Tướng mạo 𝚙𝚑𝚊̉𝚗 𝚝𝚛𝚊̆́𝚌 của người này từ sớm đã bị Tào Tháo nhìn ra. Thế nhưng người khét tiếng đa nghi như Tào Mạnh Đức cũng không dám 𝚡𝚞𝚘̂́𝚗𝚐 𝚝𝚊𝚢 𝚝𝚛𝚞̛̀ 𝚔𝚑𝚞̛̉ nhân vật này.
Do ảnh hưởng từ “Tam Quốc diễn nghĩa”, mỗi khi nhắc tới những nhân vật có “tướng mạo 𝚙𝚑𝚊̉𝚗 𝚝𝚛𝚊̆́𝚌” vào thời Tam Quốc, nhiều người sẽ nhớ ngay tới Ngụy Diên – người bị cho là có “phản cốt” ở đằng sau gáy.
Thế nhưng thực tế đã chứng minh, tướng mạo 𝚙𝚑𝚊̉𝚗 𝚝𝚛𝚊̆́𝚌 của vị tướng họ Ngụy hoàn toàn là chi tiết hư cấu do tác giả La Quán Trung xây dựng nên. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, vụ á.n Ngụy Diên làm phản vốn là một á.n oan bởi nhân vật này thực chất không có 𝚍𝚊̃ 𝚝𝚊̂𝚖 soán ngôi đoạt vị.
Theo nhiều giai thoại truyền lại thì nhân vật Tam Quốc thực sự sở hữu tướng mạo bị cho là dễ đem lòng 𝚙𝚑𝚊̉𝚗 𝚝𝚛𝚊̆́𝚌 hơn cả là một mưu sĩ có tiếng tăm của Tào Ngụy vào thời bấy giờ. Người này chính là Tư Mã Ý, kỳ phùng địch thủ một thời của Khổng Minh.
Thế nhưng điều đáng nói còn nằm ở chỗ, người nhìn ra cái tướng 𝚙𝚑𝚊̉𝚗 𝚝𝚛𝚊̆́𝚌 của Tư Mã Trọng Đạt không phải ai khác mà lại là Tào Tháo. Vậy đâu là lý do khiến vị quân chủ khét tiếng đa nghi này dù cảm nhận được nguy cơ nhưng lại không nỡ tay 𝚑𝚊̣ 𝚝𝚑𝚞̉ với vị mưu sĩ họ Tư Mã ấy?
Giai thoại về “tướng lang cố” của Tư Mã Ý từng khiến Tào Tháo “đứng ngồi không yên”
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Tư Mã Ý (179 – 251), tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ tập đoàn chính trị Tào Ngụy vào thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông cũng được xem là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Ngụy sau này.
Năm xưa, Tư Mã Ý từng có công lớn trong việc bảo vệ Tào Ngụy trước hàng loạt những cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng và nhà Thục Hán. Sau khi loại trừ được Tào Sảng dưới thời Phế đế Tào Phương, ông chính thức trở thành đại thần quyền lực nhất trong nội bộ triều đình này.
Thế nhưng ít ai biết rằng, nhân vật “hô mưa gọi gió” trên đỉnh giang sơn của gia tộc họ Tào như Tư Mã Trọng Đạt lại từng có lúc phải nhận không ít nghi kỵ khi phụng sự cho tập đoàn chính trị này dưới thời Tào Tháo nắm quyền.
Và nguyên nhân chủ yếu khiến ông rơi vào tầm ngắm của vị quân chủ đa nghi ấy lại bắt nguồn từ một đặc điểm tướng số hết sức đặc biệt.
Giai thoại về tướng mạo dễ đem lòng 𝚙𝚑𝚊̉𝚗 𝚝𝚛𝚊̆́𝚌 của Tư Mã Ý từng được ghi lại trong “Tấn thư” phần “Tuyên Đế kỷ”.
Theo đó, Tư Mã Ý năm xưa được miêu tả là người có lòng dạ thâm sâu mà bề ngoài thì tỏ ra khoan dung, dù mang nội tâm đa nghi nhưng lại có tài linh hoạt ứng biến.
Bấy giờ, Tào Tháo nhìn ra Tư Mã Ý nuôi hùng tâm tráng chí, lại nghe nói mưu sĩ này có “tướng lang cố” nên đã tìm cách để kiểm nghiệm.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Theo lý giải của “Bách khoa toàn thư Trung Quốc” (Baike), thì “tướng lang cố” được dùng để miêu tả những người có thể chỉ quay đầu lại đối diện với người đằng sau mà không cần xoay người. Đặc điểm này được cho là có nét tương đồng với loài lang sói.
Còn theo quan niệm về nhân tướng học của cổ nhân Trung Hoa xưa, thì người sở hữu tướng lang cố được cho là có dã tâm và lòng dạ thâm sâu, đặc biệt là không cam chịu làm bề tôi dưới trướng kẻ khác và dễ đem lòng 𝚙𝚑𝚊̉𝚗 𝚝𝚛𝚊̆́𝚌.
