Tư Mã Ý (179 – 251) tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Nguỵ. Ông có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng.

Từ nhỏ ông đã lòng ôm trí lớn, trí tuệ hơn người. Thái thú Nam Dương là Dương Tuấn Tố khi gặp Tư Mã Ý lúc 20 tuổi đã nhận định rằng ông không phải là một người tầm thường.

Tư Mã Ý là người vô cùng thận trọng và có mắt nhìn xa.

Danh tiếng của Tư Mã Ý nhanh chóng truyền đến tai Tào Tháo, Tào Tháo lúc đó vừa nhậm chức tư không rất muốn Tư Mã Ý gia nhập dưới chướng, nhưng Tư Mã Ý nhiều lần từ chối lời mời gọi của ông.

Đến khi Tào Tháo đã trở thành thừa tướng và ra lệnh cho Tư Mã Ý tới tham chính, Tư Mã Ý sợ điều không hay sẽ xảy ra nên cuối cùng chấp nhận giữ chức văn học duyện.

Những ngày tháng trong Tào doanh, Tư Mã Ý đã đề xuất rất nhiều kế sách, giúp quân đội phát triển, lập được rất nhiều công lao to lớn. Tư Mã Ý khuyên Tào Tháo sử dụng kế sách “đồn điền” trong doanh trại để giải quyết vấn đề lương thực, giúp Tào Tháo khi chinh chiến tứ phương không phải bận tâm quá nhiều đến áp lực hậu phương.

Sau khi Tào Tháo qua đời, Tào Phi xưng đế, phế Hán lập Ngụy. Tài năng của Tào Phi đương nhiên không thể sánh bằng phụ thân của mình, vì thế Tư Mã Ý đương nhiên trở thành cánh tay phải đắc lực của Tào Phi.

Sau khi Tào Phi ᴄʜếᴛ, quyền lực của Tư Mã Ý ngày càng lớn mạnh dưới thời Tào Duệ. Ông bắt đầu nắm được binh quyền thực sự, do nhiều lần ngăn cản thành công chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng, sau đó còn tiếp tục bình định Liêu Đông, chiến tích lẫy lừng. Tuy nhiên, trước đó phải kể đến trận chiến Tư Mã Ý thảo phạt Mạnh Đạt (hay còn gọi trận chiến Tân Thành), là trận chiến sớm nhất mà Tư Mã Ý dụng mưu, đây cũng là trận chiến làm nên tên tuổi của ông.

Trận chiến làm nên tên tuổi của Tư Mã Ý, không phải là vì quyết chiến sinh t.ử với Gia Cát Lượng mà là thảo phạt Mạnh Đạt.

Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, sau cái ᴄʜếᴛ của Quan Vũ, Lưu Bị truy cứu trách nhiệm của Lưu Phong và Mạnh Đạt. Lưu Phong cuối cùng bị Lưu Bị ᴄʜặᴛ đầᴜ xử ᴛộɪ, còn Mạnh Đạt sợ tội thống lĩnh hơn 4000 binh sĩ đầu quân cho Tào Ngụy. Mạnh Đạt lại cùng với Hạ Hầu Đôn đoạt lãnh địa cuối cùng của Lưu Bị tại Kinh Châu là Thượng Dung, thế lực của Lưu Bị tổn thất nặng đành rút khỏi Kinh Châu.

Mạnh Đạt có công, được Tào Phi xem trọng, đem Phòng Lăng, Thượng Dung, Tây Thành hợp làm một gọi là Tân Thành giao Mạnh Đạt làm Tán kỵ thường thị, Kiến võ tướng quân, Bình Dương đình hầu, lĩnh chức thái thú Tân Thành, ra giữ ở Tương Dương, Phàn Thành.

Mạnh Đạt đầu quân cho Tào Ngụy cũng là phường vô lại, một là Quan Vũ ᴄʜếᴛ, Mạnh Đạt không tránh khỏi bị tội, hai là phía Tào Ngụy có bạn hữu thân thuộc là Hạ Hầu Đôn. Nhưng rồi Hạ Hầu Đôn và người luôn quan tâm chiếu cố mình là Nguỵ Văn Đế, Tào Phi lần lượt qua đời, tâm can của Mạnh Đạt bắt đầu không yên.

Tư Mã Ý nhận định Mạnh Đạt là kẻ xảo trá, lựa gió đẩy thuyền, không thể đáng tin, kiến nghị Tào Duệ thu hồi Mạnh Đạt. Tào Duệ không nghe, vẫn để cho Mạnh Đạt giữ chức thái thú Tân Thành. Ngược lại, Mạnh Đạt lại lo sợ Tào Duệ đố kỵ mình nên đã âm thầm bồi dưỡng thế lực của mình tại Tân Thành.

