Nhiều người cho rằng, nếu như có trong tay Hàn Tín thì Thục Hán có thể đánh bại Tào Ngụy, liệu đây có phải sự thật?
Thời kỳ Tam Quốc, thế chân vạc Nguỵ – Thục – Ngô được lập nên. Dù nắm trong tay các mưu sĩ hàng đầu Tam Quốc như Gia Cát Lượng, Bàng Thống cùng đội binh Ngũ hổ tướng hùng mạnh nhưng Thục Hán lại là nước đầu tiên bị ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ.
Thực tế trong ba nước, Thục Hán là quốc gia yếu nhất, nhưng nhờ vào ưu thế về mặt địa lý, Thục Hán vẫn kiên trì được không ít thời gian.
Thế nhưng vào năm 263, Thục Hán vốn đang phát triển bình thường đột nhiên lại ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ, khiến người ta vô cùng ngạc nhiên. Đó là trận đánh Miên Trúc xảy ra vào giai đoạn cuối của Tam Quốc, là một trận mấu chốt để Tư Mã Chiêu quyết định khai chiến với Thục Hán.
Quân Nguỵ vốn định chia làm ba đường, Đặng Ngải tấn công Khương Duy, Gia Cát Tự phụ trách chặn đường lui của Khương Duy, còn Chung Hội sẽ nhân cơ hội đó tiến đánh Hán Trung. Kế hoạch của quân Nguỵ không tồi, vậy nhưng Khương Duy đã ứng phó tài tình khiến quân Nguỵ không thể ngờ tới.
Sau khi giao chiến với Đặng Ngải, Khương Duy tiếp tục tránh được Gia Cát Tự, rồi lại ngăn quân chủ lực của Chung Hội tấn công vào Hán Trung. Cứ như vậy, chủ lực của hai bên đối đầu trong thế giằng co.
Đặng Ngải đề xuất bản thân mình sẽ dẫn binh đi đường vòng qua Âm Bình, đánh úp Giang Du, mở ra cục diện. Đặng Ngải tập kích bất ngờ khiến tướng thủ vệ Giang Du chưa đánh đã hàng.
Lúc này Lưu Thiện mới phái Gia Cát Chiêm dẫn quân đón đánh Đặng Ngải. Gia Cát Chiêm nhận lệnh đánh với Đặng Ngải, nhưng cuối cùng thất bại.
Nếu có Hàn Tín thì Thục Hán liệu có thể thống nhất được thiên hạ?
Trong thời gian trở lại đây, những người đọc yêu mến Tam Quốc Diễn Nghĩa và sự thật lịch sử của giai đoạn này cho rằng: Sau khi Quan Vũ thất thủ, dường như không còn nhiều tướng lĩnh Thục Hán có thể tự mình đứng vững, Gia Cát Lượng phải đích thân ra trận nhưng kết quả mang lại đều vô ích.
Tài năng quân sự của Quan Vũ và Gia Cát Lượng, theo Sohu đều không thể so với Hàn Tín – một trong Hán Sơ Tam Kiệt. Nếu có Hàn Tín thì Thục Hán liệu có thể thống nhất được thiên hạ như đã từng làm một lần với Lưu Bang?
Hàn Tín sinh năm 230 TCN và mất năm 196 TCN, thường được gọi theo tước hiệu Hoài Âm hầu. Ông được xem là nhà cầm quân xuất sắc, “thiên hạ vô địch, bách chiến bách thắng”. Ông sống vào thời Hán Sở tranh hùng và được Hán Cao Tổ Lưu Bang ngợi ca là “Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hoài Âm hầu.”
Sở hữu tài năng xuất chúng, công lao cái thế, ông được liệt vào hàng “Hán sơ tam kiệt” cùng hai nhân vật lừng danh cùng thời là Trương Lương và Tiêu Hà danh chấn góp công giúp Lưu Bang đánh bại Tây Sở Bá vương Hạng Vũ, lập nên triều đại nhà Hán kéo dài suốt 400 năm.
Nếu Thục Hán có được người như Hàn Tín liệu có sớm ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ?
Thực chất, theo Sohu, tình hình thời Tam Quốc khác rất nhiều với những năm cuối của nhà Tần. Thời kỳ đó, rất nhiều thế lực cát cứ chiếm giữ các khu vực lãnh thổ khác nhau, trong khi ở thời kỳ Tam Quốc, phía Bắc là của một mình nhà Ngụy. Hàn Tín có thể chiến đấu từ từ để giúp Lưu Bang thống nhất thiên hạ, nhưng với Lưu Bị và Lưu Thiện sau này thì Hàn Tín nếu còn sống sẽ phải đối mặt với toàn bộ lực lượng phương Bắc.
