Có thể nói công trạng và chiến tích của Triệu Vân và Lữ Bố lẫy lừng như nhau. Vậy rốt cuộc Lữ Bố mạnh hơn Triệu Vân ở điểm nào?

Dưới thời Tam quốc, Lữ Bố và Triệu Vân là 2 trong số những võ tướng mạnh nhất và nổi tiếng nhất. Chẳng thế mà dân gian có câu: “Nhất Lữ nhị Triệu tam Điển Vi, tứ Quan ngũ Mã lục Trương Phi” để nói về tài năng võ nghệ của các võ tướng.

Trong số các mãnh tướng, Lữ Bố và Triệu Vân là hai nhân vật lẫy lừng, từng lập nhiều chiến công xuất chúng trên chiến trường.

Lữ Bố ᴘʜảɴ ʙộɪ Đinh Nguyên phục vụ Đổng Trác, nhưng sau lại chính tay ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Quốc tặc, lập được đại công cứu thiên hạ và Hán Thất thoát khỏi sự thống trị của ɢɪặᴄ Đổng.

Lữ Bố được nhiều người công nhận với cái danh “đệ nhất thần tướng”. Thế nhưng nếu suy xét kỹ hơn, Lữ Bố không hề có chiến tích nào được xem là lẫy lừng hay ᴄʜấɴ độɴɢ thiên hạ. Thế thì việc phong danh “đệ nhất thần tướng” cho Lữ Bố chưa đủ thuyết phục, không thể chứng minh thực lực một cách xác đáng.

Sau khi Lữ Bố ᴄʜếᴛ, Tam Quốc xuất hiện một kỳ tài võ học, chưa bao giờ biết thất bại là gì, hoàn toàn có đủ năng lực để đấu tay đôi với Lữ Bố, đó chính là Triệu Vân.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Triệu Vân, hay còn được gọi là Triệu Tử Long, được mệnh danh là “tướng quân bách thắng”, cả đời chiến đấu với đao kiếm nhưng không hề có một vết sẹo, từ nhỏ đam mê võ thuật và không ngại xông pha vào chốn ʜᴜɴɢ ʜɪểᴍ để hoàn thiện bản thân.

Không chỉ dũng mãnh, Triệu Vân còn có đức tính trung nghĩa, luôn lo nghĩ đến bách tính thiên hạ. Có thể thấy, Triệu Vân thời Tam Quốc là sự hiện diện của một vị võ tướng hoàn hảo từ võ nghệ cho đến phẩm chất.

Cả đời của Triệu Vân đã trải qua vô số trận chiến, trong đó trận Trường Bản được xem là cuộc chiến nguy ʜɪểᴍ và quy mô nhất mà Triệu Vân từng tham gia. Tại trận Trường Bản, Triệu Vân đã không màng tính mạng, một mình thất tiến thất xuất cứu Ấu chúa A Đẩu.

Vì thế có thể nói công trạng và chiến tích của Triệu Vân và Lữ Bố lẫy lừng như nhau. Vậy rốt cuộc Lữ Bố mạnh hơn Triệu Vân ở điểm nào?

Triệu Vân

Thứ nhất, mặc dù Triệu Vân và Lữ Bố chưa từng giao đấu trực tiếp với nhau, nhưng từ những trận đơn đấu của hai người với những mãnh tướng khác có thể nhìn ra thực lực của họ.

Năm xưa, khi 18 lộ chư hầu thảo phạt Đổng Trác, Lữ Bố dựa vào sức lực bản thân, một mình đại chiến tam anh Lưu-Quan-Trương, có thể thấy thực lực của Lữ Bố gần bằng Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi hợp lại. Ngoài ra trong lúc đối đầu với Tào Tháo, danh tướng Tào Ngụy là Hứa Chử chỉ có thể giao đấu khoảng hai mươi hiệp với Lữ Bố.

Còn về lịch sử đấu của Triệu Vân, trong trận chiến Nhữ Nam, Hứa Chử có thể cầm cự với Triệu Vân những 30 hiệp. Ngoài ra trong lúc Tào Tháo công đánh Viên Thuật, Triệu Vân cũng cần tới 50-60 hiệp mới có thể đánh bại được đại tướng Văn Xú.

Nếu dựa vào cuộc chiến với Hứa Chử để so sánh thì Lữ Bố không nhỉnh hơn Triệu Vân là bao. Tuy nhiên nếu căn cứ vào việc Quan Vũ chỉ cần một đ.a.o đã ch.é.m ᴄʜếᴛ Văn Xú, trong khi Lữ Bố có thể một mình giao chiến với ba anh em Lưu-Quan-Trương, thì hoàn toàn không sai khi nói rằng Lữ Bố lợi hại hơn Triệu Vân một bậc.

Thứ hai, cũng tại trận chiến ở Nhữ Nam, khi đối mặt với 3 danh tướng Tào Ngụy là Hứa Chử, Lý Điển và Lạc Tiến, Triệu Vân không đánh mà phải chọn giải pháp đột phá vòng vây.

Ngược lại khi đối đầu với Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, Lữ Bố đã có dịp trổ hết sức lực và tài nghệ. Điều quan trọng là ba người Hứa Chử, Lý Điển và Lạc Tiến đều từng thất bại dưới tay Trương Phi, trong khi Trương Phi lại không thể một mình đánh với Lữ Bố. Thế nên Triệu Vân đương nhiên là phải xếp sau chủ nhân của ngựa Xích Thố.

Từ những khía cạnh trên có thể thấy việc được xếp đứng trên Triệu Vân và xưng danh võ thần Tam Quốc hoàn toàn xứng đáng với Lữ Bố. Tuy nhiên điều này cũng không làm thay đổi được kết quả Triệu Vân là Thường Thắng Tướng quân mà người đời luôn lưu truyền hàng ngàn năm qua.