Ngụy Diên không có tướng mưu ph.ả.n, luôn được Lưu BịGia Cát Lượng tin cậy nhưng vì đâu lại bị oan?

Ngụy Diên (177-234), tên tự là Văn Trường, là đại tướng nhà Thục Hán. Trong chiến dịch Bắc Phạt của Gia Cát Lượng (228-234), ông từng làm đến chức Tiền quân sư, Chinh Tây đại tướng quân, Giả tiết, lĩnh chức Hán Trung thái thú, Nam Trịnh hầu (chỉ đứng sau Thừa tướng Gia Cát Lượng).

Tài năng đánh đông dẹp bắc là vậy nhưng ông lại mang danh kẻ ph.ả.n phúc. Sự thật là gì?

Ngụy Diên ph.ả.n phúc là Ngụy Diên của Tam Quốc diễn nghĩa, qua ngòi bùi của La Quán Trung. Còn Ngụy Diên của chính sử, là một đại tướng trí dũng song toàn, lập được vô số đại công cho nhà Thục và nghi á.n m.ư.u ph.ả.n của ông, xứng đáng được coi là nỗi oan hàng ngàn năm mà người đời chẳng mấy ai thấu hiểu.

Ngụy Diên không có tướng mưu ph.ả.n, luôn được Lưu Bị và Gia Cát Lượng tin cậy

Năm 209, Lưu Bị sai Quan Vũ đi đánh Trường Sa. Hàn Huyền chống cự không hàng. Ngụy Diên muốn theo Lưu Bị, bèn tới thuyết phục viên tướng giỏi nhất ở Trường Sa là Hoàng Trung đầu hàng.

Hoàng Trung bằng lòng theo Ngụy Diên hàng Quan Vũ, vì vậy cuối cùng ép được Hàn Huyền không thể tiếp tục chống cự, phải dâng thành đầu hàng nốt.

Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng Hoàng Trung kiên trinh không hàng, nhưng lại bị Hàn Huyền nghi ngờ mang x.ử t.ử. Ngụy Diên đánh vào pháp trường cứu -Hoàng Trung rồi dẫn đầu binh sĩ đi ɢɪếᴛ Hàn Huyền, mang thành Trường Sa theo Quan Vũ. Vì việc này ông bị Gia Cát Lượng xem là người ph.ả.n phúc. Đây dĩ nhiên, toàn bộ là do danh sĩ họ La phóng bút thêu dệt.

Các sử gia đã chỉ rõ rằng “tướng mạo ph.ả.n phúc” của Ngụy Diên hoàn toàn do La Quán Trung hư cấu, thực chất ông là người rất trung thành, dũng cảm và những phẩm chất đó được không chỉ Lưu Bị mà cả Gia Cát Lượng quý mến.

Năm 219, Lưu Bị chiếm được Hán Trung và xưng là Hán Trung vương. Trước khi về Thành Đô, Lưu Bị muốn chọn người trấn thủ Hán Trung. Mọi người ai cũng nghĩ là một người thân tín như Trương Phi sẽ đảm đương việc này. Nhưng cuối cùng Lưu Bị lại chọn Ngụy Diên làm Thái thú Hán Trung, Trấn viễn tướng quân.

Khi được hỏi về việc đảm đương một vùng sát biên giới với Tào Tháo, Ngụy Diên hùng dũng khẳng định mình sẽ làm tốt nhiệm vụ được Lưu Bị giao phó. Lưu Bị nghe ông nói rất yên tâm rút về Thành Đô.

Năm 221, Lưu Bị xưng đế, Ngụy Diên được phong làm Chinh bắc tướng quân. Đây là bằng chứng cho thấy Lưu Bi đặc biệt tin cậy vào Ngụy Diên.

Chỉ muốn ɢɪếᴛ Dương Nghi, không hề có ý định ph.ả.n lại nhà Thục

Án “Ngụy Diên mưu ph.ả.n” được xem là một án lớn thời Tam Quốc, và nó liên quan đến cái ᴄʜếᴛ của Gia Cát Lượng và mâu thuẫn sâu sắc giữa Ngụy Diên và Dương Nghi.

Theo Tam Quốc chí, Ngụy Diên có tài giỏi rèn luyện binh sĩ nhưng có tính tự kiêu nên các tướng thường tránh xung đột với ông. Chỉ riêng Dương Nghi không nhân nhượng, thường ra mặt đối đầu. Hai người xung khắc tới mức cứ ngồi với nhau là cãi vã, thậm chí một lần từng động k.i.ế.m.

Mùa thu năm 234, Gia Cát Lượng ốm nặng trong doanh trại, bí mật sai người gọi Dương Nghi, Phí Y và Khương Duy đến, sắp đặt việc rút quân, theo đó Trưởng sử Dương Nghi đi trước, Hộ quân Khương Duy cùng Ngụy Diên đi đoạn hậu, nếu Ngụy Diên không chịu thì cứ mặc, đại quân cứ rút về.

