Quan Vũ và Trương Phi từng sát cánh cùng Lưu Bị vượt qua thời kỳ gian khổ nhất, nhưng không thể ngờ được rằng, cuối cùng Quan Vũ đánh mất Kinh Châu, Trương Phi để mất Từ Châu, Thục Hán suy tàn. Có lẽ đó là số mệnh của ba người họ!
Tam quốc diễn nghĩa là một tiểu thuyết về lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14, kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư. Tiểu thuyết này được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc.
Một trong những thành công lớn nhất của Tam quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện, các nhân vật dũng mãnh tài trí hơn được được xây dựng rõ nét và đặc sắc. Bên cạnh đó còn là các bài học sâu sắc về cuộc đời, tình nghĩa anh em cũng như cách đối nhân xử thế.
Một trong những điển tích nổi tiếng và được lưu truyền rộng rãi nhất chính là lần “kết nghĩa vườn đào” của 3 anh em Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi. Theo tác giả La Quán Trung, 3 người Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi biết nhau không lâu nhưng lại vô cùng tâm đầu ý hợp, quyết định bày tiệc kết bái huynh đệ ở vườn đào với lời thề: “Tuy không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng nguyện ᴄʜếᴛ cùng tháng cùng ngày”. Kể từ đó, cả 3 người cùng đồng tâm hiệp lực, tạo nên Thục Quốc – 1 trong 3 thế lực hùng mạnh thời Tam Quốc.
Nhớ khi Quan Vũ lưu lại quân doanh của Tào Tháo đã nói với Trương Liêu rằng: “Tào Công đối tốt với tôi, trong lòng tôi biết rất rõ. Những tôi chịu ơn trời cao đất dày của Lưu tướng quân, từng thề cùng sống cùng ᴄʜếᴛ, quyết không thể ph.ả.n bội. Tuy không thể lưu lại nơi này nhưng phải lập công, báo đáp được Tào Công thì mới an lòng rời đi”. Có thể thấy, Quan Vũ vô cùng trung thành, một lòng một dạ muốn sống ᴄʜếᴛ cùng chủ quân vì lời thề năm xưa.
Ngược lại, Lưu Bị cũng rất coi trọng Trương Phi, Quan Vũ, đặt tình nghĩa anh em lên đầu, quyết không để đàn bà can thiệp. Cũng chính vì điều này mà Quan Vũ và Trương Phi đã thề cả đời trung thành phục vụ, nguyện hi sinh thân mình để bảo vệ Lưu Bị.
Tuy nhiên, dù đã “thề non hẹn biển” nhưng chính 3 anh em Lưu – Quan – Trương lại là người gián tiếp đưa Thục Hán đến bờ ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ.
Quan Vũ để mất Kinh Châu
Nhắc đến sai lầm của Quan Vũ, hẳn sẽ có người bất mãn và tự đặt câu hỏi, tại sao Lưu Bị lại để cho ông trấn giữ Kinh Châu, rốt cuộc lúc đó Khổng Minh tiên sinh đã nghĩ gì mà làm vậy?
Thậm chí vào lúc Quan Vũ rời đi, Khổng Minh vẫn còn dặn dò Quan Vũ vô cùng kỹ càng, rằng nếu như người Đông Ngô phát hiện ra kế sách của họ và tiến công vào, thì nhất định chỉ được thủ không được tấn công.
Lúc đầu Quan Vũ cũng đã làm theo lời dặn của Khổng Minh, đến người bên Đông Ngô cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ.
Nhưng tin vui cứ liên tục được báo đến tai Quan Vũ, khiến Quan Vũ cuối cùng không thể ngồi yên. Ông nghĩ rằng dựa vào cái gì mà những người khác ở ngoài kia liên tục kiến công lập nghiệp, còn mình chỉ có thể ngồi trấn thủ một chỗ. Càng nghĩ, trong lòng càng cảm thấy vô cùng khó chịu.
Kết quả là, chỉ vì một giây tâm cao khí ngạo, bị mất Mạch Thành không nói, đến cuối cùng Kinh Châu cũng bị rơi vào tay giặc.
Đến lúc Quan Vũ ý thức được tính nghiêm trọng của sự việc, mọi việc đã đi quá xa, vượt khỏi tầm kiểm soát mất rồi.
Thậm chí với một số việc xảy ra ở Kinh Châu, lúc Gia Cát Cẩn đi qua nước Thục cũng đã đề cập với Khổng Minh, Khổng Minh cũng đã viết một bức thư cho Quan Vũ, chỉ ra rằng Quan Vũ không được manh động, không được xúc động nhất thời mà làm hỏng đại sự.
Nhưng dù thế nào cũng không ngờ được rằng, sau khi Quan Vũ nhận thư của Khổng Minh, trong lòng dấy lên cảm giác vô cùng khó chịu và bắt đầu tự làm theo ý mình.
Khi Lã Mông dẫn người bắt đầu công thành, Quan Vũ vẫn còn ở Phàn Thành. Khi con trai của Trương Phi mang tin tức từ Kinh Châu về, Quan Vũ còn tưởng rằng đây chỉ là một trò đùa, nhưng không thể ngờ rằng, chỉ vì một khắc sơ suất của ông đã gây ra một sai lầm vô cùng lớn.
Còn về lý do tại sao lúc đó Lưu Bị lại để cho Quan Vũ đến trấn thủ Kinh Châu, có lẽ là vì Trương Phi từng uống ʀượᴜ rồi mắc phải sai lầm, đánh mất Kinh Châu một lần.
Lưu Bị không còn tin cậy Trương Phi nữa, không nghĩ đến Triệu Vân, lại dựa trên tình cảm gắn bó thân thiết để chọn người nên Lưu Bị mới giao cho Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu.
