Chỉ vì không cứu được người phụ nữ này, Lưu Bị để mất một mưu sĩ tài ngang Gia Cát Lượng. Đây quả thật là một thiệt hại lớn.

Tam Quốc là tuy hỗn loạn, diễn ra nhiều ᴛʀậɴ ᴄʜɪếɴ đ.ẫ.ᴍ ᴍ.á.ᴜ nhưng cũng là thời kỳ nở rộ của vô số anh hùng, hào kiệt, kỳ nhân xuất thế. Về võ tướng có Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Điển Vi…

Về mưu sĩ, những người này vang danh Tam Quốc như Quách Gia, Gia Cát Lượng , Bàng Thống, Tư Mã Ý

Thế nhưng cũng có một số bậc kỳ tài nhưng lại rất ít bộc lộ, minh chứng như Từ Thứ . Ông được coi là mưu sĩ có tài trí sánh ngang gia Cát Lượng.

Từ Thứ: Nhân tài được Lưu Bị rất trọng dụng

Từ Thứ, tự là Nguyên Trực, người quận Dĩnh Xuyên. Ông thích học đáɴʜ ᴋɪếᴍ vào thời trẻ. Trong khoảng thời gian từ năm 190 – 193, Từ Thứ đi về phía nam Kinh Châu và kết bạn với nhân tài đương thời là Gia Cát Lượng.

Từ Thứ từng là mưu sĩ dưới trướng của Lưu Bị. Tuy nhiên, sau này, ông nương nhờ Tào Tháo và trở thành đại thần của nhà Tào Ngụy vào thời Tam Quốc. Trong thời gian đầu, Từ Thứ từng làm mưu sĩ cho Lưu Bị và rất được trọng dụng. Ông từng hiến kế cho Lưu Bị đáɴʜ ʙạɪ được quân Tào và chiếm được Phàn Thành.

Từ Thứ từng là mưu sĩ được Lưu Bị trọng dụng.

Thậm chí, Từ Thứ cũng chính là người tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Theo đó, năm 207, Từ Thứ khuyên Lưu Bị nên đích thân đi gặp Gia Cát Lượng để bày tỏ thành ý. Sau ba lần bái phỏng lều trang, do cảm động trước thành ý của Lưu Bị nên Gia Cát Lượng quyết định xuống núi phò tá.

Trong Tam Quốc, ba thế lực mạnh nhất là Tào Nguỵ, Đông Ngô và Thục Hán. Khác với Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị có xuất phát điểm yếu thế hơn khi từng chịu cảnh “ăn nhờ, ở đậu”, nương nhờ nhiều nơi.

Trong buổi đầu xây dựng cơ nghiệp, Lưu Bị đánh nhiều trận nhưng lại thua không ít. Nguyên nhân lớn nhất là do không có hậu thuẫn vững chắc. Một vị quân chủ dù có tài trí đến đâu thì cũng cần phải có binh hùng, tướng mạnh, quân sư giỏi, thì mới lập nên đại nghiệp.

Lưu Bị may mắn có được mưu sĩ tài giỏi như Từ Thứ. Nhưng đáng tiếc, thất bại nặng nề cùng biến cố trong trận Trường Bản năm 208 khiến ông đáɴʜ ᴍấᴛ mưu sĩ kỳ tài này.

Biến cố khiến Lưu Bị đáɴʜ ᴍấᴛ Từ Thứ

Theo đó, năm 208, tại trận Trường Bản, Tào Tháo dẫn đại quân đáɴʜ ʙạɪ Lưu Bị. Bấy giờ, Từ Thứ dẫn gia quyến cùng bỏ chạy với Lưu Bị. Đáng tiếc, khi chạy đến Đương Dương – Trường Bản thì quân Tào đuổi kịp. Gia quyến của Lưu Bị và mẹ của Từ Thứ cũng bị bắt tại đây.

Để dụ Từ Thứ về phía mình, Tào Tháo đã nhờ mẹ của ông viết thư gửi cho con trai. Sau khi nhận được thư của mẹ, vì coi trọng chữ hiếu nên Từ Thứ bèn vội vàng từ biệt Lưu Bị để sang phục vụ dưới trướng Tào Tháo.

Bấy giờ, khi nhận được thư của mẹ, Từ Thứ đã đến gặp Lưu Bị trước khi rời đi. Ông nói với Lưu Bị rằng: “Tôi muốn cùng sứ quân tạo dựng cơ nghiệp nhưng nay mẫu thân bị Tào Tháo bày mưu lừa bắt đến Hứa Xương….”.

Từ Thứ nói rằng mẫu thân có viết thư, ông không thể không đi, hơn nữa Lưu Bị bấy giờ cũng không giúp được gì. Mẫu thân bị bắt, ông không thể làm sao được, đành xin từ biệt Lưu Bị từ đây. Từ Thứ cũng hứa rằng sẽ không bày một mưu kế gì cho Tào Tháo.

Từ Thứ đành phải từ biệt Lưu Bị vì mẹ đang ở trong tay Tào Tháo.

Trong ᴛʀậɴ ᴄʜɪếɴ này, dù sau đó nhờ Triệu Vân dũng mãnh hơn người, một mình lao vào phá vòng vây của quân Tào, cứu được A Đẩu, nhưng thiệt hại lớn nhất đối với Lưu Bị chính là mất Từ Thứ.

Nếu Lưu Bị cứu được mẹ của Từ Thứ, có lẽ mưu sĩ này đã không phải bất đắc dĩ vội vàng sang phương Bắc để phục vụ cho Tào Tháo.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, điển tích “Từ Thứ quy Tào” cũng nhắc đến sau khi mẹ Từ Thứ thấy con trai tới thì rất tức giận. Bà ᴄʜửɪ ᴍắɴɢ ông một hồi rồi ᴛự ᴠ.ẫ.ɴ. Khi biết mình bị lừa, Từ Thứ nguyện suốt đời không hiến kế gì cho Tào Tháo.

Sau khi sang Tào, dù từng rất được trọng dụng khi ở dưới trướng của Lưu Bị, nhưng Từ Thứ không có đóng góp gì nổi bật cho Tào Nguỵ.

Trong trận Xích Bích, Từ Thứ cũng đoán ra liên hoàn kế của Bàng Thống, nhưng ông không tiết lộ cho Tào Tháo. Thay vào đó, Từ Thứ vờ xin Tào Tháo lui về phương Bắc để giữ hậu phương. Trong trận chiến này, quân Tào chịu thiệt hại nặng nề.

Mất Từ Thứ là một thiệt hại lớn đối với Lưu Bị và Thục Hán.

Tào Tháo ǫᴜᴀ đờɪ vào năm 220, sau đó Từ Thứ tiếp tục phục vụ cho Tào Phi. Nhờ vào tài trí hơn người, Từ Thứ vẫn trở thành một người có tiếng nói trong tập đoàn Tào Ngụy. Ông từng được bổ nhiệm là Hữu trung lang tướng và Ngự sử trung thừa. Sau cùng, Từ Thứ lâm bệnh ǫᴜᴀ đờɪ.

Tuy nhiên, việc Từ Thứ ẩn mình dưới trướng Tào Tháo khiến cho hậu thế nuối tiếc cho một tài năng. Nếu ông vẫn phò tá Lưu Bị thì có lẽ kết cục của Thục Hán sẽ khác.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu

Theo Cafebiz