Là một trong “Ngũ hổ tướng” của Lưu Bị, Mã Siêu không nổi tiếng bằng Quan Vũ, Trương Phi… Thêm nữa, “hổ tướng” thời Tam quốc này còn có số phận bất hạnh nhất.

Thời Tam Quốc nổi lên 5 dũng tướng nhà Thục Hán và được La Quán Trung gọi trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” là “ngũ hổ tướng”. Mỗi vị mãnh tướng này nổi danh thiên hạ với bản lĩnh hơn người gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.

Theo Sina, nếu xét về danh tiếng và chiến công riêng hiển hách, Võ thánh Quan Vũ sẽ đứng vị trí cao nhất. Tuy vậy, nếu xếp cả về đức độ, tài thao lược, trí dũng song toàn, chắc hẳn Triệu Vân sẽ đứng đầu. Các vị trí dưới lần lượt xếp theo Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung.

Trên thực tế, sử sách không xác nhận Ngũ Hổ Tướng. Do La Quán Trung dành nhiều thiện cảm cho nhà Thục khi viết về thời Tam Quốc nên hình tượng của các vị tướng lĩnh dưới trướng Lưu Bị được khắc họa hết sức uy mãnh và đi vào điển tích, ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người.

Thế nhưng trong số này, “hổ tướng” Mã Siêu được giới chuyên gia nhận định là có kết cục bi thảm nhất.

Mã Siêu (176-222), tên tự Mạnh Khởi, quê ở Hưng Bình, huyện Thiểm Tây, Trung Quốc hiện nay, là danh tướng của Thục Hán thời Tam Quốc. Mã Siêu được Lưu Bị hoàn toàn tin cẩn giao nhiều trọng trách quan trọng đồng thời tấn phong cho ông làm Tả tướng quân.

Mã Siêu có tài b.ắn tên và có lối đánh thần tốc. Trong mỗi trận giao chiến, ông thường xung phong đi nhưng cũng là người đích thân đoạn hậu, luôn rút lui sau cùng để bảo vệ cho quân lính an toàn.

Ngoài sự anh dũng, thiện chiến trong chiến đấu, trong Tam Quốc diễn nghĩa, ông được biết đến với biệt danh “Cẩm Mã Siêu” nghĩa là Mã Siêu tuyệt đẹp, hay tuyệt mỹ.

La Quán Trung mô tả và ước lệ hóa Mã Siêu trở thành một vẻ đẹp gần như tuyệt mỹ của một trang nam tử trẻ tuổi. “Mã Siêu là một viên tướng trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, tay cầm một ngọn gi.áo dài, mình cưỡi con ngựa đẹp”.

Theo đó, ông vừa có sự kết hợp gần như là hoàn hảo của dung mạo, thể hình và phong độ, vừa có cái đẹp của một công tử dòng dõi thế gia lại vừa có cái đẹp mạnh mẽ, kiêu dũng của những chiến binh, dũng sĩ của các bộ tộc miền quan ngoại.

Mã Siêu được miêu tả là một hổ tướng sức địch muôn người, được Tào Tháo và Dương Phụ ví như Lã Bố tái thế, Khổng Minh so sánh với Kình Bố, Bành Việt. Sức mạnh và sự uy dũng của ông được thể hiện trong những trận chiến mà ông tham gia, đặc biệt là hai trận đánh tay đôi với Hứa Chử, viên hổ tướng mạnh nhất của quân Ngụy và Trương Phi, một trong Ngũ Hổ tướng của Nhà Thục, là hai trong những trận đấu tướng hay nhất, hấp dẫn và kịch tính nhất trong Tam quốc.

Tuy vậy, qua tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa Mã Siêu về cơ bản được xếp vào hạng hữu dũng, võ biền, hay nóng giận, là một võ tướng chỉ đơn thuần dựa vào sức mạnh và uy dũng giống như Lã Bố.

Chính vì không đủ trí dũng song toàn để tham gia vào cuộc tranh hùng đầy khốc liệt trong thời kỳ này, nên cuộc đời binh nghiệp của Mã Siêu luôn gặp nhiều thất bại, liên tục bị mắc mẹo, bị b.ội ph.ản, chiêu dụ. Tuy được xếp hạng hổ tướng, được Lưu Bị tin dùng, nhưng cuộc đời riêng của ông gặp nhiều đau khổ, không báo được th.ù cha, cả gia tộc hơn 200 người đều bị Táo Tháo ʜạɪ ᴄʜếᴛ.

Sau biến cố lớn khiến nhiều người trong gia tộc mất mạng, Mã Siêu đã chạy về Hán Trung để nương nhờ Trương Lỗ. Tại đây, ông cưới một người thiếp họ Đổng. Hai người có một con trai là Mã Thu. Về sau, Mã Siêu đầu quân cho Lưu Bị và bỏ rơi vợ con. Theo đó, Đổng Thị cùng con trai Mã Thu tiếp tục nương nhờ Trương Lỗ.

Thế nhưng, một thời gian sau, Trương Lỗ bại trận và đầu hàng Tào Tháo. Do đó, vợ con của Mã Siêu bị bắt làm t.ù b.inh. Tiếp đến, Đổng thị bị ban cho thuộc hạ của Trương Lỗ là Diêm Phố. Trong khi đó, Mã Thu bị Trương Lỗ ɢɪếᴛ để thể hiện lòng trung thành với Tào Tháo.

 Theo các sử gia, dù Mã Siêu có tài nhưng không được Lưu Bị trọng dụng như những “hổ tướng” thời Tam quốc khác vì có hành động bội bạc với vợ con cũng như khiến nhiều người trong gia tộc có cái ᴄʜếᴛ ᴏᴀɴ ᴋʜᴜấᴛ. Cuối cùng, Mã Siêu ᴄʜếᴛ năm 222 do bị bệnh.

Một số chuyên gia cho rằng, khi ngày càng lớn tuổi, Mã Siêu luôn day dứt vì những hành động bất trung, bất hiếu, bất nghĩa, ích kỷ đã làm lúc trẻ nên mắc tâm bệnh và qua đời trong sự cô độc.