Có rất nhiều tướng tài được Tào Tháo phát hiện và thu phục. Dù không thể có trong tay 3 mãnh tướng này nhưng Tào Tháo cũng đã có cho mình Ngũ tử lương tướng hùng mạnh.

Nhắc đến Tào Tháo là nhắc đến một anh hùng thời l.oạn, có lẽ mọi người không còn quá xa lạ với nhân vật lịch sử Trung Quốc nổi tiếng này, Tào Tháo là người đặt nền móng cho chính quyền Tào Ngụy, bản thân cũng là một trong những nhân vật có m.áu mặt nhất thời kì Tam Quốc.

Ông được xem là người coi trọng nhân tài nhất. Ông đã đặc biệt ban hành lệnh tìm kiếm nhân tài với mục đích thuyết phục, chiêu mộ họ cùng về chiến đấu với mình. Đối với sự nghiệp tìm kiếm anh hùng, Tào Tháo chưa bao giờ giấu giếm khát vọng của mình.

Tào Tháo từng có mong muốn thu phục ba vị tướng này, thậm chí cho rằng có một trong ba người này thì chắc chắn sự nghiệp chinh ph.ạt thiên hạ của ông sẽ thành công. Tuy nhiên, đây mãi mãi chỉ là mong ước của Tào Tháo. Bởi ba vị tướng này là những người cho dù cố gắng như thế nào Tào Tháo cũng không thể có được.

Thứ nhất, Cao Thuận

Cao Thuận đã bắt đầu sự nghiệp chiến đấu của mình dưới sự chỉ huy của Lữ Bố vào những năm cuối thời nhà Đông Hán. Ông nổi tiếng là một người dũng cảm, tháo vát, giỏi tham chiến và sở hữu một lực lượng quân chủ lực gần 1.000 kỵ binh có đội hình “h.ãm trận doanh” khiến ai ai cũng phải khiếp s.ợ.

Tào Tháo rất ngưỡng mộ Cao Thuận, từng thuyết phục theo quân Tào nhưng Cao Thuận không hề lay chuyển, luôn trung thành với Lữ Bố.

Cục diện chiến sự thay đổi sau trận Hạ Bì, trước sự ᴛấɴ ᴄôɴɢ mạnh mẽ vào thành Từ Châu của liên minh Tào – Lưu, lực lượng Lữ Bố không thể chống cự. Tào Tháo ɢɪếᴛ Lữ Bố, nhiều tướng sĩ bị b.ắt sống, trong đó có Cao Thuận.

Cao Thuận thà ᴄʜếᴛ chứ không khuất phục quân Tào. (Ảnh: Sohu)

Suốt khoảng thời gian bị gi.am giữ, Tào Tháo đã nhiều lần cử người đến thuyết phục Cao Thuận, hy vọng có thể đưa vị tướng này về dưới trướng mình. Nhưng Cao Thuận luôn tuân thủ nguyên tắc trung thành, không chịu khuất phục và mong muốn được ᴄʜếᴛ cùng Lữ Bố.

Dưới sự cương quyết của Cao Thuận, Tào Tháo chỉ bất lực, ngậm đắng nuốt cay để ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ vị tướng tài mà mình hằng mong muốn.

Thứ hai, Quan Vũ

Quan Vũ là đại diện của sự trung nghĩa, võ nghệ cao cường, Tào Tháo dù là một gian hùng, ông cũng cần mọi người trung thành với mình, Tào Tháo càng đối xử tốt với Quan Vũ, tiếng thơm càng được truyền xa, điều này có ích rất nhiều trong việc chiêu mộ nhân tài của ông, hơn nữa, cũng khiến thuộc hạ cấp dưới biết rằng: chỉ cần anh trung thành với tôi, hơn nữa còn có bản lĩnh thì ở chỗ tôi nhất định sẽ không bị “ch.ôn vùi”

Quan Vũ tha cho Tào Tháo ở đường Hoa Dung. Ảnh minh họa

Quan Vũ đương nhiên là hiện thân của lòng trung thành, nhưng lòng trung thành của ông lại luôn hướng về lưu Bị và thục Hán.

Tào Tháo nhiều lần ban thưởng cho Quan Vũ ngọc ngà tơ lụa, mỹ nữ xe đẹp, có thể nói là đãi ngộ cấp nhà nước, nhưng Quan Vũ vẫn luôn: “Ngộ chi thứ mã nhật hành thiên lí, kim hạnh đắc chi, nhược chi huynh trưởng hạ lạc, khả nhất nhật nhi kiến diện hĩ”. (đại ý muốn nói nay đã biết tung tích huynh trưởng, tức Lưu Bị, nên Quan Vũ muốn đi gặp).

Bản thân từ đầu tới cuối vẫn không bằng một Lưu Bị cỏn con, Tào Tháo khi đó dù có thích Quan Vũ tới đâu cũng đành phải để cho Quan Vũ ra đi.

Trận Xích Bích bại trận, Tào Tháo dẫn quân qua đường Hoa Dung để trốn chạy, Quan Vũ lại chống lại quân lệnh, thả Tào Tháo đi vì muốn trả ơn nghĩa của Tào Tháo trước đó. Một con người hào hùng, trung nghĩa như vậy, Tào Tháo có thể không cảm động ư?

Thứ ba, Triệu Vân

Vị tướng thứ ba mà Tào Tháo muốn nhưng mãi mãi không có được đó là Triệu Vân. Trong trận Trường Bản, trước tình thế cấp bách, Lưu Bị không thể bảo vệ gia quyến của mình nên giao phó nhiệm vụ cho Triệu Vân.

Triệu Vân xông pha trận mạc quyết tâm bảo vệ gia quyến Lưu Bị khiến Tào Tháo tâm phục khẩu phục. (Ảnh: Sohu)

Triệu Vân một mình xông pha trận mạc, thách đấu và ɢɪếᴛ liên tiếp hàng chục tướng lĩnh, thậm chí giật được thanh k.iếm quý của Tào Tháo, thành công bảo vệ an toàn cho gia quyến Lưu Bị. Khâm phục trước tài năng của Triệu Vân, nhận thấy trong vị tướng này có hình tượng của Lữ Bố năm xưa, nên Tào Tháo nảy sinh ý định b.ắt sống nhưng không thành công.

Có thể nói, thành công của Tào Tháo không chỉ nhờ tài năng, tài thao lược mà còn có sự đóng góp to lớn của các mưu sĩ, tướng lĩnh của ông. Có rất nhiều tướng tài được ông phát hiện và thu phục. Dù không thể có trong tay Cao Thuận, Quan Vũ, Triệu Vân nhưng Tào Tháo cũng đã có cho mình Ngũ tử lương tướng hùng mạnh, đó là Hạ Hầu Đôn, Từ Hoảng, Trương Liêu, Hứa Chử và Điển Vi.

Tham khảo Sohu