Trong số 4 mãnh tướng từng đầu quân dưới trướng của gian thần Đổng Trác, hóa ra Hoa Hùng không phải là kẻ mạnh.
Những năm cuối thời nhà Đông Hán, thiện hạ đại ʟᴏạɴ, các thế lực khắp nơi nổi lên tranh cứ. Trong đó, quyền thần Đổng Trác dần thâu tóm quyền lực và th.a.o t.úng cả triều đình. Đổng Trác giữ chức Thứ sử Tịnh Châu, sau là Thái thú Hà Đông.
Đổng Trác (132 – 192), tự Trọng Dĩnh, là một tướng quân phiệt và quyền thần nhà Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một gian thần, một quân phiệt ᴛàɴ ʙạᴏ, giữ chức Thứ sử Tịnh Châu.
Đổng Trác là quyền thần từng thao túng cả triều đình nhà Đông Hán. Ảnh: Sohu
Sau khi Hán Linh Đế qua đời (năm 189), triều đình nhà Đông Hán bắt đầu tranh giành quyền lực. Lợi dụng sự tiến cử của đại tướng quân Hà Tiến, Đổng Trác khởi binh tiến vào Lạc Dương với danh nghĩa ᴅɪệᴛ ᴛʀừ thế lực hoạn quan cho triều đình, sau đó bắt đầu kiểm soát, thao túng cả triều đình nhà Đông Hán. Đổng Trác còn phế Hán Thiếu Đế, lập Hán Hiến Đế lên ngôi.
Nổi tiếng là một gian thần ᴛàɴ ʙạᴏ, dưới trướng của Đổng Trác có 4 mãnh tướng tài giỏi. Những người này góp phần tạo nên sức mạnh của tập đoàn Đổng Trác. Họ là những ai?
Vị trí thứ 4: Hoa Hùng
Hoa Hùng là võ tướng dưới trướng của Đổng Trác. Ảnh: Sohu
Hoa Hùng (? – 190) là một vị tướng dưới trướng của Đổng Trác vào cuối thời nhà Đông Hán. Vào năm 190, khi các chư hầu liên quân để tiến đánh Đổng Trác, trong một trận chiến, Hoa Hùng tử trận khi đối đầu với Tôn Kiên.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Hoa Hùng được mô tả là người cao 9 thước, có tướng mạo oai phong, từng lập được nhiều chiến công. Đơn cử như việc Hoa Hùng chém liên tiếp mấy tướng khiến Tôn Kiên phải rút quân khỏi cuộc chiến chống quyền thần Đổng Trác. Sau đó, nhờ có Quan Vũ ᴄʜéᴍ ᴄʜếᴛ Hoa Hùng thì 18 đạo chư hầu mới có thể tiến quân tiếp được.
Trảm Hoa Hùng cũng chính là thắng lợi đầu tay của “Võ thánh” Quan Vũ. Tuy nhiên, đây chỉ là một điển tích nổi tiếng trong Tam Quốc diễn nghĩa mà thôi.
Vị trí thứ 3: Quách Dĩ
Quách Dĩ (hay còn gọi là Quách Tỵ) là tướng nhà Đông Hán. Ông từng tham gia cuộc chiến quân phiệt thời Tam Quốc.
Ban đầu, Quách Dĩ làm trộm ngựa, sau đầu quân cho Đổng Trác. Ông theo Đổng Trác trong các cuộc chiến chống quân Khăn Vàng.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Quách Dĩ xuất hiện từ hồi 5 đến hồi 13. Vào năm 189, Quách Dĩ theo Đổng Trác khởi binh vào Lạc Dương. Sau đó, Đổng Trác lên nắm quyền điều hành triều chính.
Đến năm 190, các chư hầu do Viên Thiệu đứng đầu liên quân lại để chống lại Đổng Trác. Sau cái ᴄʜếᴛ của Đổng Trác, Quách Dĩ cùng với Lý Giác (hay còn gọi là Lý Thôi hoặc Lý Quyết) tiến đánh vào Trường An và thao túng chính trường nhà Đông Hán trong 3 năm. Sau đó, Quách Dĩ xảy ra xung đột với Lý Giác. Cái ᴄʜếᴛ của ông sau này cũng chỉ được biết thông qua lời báo cáo của thuộc hạ cho Tào Tháo.
