Những nhân vật khét tiếng như Lã Bố, Lưu Bị cũng đã bị Tào Tháo biến thành quân cờ để thu về lợi ích là minh chứng về ᴛʜủ đᴏạɴ dùng người cao siêu của Tào Tháo, cũng là yếu tố bộc lộ sự đáng s.ợ về tính cách của vị quân chủ này.
Bàn về tính cách của nhân vật Tào Tháo trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, có người đã từng đưa ra nhận định ông thuộc vào kiểu người sẽ trở thành “năng thần trong thời bình”, nhưng lại là “gian thần trong thời l.oạn”. Và sự thật là cho tới ngày nay, tính cách của nhân vật này vẫn là một chủ đề tương đối gây tr.anh c.ãi.
Có người cho rằng Tào Tháo quả thực là kẻ gian hùng, có người lại khẳng định ông chính là một bậc kiêu hùng. Thế nhưng dù thế nào thì ít ai có thể phủ nhận được một sự thật: Đó là Tào Tháo rất biết cách nhìn người, dùng người.
Trong phạm vi của “Tam Quốc diễn nghĩa” nói riêng, ᴛʜủ đᴏạɴ dùng người của vị quân chủ này còn đáng s.ợ tới nỗi dễ dàng biến những nhân vật khét tiếng khác trở thành quân cờ của mình. Và Lã Bố cùng Lưu Bị cũng từng nằm trong số đó.
Tào Tháo kiêng dè Lưu Bị hơn Lã Bố?
Đối với Tào Tháo mà nói, Lã Bố và Lưu Bị đều là những nhân vật kiệt xuất đương thời. Thực chất Tào Tháo cũng luôn có suy nghĩ phải ɢɪếᴛ Lưu Bị đề d.iệt tr.ừ hậu h.ọa, thế rồi cuối cùng vẫn phải thả Lưu Bị rời đi.
Ngược lại, khi Lữ Bố rơi vào tay Tào Tháo, ông chỉ trăn trở một lúc rồi ra lệnh ᴛử ʜìɴʜ. Rõ ràng Tào Tháo biết Lưu Bị ng.uy h.iểm hơn Lã Bố rất nhiều nhưng vì sao lại quyết định ɢɪếᴛ Lữ Bố mà không ɢɪếᴛ Lưu Bị?
Lý do là sự chênh lệnh về thế lực giữa Lã Bố và Lưu Bị vào thời điểm đó. Tuy Lã Bố vô mưu nhưng khả năng đ.ánh trận lại rất giỏi. Tào Thào nhiều lần còn phải tính đường rút lui khi đối đầu với Lã Bố. Sau nhờ có Quách Gia đưa ra kỳ kế, dùng m.ưa lớn nhấn chìm Lã Bố, Tào Tháo mới có thể giành được thắng lợi.
Ngược lại vào thời điểm đó, Lưu Bị như t.ù nhân bị giam lỏng trong Tào doanh. Tuy Tào Tháo rất kiêng sợ Lưu Bị nhưng lại cho rằng Lưu Bị có trí dũng nhưng không đủ thực lực, nên không đáng để bận tâm.
Mặt khác, Tào Tháo là một nhà quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc, khi dụng binh ông luôn chú trọng việc có thể kiểm soát và tin tưởng tướng lĩnh và binh sĩ. Như Lã Bố, dù dũng mãnh vô song nhưng Tào Tháo không dám chắc có thể chế ngự được, nên khi Lưu Bị nhắc đến Đinh Nguyên và Đổng Trác, Tào Tháo đã không do dự mà hạ lệnh x.ử t.ử ngay Lã Bố.
Tào Tháo ɢɪếᴛ Lã Bố sẽ không gây ảnh hưởng gì đến danh tiếng của ông, vì dù gì Lã Bố cũng mang tiếng là “Gia nô ba họ”. Còn đối với Lưu Bị, dù cho lúc đó Tào Tháo có nhìn ra được mối ng.uy h.iểm tiềm tàng, nhưng Lưu Bị đã che giấu sự ng.uy h.iểm đó rất khôn khéo.
Nếu như Tào Tháo tùy tiện ɢɪếᴛ Lưu Bị mà không có lý do chính đáng, sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của ông trong mắt anh hùng thiên hạ, bởi Lưu Bị lúc ấy được biết đến là người đại nhân đại nghĩa và còn mang danh Hoàng thúc Hán Thất. Vì vậy dù trong lòng đầy lo lắng nhưng Tào Tháo cũng chỉ có thể đứng nhìn Lưu Bị rời đi.
