Ghi chép và miêu tả trong lịch sử về cuộc chiến này còn trùng trùng nghi vấn, các nhà sử học cũng mỗi người một quan điểm. Bởi vì, đây là phần được hư cấu nhiều nhất, cũng là phần được viết đặc sắc nhất của La Quán Trung còn sự thật là gì?

Trận Xích Bích là một trận đánh lớn cuối cùng thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện thời Tam Quốc. Trận đánh diễn ra vào mùa đông năm Kiến An thứ 13 giữa liên quân Tôn Quyền–Lưu Bị với quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo.

Nhắc tới Tam Quốc, rất nhiều người nghĩ ngay đến trận Xích Bích. Chuyện này thực sự phải kể đến công lao của La Quán Trung. Bởi vì, đây là phần được hư cấu nhiều nhất, cũng là phần được viết đặc sắc nhất trong Tam Quốc diễn nghĩa.

Thực ra về cuộc chiến này, ghi chép trong chính sử không nhiều nhưng để lại rất nhiều vấn đề, đến nỗi giới sử học đã nhiều phen bùng n.ổ những “trận Xích Bích mới” vì chuyện này.

Những vấn đề liên quan bao gồm: Một, đây là cuộc chiến của ai; hai, quy mô thế nào; ba, thời gian địa điểm; bốn, nguyên nhân thắng bại. Về những vấn đề này, các nhà sử học mỗi người một ý, thậm chí đối nghịch hẳn nhau.

Ví như binh lực quân Tào có bao nhiêu, có người nói thực tế là năm mươi vạn, cũng có người bảo thực ra chỉ có năm nghìn người (ngoài ra còn ba giả thuyết khác là bốn mươi vạn, ba mươi vạn và hơn hai mươi vạn), rõ ràng chênh lệch cực lớn.

Ở đây chỉ bàn tới ý kiến cá nhân tôi. Vẫn phải nói từ vấn đề đầu tiên, ấy là cuộc chiến này phát động vì ai? Mọi người đều biết chuyến này Tào Tháo xuống miền nam là để đánh Lưu Biểu, đoạt Kinh Châu. Mục đích này có thể nói là đã được thực hiện khi Lưu Tông đầu hàng, Lưu Bị thua trận, Giang Lăng bị chiếm.

Bởi thế mới có thuyết nói Giả Hủ đã khuyên Tào Tháo tới đó là dừng, việc này đã được đề cập trong chương “Kỳ tài trời sinh”. Dĩ nhiên tuy Lưu Bị đã thành “ɢɪặᴄ cùng đường” nhưng “còn người còn lăm le”, phải đuổi cùng ɢɪếᴛ tận. Có điều tôi cho rằng cũng không loại trừ khả năng Tào Tháo rắp tâm sau khi ᴅɪệᴛ Lưu Bị sẽ tiện thể ᴅɪệᴛ luôn cả Đông Ngô.

Hình ảnh phim Đại chiến Xích Bích phần 2 (2009). Nguồn: k.sina.Tam Quốc chí – Giả Hủ truyện có nói: “Thái Tổ phá Kinh Châu, định xuôi dòng xuống phía đông”. “Xuôi dòng xuống phía đông” há chỉ để ᴅɪệᴛ Lưu Bị thôi sao?

Trước khi Chu Du xuất chinh, Tôn Quyền đã nói gì với ông ta? Tôn Quyền nói rằng: “Ông đánh được thì cứ đánh. Lỡ không như ý cứ quay về với ta, ta sẽ quyết một trận với Mạnh Đức”.

Nếu chuyến này Tào Tháo quả thực chỉ đánh Lưu Bị thì Tôn Quyền có lẽ sẽ nói Chu Du à, ông đi đánh thử xem sao. Đánh thắng được thì đánh, chúng ta tiện thể kiếm lợi; đánh không thắng thì về, “Lưu hoàng thúc” sống ᴄʜếᴛ thế nào cũng mặc.

Nếu ông ta nói vậy thì những vấn đề tiếp theo đây rất dễ giải quyết. Kết luận có thể là: Đây là một cuộc chiến quy mô khá lớn, thời gian vào tháng chạp năm Kiến An thứ mười ba, địa điểm là thành phố Xích Bích tỉnh Hồ Bắc ngày nay (xưa là huyện Bồ Kỳ).

Sao lại nói vậy? Bởi những học giả ủng hộ thuyết “Xích Bích là một trận chiến nhỏ” đã miêu tả cuộc chiến đại loại là thế này: Tháng bảy năm Kiến An thứ mười ba, Tào Tháo xuất quân, tháng tám Lưu Biểu ᴄʜếᴛ vì bệnh, tháng chín Lưu Tông đầu hàng.

Tào Tháo “thấy Giang Lăng có quân nhu, sợ Tiên chủ đoạt được” bèn đích thân dẫn năm nghìn kị binh tinh nhuệ, đi ba trăm dặm một ngày đêm, đuổi theo Lưu Bị, hai quân chạm trán ở Đương Dương.

