Đằng sau sự ra đi của Quan Vũ là hàng loạt động cơ khả nghi khiến không ít người khó hiểu. Tuy nhiên, bí ẩn này đều được sáng tỏ khi những mảnh tre ngay bên dưới chiếc giếng cổ ở Hồ Nam được phát hiện.
Bối cảnh loạn lạc của thời Tam Quốc
Vào năm Kiến An thứ 24 (năm 220 SCN), Quan Vũ dẫn 30.000 quân lên phía bắc để viễn chinh Tào Ngụy. Sau khi vây đánh Tào Nhân, đả bại Vu Cấm và ch.é.m đầu Bàng Đức, uy phong của Quan Vũ lúc ấy chấn động Tam Quốc.
Cuối cùng khiến cho Tào Tháo lúc đó đã 66 tuổi phải dời đô cùng với huynh đệ của mình là Hạ Hầu Đôn, tập trung binh lực của một nửa quốc gia để đích thân tiến về phía nam để chống lại Quan Vũ.
Hình vẽ Quan Vũ (áo xanh) bắt được Bàng Đức (mặc khố). Hình ảnh: Wikipedia
Thế nhưng Quan Vũ là võ tướng đơn thuần, khả năng ngoại giao cực kỳ tệ hại nên đã đắc tội với Giang Đông, để rồi dưới sự t.ấ.n công của Tào Ngụy và Tôn Ngô, toàn quân đại bại. Cuối cùng, hàng chục tàn binh đã bị bắt bởi quân Ngô ở Lâm Thư Giáp Thạch (nay là tỉnh Hồ Bắc).
Việc Quan Vũ bị đ.á.nh bại và bị bắt gần như đã đi vào hồi kết trong lịch sử. Thế nhưng ngàn đời sau, hậu thế vẫn luôn đặt ra câu hỏi trước việc tại sao Tôn Quyền bắt và gi.ế.t Quan Vũ.
Ai cũng biết rằng Quan Vũ không chỉ là cánh tay phải của Lưu Bị mà còn là người huynh đệ chân chính của ông. Gi.ế.t ch.ế.t Quan Vũ, phe Thục Hán nhất định sẽ nổi giận, liên minh chống Tào sẽ vô cùng lung lay. Điều này chẳng phải để cho Tào Ngụy ở phương bắc được lợi sao?
Mãi cho đến khi những thẻ tre được tìm thấy tại Hồ Nam, lý do thực sự về cái ch.ế.t của Quan Vũ và tâm cơ của Tôn Quyền mới được tiết lộ!
Phát hiện tình cờ hé lộ bí ẩn cái ch.ế.t sau nghìn năm
Năm 1996, một đội xây dựng ở Hồ Nam, Trung Quốc đã tình cờ phát hiện ra một chiếc giếng cổ và một vài thẻ tre với những dòng chữ dày đặc hoàn toàn không đọc hiểu được, đặc biệt là chúng bị oxy hóa nhanh chóng sau khi tiếp xúc với không khí.
Thành viên đội xây dựng đã liên hệ ngay với cơ quan địa phương. Khi cảnh sát đến nơi, họ cho rằng những cuốn thẻ tre này là di vật cổ, có thể do mưa bão cuốn trôi nên đã báo cho Ban di tích văn hóa.
Sau bảy ngày miệt mài khai quật, các chuyên gia đã tìm thấy một chiếc giếng gỗ hình tròn sâu khoảng 5,6m, chiều cao bằng hai tầng lầu, chu vi được vây quanh bởi 1 tấm ván gỗ dưới đáy giếng, dưới nước có rất nhiều đất bùn, dưới lớp đất bùn là khoảng hơn 140.000 những chiếc thẻ tre với những dòng chữ cổ.
Khi đội khảo cổ cẩn thận gỡ những thẻ tre ra khỏi bùn và làm sạch, họ bất ngờ phát hiện ra trên đó có viết dòng chữ “Gia Hòa Tam Niên”. Theo sử sách ghi lại, năm Gia Hòa thứ ba là triều đại của Tôn Quyền trong thời kỳ Tam Quốc, đây chính là thời kỳ hoàng kim của Giang Đông.
