Nếu bạn cho rằng Tôn Quyền sẽ ɢɪếᴛ Lưu Bị nếu bắt được ông, thì bạn đã quá xem thường Tôn Quyền.
Năm công nguyên 221, Lưu Bị xưng đế tại Thành Đô, lập nên nhà Thục Hán, sau đó, ông chẳng màng đến sự can gián của Triệu Vân cùng các vị đại thần, kiên quyết dẫn binh thảo phạt Kinh Châu.
Vì việc này, Lưu Bị thậm chí còn cử Triệu Vân đến trấn giữ Giang Châu.
Chiến sự thời kỳ đầu, Lưu Bị thống lĩnh Thục quân công phá Hiệp Khẩu, đánh vào tận trong lãnh thổ của Đông Ngô, chiến thắng liên tiếp.
Trước tình thế như vậy, Tôn Quyền vì tránh để bản thân phải cùng lúc đối mặt với 2 kẻ thù, Tôn Quyền một mặt cúi đầu xưng thần với phía Tào Ngụy, mặt khác phong Lục Tốn làm Đại đô đốc, thống lĩnh 5 vạn quân chống lại Lưu Bị.
Khi ấy Lục Tốn chọn cách chờ cho quân địch mệt mỏi mới tấn công, cầm chân đại quân của Lưu Bị tại Di Lăng, Lưu Bị không thể tiến đánh, buộc phải hạ trại trong rừng, lập liên trại bảy trăm dặm.
Khi quân đội Lưu Bị đang nghỉ ngơi lấy sức, Lục Tốn đem quân h.ỏ.a th.i.ê.u liên trại, rồi từ đó tấn công Lưu Bị. Lúc ấy, Lưu Bị được quân lính bảo vệ mặc dù đã thoát được khỏi vòng vây nhưng quân đội Thục Hán lại tổn thất nghiêm trọng, buộc Thục Hán phải hoàn toàn rút lui khỏi hàng ngũ tranh bá thiên hạ.
Phải biết rằng năm ấy, Quan Vũ vì đắc ý đánh mất Kinh Châu, sau lại bị quân Đông Ngô bắt được ᴄʜéᴍ ᴄʜếᴛ, vậy nếu như khi ấy, Lưu Bị dẫn quân thảo phạt Đông Ngô không may bị địch bắt, liệu Lưu Bị có bị ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ hay không?
Nếu bạn cho rằng Tôn Quyền sẽ ɢɪếᴛ Lưu Bị nếu bắt được ông, thì bạn đã quá xem thường Tôn Quyền.
Nhìn nhận cách hành xử của Tôn Quyền trong suốt thời lịch sử, có lẽ tài năng quân sự của Tôn Quyền chỉ là bình thường nhưng tài năng chính trị của ông dù là khi còn trẻ hay ở tuổi trung niên vẫn luôn vô cùng xuất sắc, lỗi lạc.
Mà với một chính trị gia lỗi lạc, việc suy xét cân bằng lợi hại là một kỹ năng vô cùng cơ bản, chứ chưa nói đến Tôn Quyền lại rất xuất sắc ở việc này.
Thế cục Tam quốc bấy giờ gồm Tôn Quyền, Lưu Bị và Tào Tháo 3 nước kiềm chế lẫn nhau, đối với bất kỳ bên nào cũng là thế cục lí tưởng nhất, vì nếu hai nước tấn công nhau, phe còn lại sẽ trở thành ngư ông đắc lợi.
Nếu như Tôn Quyền bắt sống được Lưu Bị, đối với Tôn Quyền khi ấy, việc ông cần làm nhất đó là làm thế nào có thể lợi dụng “con tin” này để mang lại lợi ích lớn nhất cho Đông Ngô, mà để có được lợi ích lớn nhất này thì việc ɢɪếᴛ h.ạ.i Lưu Bị rõ ràng là mất nhiều hơn được, hại người mà mình cũng chẳng lợi gì.
Vì suy cho cùng sau khi ɢɪếᴛ Lưu Bị rất có thể sẽ khiến bất mãn đối với Đông Ngô của các phe phái Thục Hán tại Kinh Châu trở nên gay gắt hơn.
Nếu như khi ấy Gia Cát Lượng có thể áp chế lòng báo th.ù trong nước, để Lưu Thiện lên ngôi, thì dưới áp lực chính trị về sau cũng sẽ chọn cách cắt đứt quan hệ với Đông Ngô, mà cách đấy thì không phải kế hay.
Trong tình huống như thế, nếu lợi dụng Lưu Bị để chiếm lấy một số tài nguyên ví dụ như ngừng tranh chấp địa giới Kinh Châu, nhượng bộ cho Đông Ngô một số lợi ích khác, Tôn Quyền chắc chắn sẽ thả Lưu Bị về Thục Hán, đồng thời nối lại quan hệ tốt đẹp với Thục Hán.
Bằng cách đó, hai bên có thể tiếp tục duy trì quan hệ đồng minh, cùng nhau chống lại ngoại địch là Tào Tháo, như thế Tôn Quyền còn có thể nhận được nhiều lợi ích hơn nữa.
Tôn Quyền là một nhà chính trị gia xuất sắc, chỉ riêng điều này cũng đủ để thấy rằng, cho dù Lưu Bị có bị Tôn Quyền bắt sống, cũng chắc chắn không bị ɢɪếᴛ hại.