Ngoài sức vóc thuộc loại “vô địch thiên hạ”, Lã Bố chẳng được mấy ai khen ngợi. Tuy nhiên, sự thật có phải như thế, liệu có ẩn khúc nào đằng sau tính cách của con người này?
Lã Bố hay Lữ Bố (164 – 199), tự Phụng Tiên, là một viên tướng nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Do có công ᴅɪệᴛ ᴛʀừ ɢɪᴀɴ ᴛʜầɴ Đổng Trác, ông được Hán Hiến Đế phong tước Ôn hầu, nên còn được gọi là Lã Ôn hầu, ban giả tiết, nghi trượng ngang hàng Tam công.
Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh hai cực phẩm nhân gian này. Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất tuấn tú.
Sau khi đọc xong “Tam Quốc diễn nghĩa”, với nhiều người, ấn tượng sâu đậm nhất về “chiến thần” Lã Bố có lẽ là một kẻ hữu dũng vô mưu, trở mặt như trở bàn tay, chỉ biết đến lợi ích bản thân, không có nghĩa khí lại quỵ lụy nhan sắc, để đàn bà sai khiến… Nói chung, ngoài sức vóc thuộc loại “vô địch thiên hạ”, Lã Bố chẳng được mấy ai khen ngợi. Tuy nhiên, sự thật có phải như thế, liệu có ẩn khúc nào đằng sau tính cách của con người này?
Nếu như tìm đọc chính sử, người ta sẽ thấy rằng Lã Bố không phải là một kẻ thất phu và tiểu nhân đến như vậy…
ɢɪếᴛ Đổng Trác, do phải làm
Ngay khi vừa vào cung, Đổng Trác đã giới thiệu rất nhiều danh sĩ nổi tiếng trong thiên hạ giữ những chức vị cao trong triều đình còn bản thân thuộc hạ của mình, Đổng Trác đều chỉ phong cho chức vụ rất thấp. Một người biết chuộng hiền tài như vậy, đương nhiên, Lã Bố không khỏi không hy vọng sẽ được Trác trọng dụng mà thăng tiến.
Sau này, Vương Doãn và Tôn Thụy bày mưu để Lã Bố ɢɪếᴛ Đổng Trác là vì mâu thuẫn giữa Đổng Trác và Lã Bố, tuy nhiên, mâu thuẫn đó không hề bắt nguồn từ Điêu Thuyền như những gì sách “Tam Quốc diễn nghĩa” đã mô tả.
Sử chép, “Đổng Trác gặp người khác thường không giữ lễ, sợ có người ᴍưᴜ ʜạɪ mình, vì thế khi đi đâu đều sai Lã Bố làm hộ vệ. Tuy nhiên, Đổng Trác tính nóng nảy lại hẹp hòi, nên không nghĩ trước sau. Có lần vì chuyện nhỏ mà cầm kích lao về phía Lã Bố.
Lã Bố nhanh nhẹn tránh được, sau đó tạ lỗi với Đổng Trác, Đổng Trác cũng cho qua. Từ đó, Lã Bố âm thầm ᴏáɴ ʜậɴ Đổng Trác. Đổng Trác thường xuyên sai Lã Bố vào phủ canh giữ, Lã Bố đã tư thông với một tì nữ trong phủ của Đổng Trác. Lã Bố luôn sợ bị phát giác nên luôn lo lắng”.
Cũng vì Lã Bố âm thầm ᴏáɴ ʜậɴ Đổng Trác, lại thêm luôn trong tâm trạng lo sợ bị Đổng Trác phát hiện chuyện tư thông của mình nên Vương Doãn và Tôn Thụy mới lợi dụng Lã Bố để ɢɪếᴛ Đổng Trác.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Lã Bố và Đổng Trác không giống với Lã Bố và Đinh Nguyên trước kia. Sử chép: “Đổng Trác rất tin yêu Lã Bố, nhận làm con nuôi”. Vì thế, khi Vương Doãn nói chuyện ɢɪếᴛ Đổng Trác, Lã Bố đã nói: “Làm thế thì còn gì là cha con!” bèn cho qua. Nhưng rồi Vương Doãn chiêu dụ thêm: “Ngài vốn họ Lã chứ đâu phải họ Đổng, sao gọi là cha con được”. Nghe thế Lã Bố bèn đồng ý, nhưng rồi ông nhớ đến tình cha con của mình và Đổng Trác, nên vẫn còn phân vân.
Chỉ đến khi Đổng Trác trở thành một kẻ ʜᴜɴɢ ʜãɴ, độᴄ áᴄ, ᴍộᴛ ᴛêɴ ʙạᴏ ᴛàɴ ʟàᴍ ʟᴏạɴ thiên hạ, các chư hầu khắp nơi đều khởi binh thảo phạt, cho nên lúc bấy giờ việc ɢɪếᴛ Đổng Trác là ai cũng muốn làm, nhưng việc Lã Bố làm lại bị chê trách chỉ vì vẫn còn mang tiếng cha con, còn Đổng Trác thì sớm muộn sẽ phải đền tội.
