Mặc dù Trương Phi cũng bị đ.ánh bại khi giao chiến với người khác, nhưng luôn tồn tại một vị tướng khiến ông không dám trực tiếp giao chiến. Đó là ai? 

Trương Phi (166 – 221), tự Ích Đức, thường gọi Dực Đức, là một trong ngũ hổ tướng nhà Thục Hán. Trương Phi dược đánh giá có sức mạnh ngang Lữ Bố, Mã Siêu, Quan Vũ, Điển Vi.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Trương Phi được xem là một vị mãnh tướng rất nổi tiếng. Bất luận đối mặt với đối thủ mạnh yếu ra sao, Trương Phi chưa bao giờ e dè. Võ nghệ của Lã Bố dù cao hơn nhiều, nhưng Trương Phi không vì vậy mà lựa chọn rút lui, ngược lại còn rất nhiều lần trực tiếp nghênh chiến với Lã Bố.

Nhân vật Trương Phi trên màn ảnh nhỏ.

Mặc dù Trương Phi cũng có bị đánh bại khi giao chiến với người khác, nhưng luôn tồn tại một vị tướng khiến ông không dám trực tiếp giao chiến, chính là bộ tướng Văn Sính dưới trướng Lưu Biểu vùng Kinh châu.

Văn Sính tự Trọng Nghiệp là người thuộc huyện Uyển thuộc quận Nam Dương. Văn Sính khởi đầu sự nghiệp phục vụ dưới trướng của Lưu Biểu, được phong làm đại tướng và trấn giữ phương Bắc.

Ông không quá nổi tiếng, nhưng ông rất giỏi trong việc trấn thủ thành trì. Lưu Tông sau khi đầu hàng Tào Tháo, Văn Sính cũng theo đó mà trở thành bộ hạ của Tào, Tào Tháo mệnh lệnh cho Tào Thuần và Văn Sính cũng nhau đi công đánh Lưu Bị.

Lưu Bị thất bại trong trận Trường Bản, chỉ đành chạy thoát thân, Trương Phi bảo vệ Lưu Bị, xông vào gi.ao ch.iến với quân Tào, lúc này, Văn Sính bước ra chặn đường, Trương Phi vốn dĩ bừng bừng khí thế, nhưng khi gặp Văn Sính, ngay lập tức liền dừng lại. Lưu Bị mắng Văn Sính là kẻ ph.ản chủ, Văn Sính xấu hổ bèn tha cho Lưu Bị một mạng.

Từ phản ứng của Trương Phi khi gặp Văn Sính, có thể thấy Trương Phi sở dĩ không dám trực tiếp đối mặt với đối phương có thể là bởi ông tự thấy mình không phải là đối thủ của đối phương.

Nói Trương Phi sợ Văn Sính thì có vẻ hơi ấm ức, khi Lưu Tông còn chưa đầu hàng Tào Tháo, Lưu Bị đã từng có một thời kì chung sống hòa bình với thế lực ở Kinh Châu, Trương Phi có lẽ đã từng giao chiến với Văn Sính. Đối mặt với sự công kích của Văn Sính, Trương Phi cảm thất do dự cũng là điều rất bình thường.

Nói về Văn Sính, ông nổi bật với năng lực dẫn binh đánh trận, ông đã từng nhiều lần dẫn quân đánh bại được cả Quan Vũ.

Quan Vũ là một danh tướng đương thời, chiến tích lẫy lừng, uy trấn Hoa Hạ, nhưng không ít lần phải nhận thất bại trước Văn Sính.

Văn Sính từng đánh Quan Vũ ở trận Tầm Khẩu, lập được công lao, được phong làm Diên Thọ đình hầu và chức Thảo nghịch tướng quân. Sau đó tại Hán Tân, Văn Sính chiếm được quân lương của Quan Vũ. Chưa hết, ông còn từng đ.ốt hết chiến thuyền của quân Thục ở Kinh Châu, giáng một đòn đau cảnh cáo sự kiêu ngạo của Quan Vũ.

Năm 226, Tôn Quyền thân chinh đưa 5 vạn quân đến vây Văn Sính ở Thạch Dương. Văn Sính kiên quyết cố thủ. Tôn Quyền đóng giữ hơn hai mươi ngày không có kết quả, ngược lại còn hao binh tổn tướng, buộc phải lui về. Văn Sính thấy vậy, mở thành mang quân tr.uy k.ích đánh tan quân Ngô.

Khi Đông Ngô công đánh Giang Hạ, triều đình nhà Ngụy vô cùng lo lắng, nhưng Tào Minh Đế Tào Duệ lại rất ung dung và từng nói rằng: “Tôn Quyền ắt không thể ở lại lâu”, điều này cho thấy Văn Sính đến đời Tào Duệ cũng rất được tín nhiệm.

Có thể giao chiến với Quan Vũ mà chưa một lần thất bại, cho dù là danh tướng thời Tam Quốc, cũng ít ai có thể làm được như vậy. Những tình tiết về Văn Sính trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” không có nhiều, khiến khả năng thực tế của ông không được phản ánh trực tiếp.

Nhân vật Văn Sính trên màn ảnh nhỏ.

Văn Sính trấn thủ Giang Hạ suốt mấy chục năm luôn duy trì được lợi thế phòng thủ vững chắc, hơn nữa, khi Tôn Quyền tấn công Giang Hạ, trong tình hình quân ta ít hơn quân địch, Văn Sính vẫn dẫn dắt đội quân nhiều lần đánh lui được những đợt công kích của địch, đây cũng là một bằng chứng cho năng lực dẫn binh hơn người của ông.

Khiến một người nổi tiếng dũng mãnh, háo chiến như Trương Phi cũng phải “khựng” lại, Văn Sính chắc chắn không phải là một tướng lĩnh tầm thường, chỉ tiếc rằng ông không được nhắc tới nhiều trong lịch sử, hào quang Tam Quốc tuy hầu hết đều được nhường cho Ngũ hổ tướng, Ngủ tử tướng, hay Tứ đại đô giám nhưng trên thực tế, thời kì Tam Quốc vẫn tồn tại rất nhiều anh hùng tài giỏi mưu lược đầy mình.