Trương Phi vì ʀượᴜ mà đánh mất Từ Châu
Trương Phi là người sát cánh cùng Lưu Bị từ thuở hàn vi, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Trương Phi nổi tiếng với sức khỏe địch muôn người cùng với sự dũng cảm coi thường cái ᴄʜếᴛ.
Những chiến công của Trương Phi có thể kể tới: dẹp giặc Khăn Vàng, chặn quân Tào Tháo ở trận Trường Bản, truy kích Tào Tháo ở trận Xích Bích, đánh Tây Xuyên, thu phục Nghiêm Nhan, giao tranh với Trương Cáp ở Ba Tây, đánh nhau với Mã Siêu…
Năm 195, Lã Bố đánh nhau với Tào Tháo ở Duyện Châu, thua chạy sang nương nhờ Lưu Bị ở Từ Châu. Sau đó, Lưu Bị vâng mệnh triều đình cầm quân thảo phạt Viên Thuật, đem theo Quan Vũ rời Từ Châu đến Nam Dương. Trương Phi tình nguyện ở lại xin giữ Từ Châu. Lưu Bị dặn dò mấy lượt, Trương Phi vâng dạ thề không uống ʀượᴜ và đánh lính tráng. Lưu Bị ra đi mà lòng vẫn canh cánh.
Quả nhiên ở nhà có sự chẳng lành. Trương Phi chứng nào tật ấy, rời ʀượᴜ nửa bước không đành. Một hôm, ông cho triệu tập tất cả văn võ bá quan Từ Châu đến mời ʀượᴜ. Trương Phi đến trước Tào Báo ép uống. Tào Báo nói mình theo thiên giới, xin khước từ. Nhưng Trương Phi cố ép, Tào Báo sợ quá đành vâng mệnh.
Mà Tào Báo chính là nhạc phụ của danh tướng Lã Bố. Lã Bố nghe chuyện tức giận sôi người, sai Tào Báo làm nội ứng, đang đêm trong ứng ngoài hợp, đánh cướp Từ Châu. Tráng sĩ Trương Phi của chúng ta khi ấy vẫn còn đương say giấc nồng, mình đầy mùi ʀượᴜ. Nghe thấy Lã Bố vào cướp Từ Châu liền cầm v.ũ kh.í lên ngựa định ra cự đánh nhưng bước chân lảo đảo, tinh thần hoang mang, hãy còn say ʀượᴜ mất hết sức lực, bèn phải chạy trốn nơi đồng hoang.
Lưu Bị gián tiếp để mất Ích Châu
Thục Hán được Lưu Bị thành lập, nhưng Lưu Bị lại không phải là người gốc ở Ích Châu. Ông sinh ra ở Hà Bắc và không sống ở Ích Châu lâu dài. Về phần các tướng lĩnh và mưu sĩ đi theo Lưu Bị khởi nghiệp, cũng có rất ít người có xuất thân ở Ích Châu.
Tựu trung lại, đối với Ích Châu, tập đoàn của Lưu Bị hoàn toàn là một thế lực ngoại bang. Điểm này có thể nhận thấy ngay từ khi Lưu Bị mới vào Ích Châu, đã xuất hiện mâu thuẫn giữa Lưu Bị và người dân địa phương.
Bên cạnh đó, trước khi Lưu Bị tiến vào Ích Châu, Lưu Chương đã chiếm giữ vùng đất này trong nhiều năm. Do đó, sau khi Lưu Bị nổi dậy chiếm được Ích Châu, những thuộc hạ cũ, cùng cường hào địa chủ vẫn còn tồn tại.
Tuy bề ngoài những người này đầu hàng trước lực lượng của Lưu Bị, nhưng đằng sau họ vẫn duy trì sự độc lập, chống đối hết mức có thể. Đây là khó khăn mà tập đoàn của Lưu Bị phải đối mặt. Với việc dùng lễ để đối đãi hiền tài của Lưu Bị xem ra khó có thể áp dụng ở Ích Châu trong bối cảnh lúc đó.
Năm 221, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế của Thục Hán. Đến năm 263, Thục Hán sụp đổ. Như vậy, Thục Hán chỉ tồn tại 42 năm. Trong thời gian này, thế lực của Lưu Bị và các lực lượng địa phương ở Ích Châu vừa có sự hợp tác vừa cạnh tranh. Hai bên tuy duy trì sự hợp tác nhưng vẫn có không ít mâu thuẫn.
Trên thực tế, không phải Lưu Bị không nhận ra tầm quan trọng của quyền lực địa phương ở Ích Châu sau khi vào Tây Xuyên. Vị quân chủ này đã đưa một số người ở Ích Châu làm quan nhằm tạo ra một môi trường tương đối ổn định cho việc thành lập Thục Hán.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng tiếp tục kế thừa chính sách tuyển dụng của Lưu Bị, khi sử dụng các nhân sĩ ở Ích Châu làm quan, cho tham gia cuộc viễn chinh ở phía Nam và chiến dịch Bắc phạt. Nhưng bổ nhiệm là một chuyện, điều này có thực sự giải quyết được cấu trúc quyền lực vốn có ở Ích Châu hay không lại là một vấn đề khác.
Tuy nhiên, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, nội bộ của Thục Hán lại tiếp tục nảy sinh bất ổn khi các phe cánh vẫn mâu thuẫn, nhất là giữa những người từng đi theo Lưu Bị lập nghiệp, thế lực ở Kinh Châu và cả lực lượng địa phương ở Ích Châu.
Năm 263, Tào Nguỵ tấn công Thục Hán. Lúc này, Đông Ngô ở bên ngoài nhưng cũng không có sự trợ giúp, thế lực ở Ích Châu cũng không có sự ủng hộ hay giúp đỡ triều đình Thục Hán.