Hàn Tín và Gia Cát Lượng là những danh nhân trong lịch sử Trung Quốc. Và xét về tài năng quân sự thì Hàn Tín xuất sắc hơn cả. Không chỉ trong thời nhà Hán mà ngay cả trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc, ông cũng là một vị tướng tài ba bậc nhất. Khả năng quân sự của Gia Cát Lượng chủ yếu thể hiện ở việc bình định ɴổɪ ʟᴏạɴ. Nhưng trong 6 lần Bắc phạt, gần như Gia Cát Lượng không có một thành tựu nào đáng kể.
Khi so sánh về tài năng quân sự của Hàn Tín và Gia Cát Lượng thì nhiều người cho rằng Hàn Tín có thể dễ dàng thống nhất thiên hạ như “đi chơi”. Tuy nhiên, sự thật thì không như thế. Tất nhiên, lịch sử không có “nếu”, nhưng ngay cả khi có Hàn Tín trong bối cảnh Tam Quốc thì cũng khó có thể giúp Thục Hán giành được thiên hạ vì các nguyên nhân:
Thứ 1: Nội bộ lục đục
Nội bộ nước Thục vẫn xảy ra tình trạng các phe cánh vẫn tranh đua nhau, đó là những người ban đầu vào sinh ra tử với Lưu Bị, thế lực Kinh Châu, và cả thế tộc địa phương giành được Ích Châu cuối cùng.
Ba thế lực đan xen lẫn nhau, vẫn luôn tồn tại mâu thuẫn, chỉ là khi ấy Lưu Bị, Gia Cát Lượng vẫn còn trấn giữ được. Về sau, sau khi họ qua đời, những mâu thuẫn này dần dần bộ lộ ra.
Hàn Tín 80% không có khả năng xử lý mâu thuẫn phe phái phức tạp trong nội bộ Thục Hán.
Thứ 2: Chiến lược sai lầm
Nhà Thục Hán mắc liên tiếp hai sai lầm lớn. Thứ nhất, bởi vì sự lơ là của Quan Vũ nên nước Thục mất đi địa bàn là một nửa Kinh Châu và hàng vạn quân tinh nhuệ.
Thứ hai là để ʙáᴏ ᴛʜù cho Quan Vũ, Lưu Bị lựa chọn gấp gáp đánh Đông Ngô, tổn thất hàng vạn tinh binh và hàng loạt tướng lĩnh xuất sắc.
Trong tình huống này, nếu như có thời gian khôi phục lại, tình thế có thể sẽ được cải thiện, chỉ đáng tiếc là Thục Hán không nhận được cơ hội này.
Đối với các công việc nội bộ như cải thiện luật lệ và quy định và phát triển kinh tế, ít nhất Hàn Tín chưa bao giờ thể hiện khả năng bình định về nội chính của mình.
Thứ 3: Thiếu hụt nhân tài
Trong vài năm trước và sau khi Lưu Bị thành lập Thục Hán, do nhiều nguyên nhân, những người như Pháp Chính, Hoàng Trung, Quan Vũ, Trương Phi lần lượt qua đời, những người còn sống cũng đã cao tuổi không thể đánh trận được nữa, có thể nói cả Thục Hán gần như chỉ còn lại một mình Gia Cát Lượng vất vả chèo chống.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, hậu chủ Lưu Thiện không còn sự phò tá của Gia Cát Lượng, bổ nhiệm hoạn quan Hoàng Hạo, gạt bỏ những người trung lương, tạo nên tổn thất rất lớn cho Thục Hán.
Dù Hàn Tín thực sự có tài giỏi đến mấy nhưng khi rơi vào hoàn cảnh Thục Hán không còn người tài, thiếu người kề vai sát cánh thì cũng chẳng thể gánh vác nổi.
Ngoài ra, nếu nhìn từ nguyên nhân bên ngoài, quả thật là đối thủ quá mạnh! Trong tay Lưu Bị tuy có vô số nhân tài, nhưng Tào Tháo Tôn Quyền cũng là hào kiệt đương thời, năng thần mãnh tướng dưới trướng cũng không hề ít.
Về phía Tào Nguỵ, có Tuân Úc, Tuân Du và Giả Hủ là mưu sĩ, hàng loạt năng thần như Trình Dục và Quách Gia, các mãnh tướng họ Tào và Hạ Hầu, Ngũ tử lương tướng thống soái ba quân. Đội hình cũng chẳng chênh lệch với Lưu Bị là bao.
Về phía Tôn Ngô cũng có các danh tướng vang danh thiên hạ, Song Trương (Trương Chiêu và Trương Hoành) là phụ tá đắc lực, Thập nhị hổ thần thống lĩnh ba quân, danh sĩ năng thần Giang Đông đều có, cũng không hề kém cạnh so với Lưu Bị!
Vì vậy, theo Sohu việc thay thế Gia Cát Lượng bằng Hàn Tín không thể giúp cho Thục Hán có được thiên hạ, thậm chí có khi còn… tệ hơn.