Tào Tháo sinh thời tinh thông tướng thuật, vì vậy càng muốn kiểm chứng lời đồn về “tướng lang cố” của Tư Mã Ý.
Có một lần, Tào Tháo giao cho Tư Mã Ý một nhiệm vụ. Khi thấy Ý lĩnh mệnh rời đi, ông nhìn chằm chằm vào bóng lưng cao lớn của vị mưu sĩ ấy như có điều suy nghĩ, rồi bất chợt cất tiếng gọi:
“Trọng Đạt!”.
Nghe thấy quân chủ cất tiếng, Tư Mã Ý thân thế bất động, chỉ có đầu là quay lại phía sau nhìn Tào Tháo.
Chứng kiến màn này, Tào Tháo không khỏi ngẩn người, trong mắt ánh lên sát khí nhưng vẫn làm như điềm nhiên mà nói:
“Không sao, ngươi lui xuống đi”.
Tư Mã Ý hoài nghi không hiểu, lui ra ngoài, còn Tào Tháo từ lúc đó thì liên tục đứng ngồi không yên.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Sự nghi kỵ của Tào Tháo đối với Tư Mã Ý càng lúc càng tăng lên, đặc biệt là từ khi ông nằm mơ thấy một cơn ác mộng. Trong giấc mơ ấy, Tào Tháo nhìn thấy hình ảnh “tam mã thực tào” – ba con ngựa cùng ăn chung một máng.
Trong tiếng Hán, “cái máng” đồng âm với họ “Tào”, còn từ “mã” để chỉ con ngựa, vì vậy vị quân chủ này liền nghi ngờ có kẻ mà tên mang chữ Mã đang rắp tâm 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚖 đ𝚘𝚊̣𝚝 giang sơn của Tào thị.
Ban đầu, Tào Tháo đặt mọi hiềm nghi của mình lên gia tộc họ Mã của Mã Siêu. Thế nhưng sau nhiều lần ngẫm nghĩ, ông lại nghi ngờ nhà Tư Mã hơn cả, bởi dòng họ này cũng có chữ “Mã”, mà hình ảnh “tam mã” lại vừa hay trùng khớp với 3 cha con Tư Mã Ý, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu.
Nghĩ rằng giấc mộng ấy là điềm chẳng lành, Tào Tháo liền cho gọi Thái tử Tào Phi tới và nghiêm túc cảnh báo ông:
“Tư Mã Ý là kẻ không cam chịu làm bề tôi, sau này tất sẽ can dự vào đại sự của họ Tào ta”.
Chỉ tiếc rằng Tào Phi khi đó đang rất mực tin tưởng Tư Mã Ý, còn bản thân Tào Tháo dù ý thức được nguy cơ nhưng vẫn lựa chọn lưu lại cho nhân vật này một con đường sống thay vì thẳng tay 𝚍𝚒𝚎̣̂𝚝 𝚝𝚛𝚞̛̀.
Thế nhưng có lẽ bản thân Tào Mạnh Đức và cả gia tộc họ Tào cũng không thể ngờ rằng, lần nương tay ấy đã gieo xuống 𝚖𝚊̂̀𝚖 𝚑𝚘̣𝚊 khôn lường đối với giang sơn nhà Ngụy sau này.
Nhìn ra 𝚍𝚊̃ 𝚝𝚊̂𝚖 của Tư Mã Ý, vì sao Tào Tháo không nỡ xuống tay 𝚝𝚛𝚞̛̀ 𝚔𝚑𝚞̛̉?
Vậy đâu là lý do khiến Tào Tháo không thẳng tay 𝚑𝚊̣ 𝚜𝚊́𝚝 Tư Mã Ý như cách mà ông đã làm với những nhân vật như Lã Bá Xa, Dương Tu, Khổng Dung? Về nguyên nhân của thái độ nương tay này, các học giả hiện đại đưa ra 3 lý giải chủ yếu như sau:
Thứ nhất, Tư Mã Ý khôn ngoan tới nỗi không cho Tào Tháo có lý do 𝚑𝚊̣ 𝚝𝚑𝚞̉.
Được ví như một “gian hùng” khét tiếng thời loạn, Tào Tháo nổi danh là con mắt nhìn người sắc bén. Vì vậy rất có thể ông đã nhìn thấu 𝚍𝚊̃ 𝚝𝚊̂𝚖 của Tư Mã Ý từ lâu, cho nên dù có dùng nhưng cũng không quá trọng dụng.
Tư Mã Ý biết quân chủ đề phòng mình, lại hiểu rằng 𝚖𝚞̛𝚞 𝚙𝚑𝚊̉𝚗 ở thời điểm này tất không có kết cục tốt đẹp, vì vậy hành sự càng thêm cẩn trọng, tận tâm.
