bái tế Tào Tháo. Vu Cấm nhìn thấy trong lăng mộ có bức khắc họa mình đầu hàng Quan Vũ, cảm thấy quá nhục nhã rồi phát bệnh mà chết.
Dương Tu chết vì tự hào
Tào Tháo đem quân đại chiến với Lưu Bị ở Hán Trung nhưng thua liền mấy trận và phải tử thủ. Tào Tháo bế tắc, muốn rút quân nhưng lại sợ xấu hổ với quần thần đâm ra chán chường
Một buổi tối Hạ Hầu Đôn đến xin khẩu lệnh ban đêm, Tào Tháo trong lúc vô thức đã nói “kê lặc (gân gà)”. Hạ Hầu Đôn nghe khẩu lệnh nhưng không hiểu bên đi hỏi Dương Tu.Dương Tu cười lớn khuyên Hạ Hậu Đôn mau chóng thu dọn hành lý để rút quân. Dương Tu giải thích rằng khẩu lệnh “gân gà” nói lên tâm trạng của Tào Tháo, vừa muốn rút quân, vừa không muốn bỏ giống như gân gà, ăn thì không có thịt, bỏ đi thì thấy tiếc.
Hạ Hầu Đôn nghe thấy có lý liền lệnh binh lính thu dọn hành trang. Tào Tháo biết chuyện rất tức giận nên lấy cớ là Dương Tu phao tin làm loạn lòng quân, đem ra chém đầu. Có thể nói Dương Tu chết vì quá tự hào với sự thông minh của mình.