Vị trí số 2: Lý Giác
Lý Quyết (?-198), nhiều tài liệu tiếng Việt phiên thành Lý Thôi hay Lý Giác, tên tự là Trĩ Nhiên, là người Lương châu, là dòng dõi danh tướng Lý Quảng nhà Tây Hán. Sau này Lý Giác là một quân phiệt nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia cuộc chiến quân phiệt, nắm triều đình nhà Hán trong 3 năm và cuối cùng bị ɢɪếᴛ.
Xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung từ hồi 5 đến hồi 13. Khi xuất hiện, Lý Giác đóng vai trò là bộ tướng của Đổng Trác tham chiến chống chư hầu.
Sau cái ᴄʜếᴛ của Đổng Trác, hình ảnh Lý Giác đánh Trường An và thao túng chính trường, xung đột với Quách Dĩ được mô tả khá gần với sử sách. Tuy nhiên tình tiết ông cùng Quách, Trương, Phàn đi đánh Trường An báo thù lại được kể là đi cùng với Ngưu Phụ, trong khi sử sách xác nhận lúc đó Ngưu Phụ đã ᴄʜếᴛ. Không những thế, Lý Giác còn được La Quán Trung mô tả là người chỉ huy Ngưu Phụ chứ không phải dưới quyền Ngưu Phụ.
Từ khi thôi nắm vua Hán Hiến Đế, ông không còn xuất hiện. Cái ᴄʜếᴛ của Lý Giác cũng chỉ được biết tới qua lời tâu báo của thuộc hạ cho Tào Tháo biết tình hình.
Vị trí số 1: Lã Bố
Lã Bố từng là vị tướng mạnh nhất của tập đoàn Đổng Trác. Ảnh: Sohu
Lã Bố (? – 199) là vị tướng nổi tiếng vào cuối thời nhà Đông Hán. Ông không những võ nghệ dũng mãnh mà còn còn giỏi cưỡi ngựa, bắn cung.
Không chỉ được coi là vị tướng mạnh nhất của tập đoàn Đổng Trác, Lã Bố còn được coi là mãnh tướng kiêu hùng nhất Tam Quốc, mệnh danh là “Chiến thần”. Người đương thời thường nói: “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (có nghĩa là người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) là để ngợi ca về hai tuyệt phẩm hiếm có trong thời Tam Quốc.
Ngoài ra, “Nhất Lã, nhì Triệu, tam Điển Vi, tứ Quan, ngũ Mã, lục Trương Phi” là câu nói nổi tiếng đánh gia về khả năng võ nghệ của những vị tướng mạnh nhất Tam Quốc. Điều này có nghĩa là Lã Bố được đánh giá là đệ nhất mãnh tướng, xếp trên cả những vị tướng tài nổi tiếng thời Tam Quốc như Triệu Vân, Quan Vũ…
Lã Bố không phải là người chưa từng nếm mùi thất bại, tuy nhiên đó là bại khi hai quân giao chiến khi xét về mặt chiến thuật. Trong khi đó, về đơn đả độc đấu thì Lã Bố chưa từng thất bại. Rất ít người dám đơn độc giao chiến với Lã Bố, ngoại trừ Trương Phi.
Cả ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi từng liên thủ để giao chiến với Lã Bố. Đây là điển tích nổi tiếng được gọi là “Tam anh chiến Lã Bố”.
Tuy nhiên, dù cả ba cùng liên thủ nhưng cũng không thể đánh bại được Lã Bố. Còn Lã Bố, không những không ᴄʜếᴛ mà còn có thể thoát ra khỏi vong vây của ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi.
Tào Tháo cũng đánh giá rất cao sự dũng mãnh và khả năng thiện chiến của Lã Bố. Vị quân chủ của Tào Ngụy thậm chí còn từng muốn có được Lã Bố dưới trướng của mình.