Có giai thoại còn truyền lại rằng, năm xưa Tào Phi sau khi nghe xong lời căn dặn của Tào Tháo đã kể lại cho Tư Mã Ý.
Trọng Đạt biết được việc này thì càng thêm cúc cung tận tụy, ngày đêm dốc sức làm việc, ngay tới việc vặt như nuôi ngựa cũng tự tay lo liệu.
Thái độ trên của ông một mặt vừa cố chứng minh mình là trung thần của Tào Ngụy, mặt khác lại khiến cho Tào Tháo không tìm ra bất kỳ sơ hở nào để lấy đó làm lý do 𝚑𝚊̣ 𝚝𝚑𝚞̉.
Thứ hai, Tào Tháo biết Tư Mã Ý là một nhân tài hiếm có.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Tào Mạnh Đức lúc sinh thời có thể nhìn ra 𝚍𝚊̃ 𝚝𝚊̂𝚖 của Tư Mã Trọng Đạt, đương nhiên cũng biết nhân vật này vốn không phải là hạng tầm thường.
Năm xưa trong cuộc 𝚌𝚑𝚒𝚎̂́𝚗 𝚝𝚛𝚊𝚗𝚑 đoạt vị trí người kế thừa, Tư Mã Ý phò tá Tào Phi, còn một đại thần khác là Dương Tu thì ủng hộ Tào Thực.
Dương Tu dù có tài, nhưng lại bị đánh giá là một kẻ “khôn vặt”. Có lần Tào Tháo vì muốn rút quân nhưng lại xấu hổ nên đã ra khẩu lệnh “kê lặc” (gân gà) một cách đầy ẩn ý.
Dương Tu nhìn ra hàm ý trong đó nhưng lại ăn nói 𝚕𝚘̂̃ 𝚖𝚊̃𝚗𝚐, thẳng thừng nói ra ngụ ý của Tào Tháo. Kết quả là vị quân chủ họ Tào khi biết được việc này đã rất tức giận và tìm cơ hội 𝚑𝚊̣ 𝚜𝚊́𝚝 Dương Tu.
Cũng bởi vậy mà có ý kiến cho rằng, nếu so với những nhân tài khác, Tư Mã Ý chẳng những có được cái tài của bậc đại trí mà còn hơn người ở chỗ biết ẩn nhẫn chờ thời, không bao giờ hành sự lỗ mãng.
Và có lẽ bản thân Tào Tháo cũng nhìn ra rằng, chỉ có một người như Tư Mã Ý mới đủ khả năng để trở thành kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Khổng Minh – nhân tài Thục Hán rất có thể sẽ trở thành mối đe dọa đối với Tào Ngụy sau này.
Thứ ba, Tào Tháo tin rằng tuổi tác chính là một điểm yếu mà Tư Mã Ý không thể thay đổi.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Khi Tào Tháo bước vào độ tuổi gần đất xa trời, Tư Mã Ý khi đó cũng là qua độ tứ tuần. Vào thời cổ đại, đây cũng không còn được xem là độ tuổi tráng niên.
Có lẽ cũng bởi vậy mà Tào Tháo tin rằng, bất luận ông truyền ngôi cho người con nào, thì người kế thừa của ông hoàn toàn có thể vượt mặt vị mưu sĩ 𝚍𝚊̃ 𝚝𝚊̂𝚖 này về trên phương diện tuổi thọ.
Chỉ có điều bản thân Tào Mạnh Đức và gia tộc Tào thị cũng không thể ngờ rằng, những hậu nhân xuất chúng của họ như Tào Phi, Tào Duệ đều qua đời khi đương độ tráng niên.
Trong khi đó, Tư Mã Ý sống tới 72 tuổi. Và dù cho chỉ chính thức bước lên đỉnh cao quyền lực sau khi 𝚝𝚑𝚊𝚗𝚑 𝚝𝚛𝚞̛̀𝚗𝚐 Tào Sảng ở tuổi 70, thì những gì mà Tư Mã Trọng Đạt gây dựng trong suốt mấy thập kỷ ở Tào Ngụy cũng trở thành nền móng vững chắc để con cháu ông lên nắm quyền sau này.
Cũng bởi vậy mà có ý kiến cho rằng, có lẽ thiên mệnh quả thực đã ưu ái cho gia tộc Tư Mã khi ban tặng cho bản thân Tư Mã Ý không chỉ vốn liếng về tài năng mà còn có cả sự vượt trội trên phương diện tuổi thọ.
Và có lẽ nếu năm xưa Tào Tháo có thể thẳng tay 𝚍𝚒𝚎̣̂𝚝 𝚝𝚛𝚞̛̀ 𝚖𝚊̂̀𝚖 𝚑𝚘̣𝚊 từ một người có “tướng lang cố” như Tư Mã Ý, thì cơ nghiệp Tào Ngụy rất có thể cũng sẽ không bị thôn tính trong tay gia tộc Tư Mã.
*Dịch từ các báo nước ngoài.