Trước khi qua đời, Bàng Thống để lại lời trăn trối chỉ có 8 chữ. Khi đọc nội dung này, Gia Cát Lượng giật mình nhận ra kết cục nhà Thục Hán trong tương lai.

Khi nhắc đến mưu sĩ xuất chúng thời Tam Quốc, nhiều người nghĩ ngay đến Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, một nhân vật được đánh giá có tài năng ngang ngửa Gia Cát Lượng nhưng ít nổi tiếng hơn là Bàng Thống.

Theo sử sách, Bàng Thống, tự Sĩ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ, là mưu sĩ của Lưu Bị. Xuất thân ở Nam Quận thuộc Kinh Châu, vị mưu sĩ này được đánh giá thông minh, học rộng hiểu sâu và có nhiều mưu kế hay.

Theo Tam Quốc chí phần “Bàng Thống Pháp Chính truyện” thì Bàng thống là người đất Nam Quận thuộc Kinh châu, ông sinh năm 178 và mất năm 214 sau Công nguyên.

Cuốn “Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện” của tác giả Trần Văn Đức (người Trung Quốc) thì cho biết Bàng Thống thậm chí còn có họ hàng với Gia Cát Lượng khi một người chị của Gia Cát Lượng là vợ của người anh họ với Bàng Thống.

Về tài năng, Bàng Thống được xem như không hề thua kém so với Gia Cát Lượng. Nhược điểm lớn nhất của Bàng Thống là về ngoại hình khi ông được biết tới là một người có dung mạo rất xấu.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa thì tài năng của Bàng Thống được mô tả ở trận Xích Bích khi ông giúp Chu Du đánh l.ừa Tào Tháo để quân Tào nối các chiến thuyền lại với nhau bằng xích sắt nhằm tránh cho quân lính (đa phần là người phương Bắc, không quen thủy chiến) đỡ bị say sóng.

Tuy nhiên đây chính là điểm yếu chí t.ử tạo điều kiện cho Chu Du dùng chiến thuật ʜᴏ̉ᴀ ᴄôɴɢ, ᴛʜɪêᴜ ᴄʜᴀ́ʏ các chiến thuyền của quân Tào nhanh hơn. Cùng với đó là truyện Bàng Thống làm huyện lệnh nhỏ, chỉ trong nửa ngày mà giải quyết công việc hơn trăm ngày của một huyện khiến Lưu Bị kinh ngạc và tạ t.ội vì trước kia coi thường.

Tuy Tam Quốc diễn nghĩa có phần “tô hồng” cho tài năng của Bàng Thống. Nhưng trong thực tế lịch sử, Bàng Thống cũng cho thấy mình là một người tài năng. Thể hiện ở chỗ Gia Cát Lượng cũng rất kính nể ông.


Sau này, khi Chu Du ᴄʜếᴛ, Bàng Thống đầu quân làm việc cho Lưu Bị. Một trong những dấu ấn lớn của vị quân sư này là việc bày mưu giúp Lưu Bị đ.ánh chiếm Ích Châu.

Cụ thể, vào năm 211, Bàng Thống dâng lên 3 kế sách nhằm giúp quân chủ chiếm được Ích Châu. Sau khi suy nghĩ cẩn thận, Lưu Bị chọn kế sách thứ hai tức là phao tin Kinh Châu có việc nên phải quay về, đồng thời dụ hai tướng Tây Xuyên là Dương Hoài, Cao Bái (đang trấn giữ Bạch Thủy) tới ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ. Sau đó, Lưu Bị sẽ cho quân tiến đ.ánh Thành Đô.

Vào năm 214, Lưu Bị cùng Bàng Thống chia đường để ᴛấɴ ᴄôɴɢ Lạc Thành. Trong trận chiến này, vị quân sư tài ba của nhà Thục Hán t.ử v.ong do trúng phải mũi tên tẩm đ.ộc của quân địch. Theo đó, ông qua đời khi 36 tuổi.

Trong lúc lâm chung, Bàng Thống để lại 8 chữ: “Hôm nay ta ᴄʜếᴛ, đó là ý trời”. Khi nghe lời trăn trối của ông, nhiều người cứ nghĩ vị mưu sĩ này dường như không can tâm ᴄʜếᴛ trẻ như vậy.Khác với mọi người, Gia Cát Lượng có cách hiểu khác đối với lời trăn trối của Bàng Thống. Theo Khổng Minh, Bàng Thống đã nhìn thấu kết cục của nhà Thục Hán khi cận kề cái ᴄʜếᴛ.

8 chữ của Bàng Thống hàm ý rằng, Lưu Bị không thể thống nhất thiên hạ, phục hưng Hán thất. Đây là ý trời, không ai có thể xoay chuyển thời cuộc. Do vậy, khi hiểu được lời trăn trối của Bàng Thống, Gia Cát Lượng không khỏi đau xót cho tương lai nhà Thục Hán.