ᴄʜếᴛ vì Lưu Bị
Lại nói đến Lưu Bị khi mang quân đánh chiếm Hạ Bì nhưng bị Lã Bố đánh bại, phải lui về Quảng Lăng. Trong lúc thất thế còn bị Viên Thuật đánh bại một trận nữa, phải chạy ra Hải Tây. Mặc dù trong tình huống đó, nếu như Lã Bố đuổi cùng ɢɪếᴛ tận, hẳn nhiên Lưu Bị khó có đường sống, nhưng ngược lại còn chấp nhận cho Bị đầu hàng về giữ Tiểu Bái và cho tự xưng thứ sử Dự Châu.
Kể lại trước đó, mới thấy được Lã Bố kính trọng Lưu Bị đến thế nào. Sách “Anh hùng ký” có chép rằng: Lưu Bị gặp Lã Bố, rất vui mừng kính trọng, nói với Lã Bố rằng: “Tôi và tướng quân là người cùng quê. Khi quân Quan đông khởi nghĩa, muốn ɢɪếᴛ Đổng Trác, tướng quân ɢɪếᴛ Đổng Trác theo về Quan Đông. Quân Quan đông lại lo lắng vì tướng quân, đều muốn ɢɪếᴛ ngài”.
Lã Bố nghe Lưu Bị nói vậy, mời vào trong trướng, ngồi lên giường vợ mình, ra lệnh cho vợ bái Lưu Bị, rồi rót ʀượᴜ cho Lưu Bị và Lã Bố ăn uống. Trong tiệc ʀượᴜ Lã Bố gọi Lưu Bị là em. Lưu Bị thấy Lã Bố lời nói và hành động không bình thường, bề ngoài thì vẫn vui cười nhưng trong lòng không vui.
Thực tế thì lúc bấy giờ, Lã Bố thực sự rất kính trọng Lưu Bị, hơn nữa, Lưu Bị với Bố cùng là người miền Bắc vì thế mới có chuyện mời Lưu Bị vào nhà sau, ngồi lên giường vợ mà lệnh cho vợ ra bái chào.
Hơn nữa, vào thời nhà Hán, quan niệm “nam nữ thọ thọ bất thân” vẫn chưa thực sự nặng nề như sau này vì thế, việc Lã Bố mời Lưu Bị vào nhà sau uống ʀượᴜ cũng có thể là để thể hiện sự thân mật.
Vào thời điểm lúc bấy giờ, Lưu Bị 34 tuổi, Lã Bố hơn Lưu Bị 2 tuổi, do vậy Lã Bố gọi Lưu Bị là em cũng không có gì sai. Tuy nhiên, Lưu Bị lại không nghĩ như vậy. Lưu Bị cho rằng, Lã Bố là kẻ tới hàng mình, do vậy gọi mình là “em”, lại cho vợ ra ngồi cùng uống ʀượᴜ là việc không hợp lễ nghĩa vì thế mới nói rằng, “Lã Bố lời nói bất thường” mà không lấy làm vui. Sự tín cẩn đó không phải tự dưng mà có với một kẻ thất thế như Lưu Bị lúc bấy giờ nếu như Lã Bố là tiểu nhân hay phàm phu thất học.
Sau này, Lưu Bị mang quân trở về định đánh chiếm lại Hạ Bì nhưng bị Lã Bố đánh bại, phải lui quân về Quảng Lăng. Trong tình thế ấy, Lã Bố vẫn không đuổi tận ɢɪếᴛ tuyệt Lưu Bị, ngược lại, chấp nhận cho Lưu Bị đầu hàng và cho về giữ Tiểu Bái theo yêu cầu của Lưu Bị. Sau này, Lã Bố tự xưng là châu mục Từ châu vẫn cho mời Lưu Bị xưng là thứ sử Dự Châu.
Từ cách ứng xử với Lưu Bị, đủ thấy, Lã Bố vẫn là một kẻ giữ đúng tính cách ɢɪᴀɴɢ ʜồ trượng nghĩa của mình, không nhỏ nhen như Viên Thiệu, cũng không cạn nhân tình như Tào Tháo. Nhưng Lã Bố cũng chết cũng vì cái nghĩa khí ɢɪᴀɴɢ ʜồ ấy.
Tháng 9.198, Tào Tháo đích thân cùng Lưu Bị mang quân tới đánh Từ châu. Khi bị dồn vào đường cùng trên lầu Bạch Môn, Lã Bố nói với các thuộc hạ hãy ᴄʜặᴛ đầᴜ mình nộp cho Tào Tháo để lấy thưởng, nhưng các thủ hạ của ông không nỡ làm. Khi quân Tào b.ắ.t tr.ó.i, Lã Bố muốn xin hàng, nhưng Lưu Bị khuyên Tào Tháo nên ɢɪếᴛ vì nghĩ Bố là kẻ hai mặt.
Đến đây mới thấy, nếu như lúc trước, Lã Bố nhẫn tâm tận ᴅɪệᴛ Lưu Bị chắc hẳn sẽ không có bi kịch một lời Lưu Bị mà mất đi tính mạng. Có thể thấy bản thân Lã Bố là người sinh không đúng thời cuộc.