Phòng ngừa chính biến, năm 227, Mạnh Đạt bắt đầu các cuộc thương lượng với Ngô và Thục, hứa hẹn sẽ quay sang chống Ngụy khi có cơ hội. Tuy nhiên, ông đã lưỡng lự trước những lời hối thúc của Gia Cát Lượng, và Gia Cát Lượng đã buộc ông ta phải hành động bằng cách tiết lộ ý muốn làm l.o.ạ.n của Mạnh Đạt cho Thân Nghi, người đang cầm quyền ở Ngụy Hưng. Khi Mạnh Đạt biết âm mưu đã bị lộ, ông ta bắt đầu chiêu tập binh mã để hành động.

Sợ Mạnh Đạt khởi binh ngay, Tư Mã Ý gửi cho ông ta một bức thư nói:

“Trước kia, ông hàng Ngụy và được giao phó bảo vệ biên giới chống Thục. Người Thục xuẩn ngốc và vẫn ghét ông vì không chịu theo giúp Quan Vũ. Khổng Minh cũng vậy, và ông ta đang tìm cách ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ ông. Có lẽ ông cũng cho rằng, tin ông chuẩn bị làm l.o.ạ.n chỉ là một âm mưu của Lượng thôi”.

Mạnh Đạt đọc thư cho rằng mình không còn nguy hiểm gì nữa, và không gấp rút chuẩn bị. Ông tin rằng Tư Mã Ý, đang phải trấn giữ vùng biên giới giữa Ngụy và Thục, phải mất hàng tháng để về gặp Tào Phi xin quân rồi mới tới Tân Thành được.

Tư Mã Ý là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn (hay nhà Tấn) thay thế nhà Ngụy.

Tuy nhiên, Tư Mã Ý ngay lập tức lên đường tới Tân Thành trong 8 ngày, Mạnh Đạt ở Thượng Dung, 3 mặt áp sông, Mạnh Đạt cho quân cố thủ phòng vệ, Tư Mã Ý cho quân phá vỡ phòng vệ, lại chia quân thành 8 lộ công thành, liên tiếp đánh trong 16 ngày đêm. Một hôm, Mạnh Đạt lên mặt thành đứng trông, thấy quân Ngụy đông như kiến cỏ, vây kín bốn mặt, Mạnh Đạt đứng ngồi không yên, sợ hãi không biết nghĩ thế nào.

Bỗng thấy hai đạo quân từ ngoài thành kéo đến, cờ hiệu đề rõ Thân Đam, Thân Nghi. Mạnh Đạt tưởng họ đến cứu mình, vội vàng dẫn quân mở tung cửa thành kéo ra, ngờ đâu nghe tiếng Đam, Nghi quát lên rằng: “Ph.ả.n t.ặ.c chớ chạy, mau mau chịu ᴄʜếᴛ đi!”.

Mạnh Đạt thấy việc có biến, quay ngựa trở vào nhưng bỗng trên thành có tên b.ắ.n xuống loạn xạ. Lý Phụ, Đặng Hiền ở trên thành hô lớn: “Bọn ta đã dâng nộp thành trì rồi!”. Mạnh Đạt nghe xong tìm đường tháo chạy, bị Thân Đam đuổi theo, đâm cho một nhát giáo ngã xuống ngựa, Đam liền ᴄʜặᴛ ʟấʏ đầᴜ, còn quân sĩ đều xin hàng hết.

Trong trận chiến Tư Mã Ý thảo phạt Mạnh Đạt, trước tiên Tư Mã Ý ru ngủ đối phương sau đó tốc hành đem quân ngày đêm thẳng đến mục tiêu. Lộ trình đáng lẽ nửa tháng nhưng ông lại dùng có 8 ngày để đến, lấy yếu tố bất ngờ khiến cho đối phương không kịp trở tay, từ đó vang danh Tam quốc.

Việc Tư Mã Ý nhanh chóng ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ Mạnh Đạt, đã đóng góp trực tiếp vào thành công của trận Nhai Đình, trước cuộc Bắc phạt lần thứ nhất của Gia Cát Lượng khiến Tư Mã Ý chiếm được sự tin tưởng của Ngụy đế Tào Duệ, bắt đầu có thêm nhiều cơ hội thống lĩnh ba quân.

Sau khi Tào Chân ᴄʜếᴛ, Tư Mã Ý được lãnh đạo quân đội Tào Ngụy, ba lần kháng lại quân đội Gia Cát Lượng, viễn chinh Liêu Đông bình định Công Tôn Uyên, trở thành trụ cột Tào Ngụy.

Sau một khoảng thời gian dài nhẫn nhịn để chờ thời cơ, Tư Mã Ý đã tiến hành một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249, khiến hoàng đế Nguỵ chỉ còn tồn tại trên lý thuyết. Từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tiếp tục được chuyển giao cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, sau đó thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam quốc.

Quan điểm về Tư Mã Ý của người đời sau có nhiều trái ngược. Nhưng không thể phủ nhận rằng, Ý là người biết giấu mình chờ thời, kiên nhẫn đợi đến khi nhà Tào Ngụy trải qua 3 đời hoàng đế, mới lập mưu làm ph.ả.n.