Ngoài Gia Cát Lượng, Triệu Vân cũng là người không được sắc phong tước hiệu. Phải chăng hai nhân vật này đều không xứng đáng?
Những ai được Lưu Bị sắc phong tước hiệu?
Sau khi Lưu Bị lên ngôi xưng là Hán Trung Vương, trong số các quan văn, người được phong chức quan cao nhất là Hứa Tĩnh – một cựu thần của Lưu Chương, giữ chức Hán Trung Vương phó, nói trắng ra chính là Thái phó – thầy giáo của Hoàng đế.
Thái phó thuộc hàng Tam công, là tước vị chính nhất phẩm, có địa vị vô cùng cao về cấp bậc và danh dự.
Trong số các quan võ, Quan Vũ được phong làm Tiền tướng quân, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả tướng quân, Hoàng Trung là Hậu tướng quân. Lưu Bị không hề sắc phong những chức như Phiêu Kị tướng quân, Đại tướng quân.
Nhưng cho dù là Hán Trung Vương phó hay bốn tướng quân Tiền – Hậu – Tả – Hữu, tất cả cũng chỉ là công cụ để Lưu Bị thể hiện địa vị của mình, cùng với sự tôn trọng dành cho triều đình Đông Hán, làm yên lòng dân chúng, nắm bắt lòng dân.
Trong những người kể trên, có người Kinh Châu theo Lưu Bị vào đất Thục, có người quê gốc Ích Châu, có người là thuộc hạ cũ của Lưu Chương. Gia Cát Lượng và Triệu Vân không được thăng chức quan, trong sách sử không hề có ghi chép.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị và Gia Cát Lượng trên phim.
Vì sao Gia Cát Lượng và Triệu Vân không được sắc phong?
Thực ra, việc sắc phong cho Gia Cát Lượng và Triệu Vân là việc không mấy cần thiết và việc không được sắc phong không có nghĩa là địa vị của Gia Cát Lượng và Triệu Vân có vấn đề hay không xứng đáng được đề bạt.
Lưu Bị tấn phong Hán Trung Vương chính là muốn đề bạt văn thần v.õ tướng. Năm xưa cấp dưới khuyên Lưu Tú xưng đế cũng chính là vì mục đích như vậy, chính bản thân Gia Cát Lượng đã học người xưa, cũng đem việc này ra để khuyên Lưu Bị.
Gia Cát Lượng kể lại việc Cảnh Thuần góp ý với Lưu Tú: Anh hùng trong thiên hạ ngưỡng mộ nên tới quy phục ngài, hy vọng theo ngài sẽ có được thứ mình muốn. Nếu ngài không tiếp thu ý kiến của mọi người, các sĩ phu sẽ về tìm chủ mới, không ai đi theo ngài nữa. Các sĩ phu theo Đại vương (Lưu Bị) đã lâu, phải chịu nhiều gian khổ, cũng mong có được chút công lao bé nhỏ như Cảnh Thuần nói.
Sau khi giành được Thành Đô, Lưu Bị đã phong chức cho các quan, Gia Cát Lượng được phong làm Quân sư tướng quân, xử lý công việc trong phủ Tả tướng quân.
Việc này được căn cứ theo quân công của Gia Cát Lượng, vì khi Lưu Bị tiến đánh Thành Đô, Gia Cát Lượng dẫn theo Trương Phi, Triệu Vân, Lưu Phong men theo Trường Giang tiến vào Ích Châu, bình định được Giang Châu, được thụ phong nhờ công trạng.
Lúc này Gia Cát Lượng đã là cánh tay đắc lực của Lưu Bị, nắm toàn bộ công việc ở phủ Tả tướng quân của Lưu Bị.
Chức quan lúc trước của Gia Cát Lượng là Quân sư trung lang tướng, từ Quân sư trung lang tướng thăng làm Quân sư tướng quân, đây đã là chức quan lớn nhất Lưu Bị có thể ban cho Gia Cát Lượng, không còn chức vụ nào có thể cao hơn.
Sau khi Lưu Bị xưng đế, Triệu Vân vẫn là Dực Quân tướng quân, nhưng lúc này Triệu Vân đã có thêm một trọng trách, đó là đóng giữ Giang Châu. Giang Châu có vị trí quan trọng nằm ở phía Đông của Thục Hán, tầm quan trọng sánh ngang với vùng Hán Trung do Nguỵ Diên trấn thủ, hơn nữa Lưu Bị phát động trận Di Lăng, vùng Giang Châu được Triệu Vân chỉ huy chính là quân khu gần tiền tuyến nhất.
Sau khi Lưu Bị thất bại ở Di Lăng, Triệu Vân cũng là người đầu tiên đến được đó. Nói theo cách khác, Lưu Bị 𝚌𝚑𝚒𝚗𝚑 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚗 ở tiền phương, để Triệu Vân ở hậu phương tiếp ứng, Triệu Vân vẫn là người Lưu Bị tin tưởng nhất.