Lưu Bị thua chạy đến Hạ Khẩu, quân Tào kéo tới Giang Lăng. Sau khi lấy được rất nhiều quân nhu vật tư, Tào Tháo lại lập tức xuôi dòng đánh xuống, kết quả không hẹn mà gặp liên quân Tôn Lưu ngược dòng đi lên, vội vàng đánh một trận “đụng độ”.

Vì không hẹn mà gặp, lại vội vã ứng chiến, thêm vào những nguyên nhân khác nên Tào Tháo thua trận. Rõ ràng, nếu tán thành giả thuyết này thì phải thừa nhận cuộc chiến xảy ra vào tháng Mười. Vì tới tháng Chạp, quân chi viện của Tào Tháo cũng kéo đến, quân số không thể chỉ có năm nghìn được.

Vậy năm nghìn tinh binh của Tào Tháo giữa tháng mười kéo đến Xích Bích làm gì? Dĩ nhiên là để đánh Lưu Bị chứ không phải đánh Tôn Quyền. Theo Tam Quốc chí – Trình Dục truyện, bấy giờ “Lưu Bị chạy sang Ngô”, mà rất nhiều mưu sĩ của Tào Tháo đều đoán rằng Tôn Quyền sẽ ɢɪếᴛ Lưu Bị, chỉ có Trình Dục không đồng tình. Tào Tháo có đồng tình không? Không thấy nói.

Vì vậy có thể tưởng tượng bấy giờ Tào Tháo không hề nghĩ Tôn Lưu sẽ liên minh. Chẳng ngờ họ lại liên minh với nhau, hơn nữa còn tập hợp được năm vạn quân. Năm nghìn người đánh với năm vạn người, dĩ nhiên không lại, hiển nhiên ấy cũng chỉ là một trận đánh nhỏ.

Giả thuyết này cũng không phải vô lý và vô bằng cớ, chứng cứ nằm trong Tam Quốc chí – Gia Cát Lượng truyện. Theo đó, bấy giờ Gia Cát Lượng bảo Tôn Quyền: “Quân Tào Tháo đường xa mệt mỏi, nghe nói quân khinh kỵ đuổi theo Dự Châu, một ngày đêm đi hơn ba trăm dặm, ấy là ‘nỏ cứng hết đà, không bắn thủng nổi tấm lụa mỏng nước Lỗ’”.

Theo giả thuyết này thì quân Tào Tháo chỉ có năm nghìn, hơn nữa lại là cánh khinh kỵ hành quân thần tốc từ Tương Dương đến Giang Lăng. Nhưng ở đây lại có một vấn đề là nếu Tào Tháo thực sự chỉ dẫn theo năm nghìn quân đánh xuống phía đông thì tại sao khi Chu Du dẫn ba vạn người ngựa tới cứu viện, Lưu Bị còn nói là “h.ậ.n là ít”? Đủ thấy quân Tào Tháo ít nhất cũng phải mười vạn. Hoặc khi Gia Cát Lượng nói thì mới có năm nghìn, về sau lại tăng thêm. Muốn tăng thêm cần có thời gian, vì vậy hẳn cuộc chiến phải xảy ra vào tháng chạp.

Thế nên nếu nói trận Xích Bích chỉ là một “cuộc đụng độ” e rằng chỉ là ý kiến cá nhân. Sau khi xác định được mục đích và quy mô cuộc chiến, chúng ta chỉ cần để tâm tới quá trình và kết quả thôi. Là một trận chiến quy mô khá lớn, trận Xích Bích có bốn giai đoạn, bao gồm quyết sách, chuẩn bị, giao chiến và hoàn thành.

Quá trình này đã được mô tả sống động trong Tam Quốc diễn nghĩa, để lại một di sản quý giá trong kho tàng văn học cổ Trung Hoa. Nhưng chúng ta buộc phải tiếc nuối chỉ ra rằng, văn học không phải là lịch sử.

Tam Quốc diễn nghĩa dành hẳn tám hồi miêu tả chi tiết đặc sắc toàn bộ cuộc chiến, nhất là những câu chuyện khoái trá lòng người, song phần nhiều là hư cấu.

Ở đây có hai tình huống. Một là hoàn toàn không có trong lịch sử, ví như “đấu khẩu với các nho sĩ”, “dùng trí khích Chu Du”, “Hám Trạch dâng thư”, “Bàng Thống hiến kế” cùng “mượn gió đông”…

Còn một loại nữa là có chút dấu vết nhưng đã bị lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia hoặc thổi phồng phóng đại lên. Ví như “Tưởng Cán trúng kế” không hẳn là hoàn toàn bịa đặt. Ít nhất cũng có người tên Tưởng Cán thật, cũng từng đến doanh trại Chu Du. Tiếc rằng ấy là sau trận Xích Bích, theo Tư trị thông giám thì vào năm Kiến An thứ mười bốn (tức năm 209 CN), dĩ nhiên không có chuyện bị ʟừᴀ ᴛʀộᴍ thư gì cả.