Lý do khiến Lã Bố và Lưu Bị lọt vào tầm ngắm của Tào Tháo
Năm xưa sau khi hay tin cha mình bị ɢɪếᴛ ʜạɪ, Tào Tháo một mực muốn đ.ánh hạ Từ Châu để ʙáᴏ ᴛʜù.
Thế nhưng lúc này một nhân vật là Trần Cung đã đột ngột xuất hiện. Trần Cung vốn từng c.ứu mạng Tào Tháo, nhưng sau khi chứng kiến ông lạm s.át người vô tội thì đã rời đi và đầu quân cho Lã Bố.
Dưới sự bày m.ưu tính kế của mưu sĩ họ Trần này, Lã Bố đã dẫn quân đ.ánh vào đại bản doanh của Tào Tháo.
Lúc này, Tào Tháo đang dẫn quân chủ lực đi chinh ph.ạt Từ Châu. Thế nhưng đại bản doanh đóng vai trò vô cùng trọng yếu, vì vậy ông chỉ có thể bỏ Từ Châu để đem quân về ứng c.ứu.
Kết quả là sau khi trở về, ông cùng Lã Bố giao chiến mấy hồi, hai bên đều bị thiệt h.ại nên đành tạm lui binh.
Cùng lúc đó, Đào Khiêm ở Từ Châu đã qua đời, đem tòa thành này truyền lại cho Lưu Bị. Lã Bố sau đó cũng bị đẩy vào thế bí trước quân Tào, chỉ còn cách thu binh và tới nương nhờ nơi Lưu Bị.
Cũng kể từ đây, Tào Tháo đã bắt đầu bày m.ưu tính kế để biến Lã Bố và Lưu Bị thành những quân cờ đem lại lợi ích cho mình.
Tào Tháo đã thao túng Lưu Bị và Lã Bố như thế nào để đạt được mục đích?
Sau khi nghe tin Hán Hiến Đế bị ᴜʏ ʜɪếᴘ, Tào Tháo đã chủ động hộ tống nhà vua về Hứa Đô, từ đó thuận lợi tiến hành kế sách “nắm lấy Thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu”.
Lúc này, ông vốn muốn phái Hứa Chử trực tiếp dẫn quân đ.ánh Lưu Bị ở Từ Châu. Nhưng khi đó vì có mưu sĩ can ngăn và hiến kế, ông đã quyết định chủ động phong cho Lưu Bị chức tước, sau đó âm thầm hạ lệnh cho Lưu Bị ɢɪếᴛ Lã Bố.
Mục đích của ông là muốn châm ngòi mâu thuẫn giữa hai nhân vật này, để cho Lưu Bị và Lã Bố nảy sinh mâu thuẫn và ᴛàɴ sáᴛ lẫn nhau. Thế nhưng m.ưu kế này ban đầu không thành, vì Lưu Bị đã quyết định tha cho Lã Bố một mạng.
Không dừng lại ở đó, Tào Tháo lại âm thầm châm ngòi mâu thuẫn giữa Viên Thuật và Lưu Bị, rồi lại lệnh cho Lưu Bị đi chinh ph.ạt Viên Thuật.
Đây thực chất cũng là một âm m.ưu thâm sâu khác, để cho Lưu Bị cùng lúc đắc tội với cả hai phe Lã Bố và Viên Thuật, còn Tào Tháo sẽ ngồi giữa hưởng lợi.
Kết quả cũng không ngoài dự liệu, vì bị Trương Phi chọc gi.ận, Lã Bố đã lấy cớ này để dẫn quân công ch.iếm Từ Châu.
Mà Lưu Bị khi ấy đang cùng Viên Thuật giao chiến, lại bị Viên Thuật đ.ánh lén doanh trại, cuối cùng chỉ có thể thảm bại thu binh, đến mảnh đất đặt chân cũng không còn.
Dù sau đó vẫn được Lã Bố “nhường” cho đất đóng quân ở Tiểu Bái, thế nhưng cũng kể từ đây, Lưu Bị và Lã Bố đã kết mối ᴛʜâᴍ ᴛʜù khó có thể hóa giải. Sau khi nương nhờ Tào Tháo, Lưu Bị còn hỗ trợ vị quân chủ này đuổi cùng ɢɪếᴛ tận kẻ ᴛʜù họ Lã.
Từ đó có thể thấy, mục đích của Tào Tháo là châm ngòi mâu thuẫn giữa Lưu – Lã quả thực đã thành công.
Và những nhân vật khét tiếng như Lã Bố, Lưu Bị cũng đã bị ông biến thành quân cờ để thu về lợi ích.
Đây chính là một trong những minh chứng về ᴛʜủ đᴏạɴ dùng người cao siêu của Tào Tháo, cũng là yếu tố bộc lộ sự đáng s.ợ về tính cách của vị quân chủ này.