Những chiếc thẻ tre được tìm thấy dưới chiếc giếng cổ. Hình ảnh: Kknews
Các nhà khảo cổ phải mất vài tháng sử dụng công nghệ kỹ thuật cao mới có thể khiến những thẻ tre này hồi phục lại nguyên trạng.
Hầu hết các thẻ tre này đều là hồ sơ tài liệu thuộc quận Trường Sa nước Ngô thời Tam Quốc, nội dung bao gồm thuế quan của các quận, các vụ án do chính quyền xử lý, tình trạng hộ khẩu, những tên thích khách nổi tiếng thời bấy giờ…
Trong số đó, một chiếc cọc tre có viết 30 ký tự ghi rằng: “Năm thứ 24, Đô úy gửi thư cho tướng quân Lã Đại, tướng sĩ Lực Du chinh phạt Vũ Lăng, Trường Sa nổi loạn, quân nổi loạn trung thành Quan Vũ.” (Lưu ý: nguyên văn không có dấu câu).
Đại ý trong câu này là: Kiến An năm thứ 24, Đô úy nước Đông Ngô viết thư gửi tướng sĩ quân Đông Ngô yêu cầu ông chỉ huy các tướng lĩnh chống lại Quan Vũ và quân nổi dậy ở quận Vũ Lăng và Trường Sa.
Những thẻ tre được tìm thấy dưới giếng cổ. Hình ảnh: Sogou
Điều đáng nói, những chiếc thẻ tre này còn ghi lại cuộc nói chuyện giữa quan trấn thủ Trường Sa và con trai ông lúc bấy giờ. Khi Quan Vũ bị bắt và gi.ế.t, con trai quan trấn thủ Trường Sa của nước Ngô đã hỏi ông rằng tại sao nước Ngô không giữ mạng cho Quan Vũ và lại muốn gi.ế.t ông ta?
Tôn Quyền. Hình ảnh: Kknews
Hóa ra so với hai quốc gia còn lại, nước Ngô vào thời điểm đó có những mục tiêu chính trị rất mờ ám, không rõ ràng. Tào Ngụy là con hổ già ở khu vực Trung Nguyên, lợi dụng thiên t.ử. để lệnh chư hầu. Thục Hán thì coi trọng việc đối xử nhân từ và đức độ, lấy việc chống Tào làm mục tiêu cả đời. Còn Đông Ngô vẫn luôn mập mờ nhiều tâm cơ.
Vì vậy, so với sự hiếu chiến của hai quốc gia kia, Tôn Quyền chỉ muốn phân chia thuộc địa, cố gắng duy trì Tam Quốc. Vì vậy, chiến lược chính trị tốt nhất và phù hợp nhất cho Đông Ngô là liên minh với bất kỳ ai yếu thế.
Hơn nữa, Quan Vũ vốn đã uy danh lẫy lừng, đóng quân ở Kinh châu nhiều năm, lại càng thu phục được lòng dân. Nếu thả hắn quay về thì chẳng khác nào thả hổ về rừng.
Sau khi hội ý với quân thần, Tôn Quyền đã ra lệnh gi.ế.t Quan Vũ, để những người ủng hộ Quan Vũ ở Kinh châu mất đi x.ư.ơ.ng sống, t.ấ.n công tinh thần quân nổi dậy và duy trì quyền thống trị của họ đối với Kinh châu.
Tất nhiên, động thái của Tôn Quyền có đúng hay không là một vấn đề cần nhiều sử gia nghiên cứu, nhưng những thẻ tre này cũng cho thấy sự cân nhắc của Đông Ngô vào thời điểm đó. Chúng làm phong phú thêm kho tàng văn hóa đất nước tỷ dân và góp phần khôi phục hoàn toàn lịch sử của thời kỳ Tam Quốc bạo loạn.