Gia Cát Lượng qua đời, Dương Nghi sai Phí Vĩ đến báo tin và thăm dò Ngụy Diên. Ngụy Diên không tán thành rút quân vì cái ᴄʜếᴛ của Gia Cát Lượng mà muốn ở lại tiếp tục đánh Ngụy, đồng thời tỏ ý không phục tùng mệnh lệnh của Dương Nghi.

Ông giữ Phí Y lại trong quân, bàn bạc việc hậu sự cho Gia Cát Lượng, ai sẽ hộ tống linh cữu, ai sẽ đi đoạn hậu, viết vào giấy, bảo Phí Y cùng ký tên để công bố cho các tướng biết.

Khi biết tin các tướng vẫn chuẩn bị rút về theo kế hoạch của Gia Cát Lượng, Ngụy Diên nổi giận, quyết định hành động trước. Ông mang quân chiếm lĩnh con đường rút về phía nam. Đường sá trong Thục vốn hiểm trở phải bắc ván thành đường nhỏ để hành quân gọi là sạn đạo; Ngụy Diên phá hỏng các con đường sạn đạo đi về Hán Trung để ngăn Dương Nghi rút lui.

Dương Nghi thấy Ngụy Diên ra tay trước, bèn cùng Phí Y dâng biểu về triều, nói Ngụy Diên làm ph.ả.n. Ngụy Diên cũng dâng biểu về triều nói Dương Nghi và Phí Y làm phản. Hậu chủ Lưu Thiện không hiểu ai đúng ai sai, phải hỏi ý kiến Trưởng sử Tưởng Uyển và Thị trung Đổng Doãn. Hai người cho rằng chỉ có Ngụy Diên đáng nghi ngờ.

Dương Nghi thấy đường sạn đạo bị phá, bèn sai quân chặt cây, làm cầu gấp rút ngày đêm để khai thông đường hành quân. Quân Dương Nghi tiến gần tới chỗ Ngụy Diên đóng quân. Ngụy Diên chiếm cứ Bao Cốc đón đánh Dương Nghi.

Dương Nghi lệnh cho Vương Bình đi tiên phong đánh Ngụy Diên. Vương Bình chỉ trích hành động làm loạn của Ngụy Diên, kích động quân Ngụy Diên đào ngũ. Kết quả quân Ngụy Diên không chịu chiến đấu, bỏ đi gần hết. Ngụy Diên cô thế đành cùng con trai và thủ hạ thân tín bỏ chạy về Hán Trung.

Dương Nghi sai Mã Đại mang quân đuổi theo, ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Ngụy Diên. Mã Đại mang thủ cấp về cho Dương Nghi. Hậu chủ Lưu Thiện chuẩn theo lời thỉnh cầu của Dương Nghi và Phí Y, khép Ngụy Diên tội mưu ph.ả.n và ra lệnh tru di tam tộc nhà Ngụy Diên.

Nỗi oan hàng ngàn năm của viên đại tướng

Đấy là toàn bộ sự việc liên quan đến “nghi án mưu ph.ả.n” của Ngụy Diên. Đúng là trong hoàn cảnh lúc đó những hành động của Ngụy Diên (trái di lệnh của Gia Cát Lượng, tự mình hành động, chặn đường đánh Dương Nghi…) gây ra nghi ngờ cho triều đình.

Tuy nhiên, đó chỉ là phán xét hành động bên ngoài. Nếu nhìn vào hoàn cảnh thực tế, Ngụy Diên không có khả năng “làm phản chiếm ngôi vua” như tội danh bị triều đình quy kết và bản thân ông cũng không hề tính toán như vậy.

Nếu Diên muốn làm ph.ả.n để lật Hán, cách tốt nhất là mang quân hàng Ngụy, dẫn Tư Mã Ý vào đánh Thục. Rồi ngay cả khi bị Vương Bình đánh bại, Ngụy Diên cũng không chạy sang Tư Mã Ý mà chỉ trở về Hán Trung, ông rõ ràng không hề có ý định ph.ả.n Hán.

Trước sau, Ngụy Diên không muốn hàng Ngụy, chỉ muốn ɢɪếᴛ Dương Nghi, trở thành người thay Gia Cát Lượng làm chỉ huy tối cao cuộc Bắc phạt. Ông vẫn luôn ấm ức vì kế sách của mình trước đây không được dùng nên muốn thực hiện được nó.

Các sử gia cho rằng hành động của Ngụy Diên mạo hiểm và đáng trách, nhưng nếu kết tội “làm ph.ả.n” thì oan uổng cho ông, và tru di tam tộc là việc làm thái quá của triều đình.

Theo sử gia Trần Nhĩ Đông, Ngụy Diên cả đời chinh chiến, có công lớn, không có tội lớn, nhưng gặp h.ọ.a lớn và bị vu khống (mưu ph.ả.n) chịu nỗi oan khiên ngàn năm.