Dù có trong tay rất nhiều nhân tài nhưng Thục Hán vẫn là nước đầu tiên ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ. Nếu Lưu Bị không bỏ lỡ 2 nhân tài này về tay Tào Nguỵ, biết đâu lịch sử Tam Quốc sẽ sang trang khác?
Thục Hán là một trong ba quốc gia trong thời Tam Quốc (220 – 280), thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc (tức khu vực Tứ Xuyên ngày nay).
Lưu Bị được cho vừa là hậu duệ của hoàng thất nhà Hán, vừa là người nêu cao hình tượng nhân nghĩa và luôn quý trọng nhân tài.
Trên thực tế, nhờ hoài bão phục hưng Hán thất, cùng với việc luôn chiêu nạp hiền tài, Lưu Bị đã có được rất nhiều nhân tài nổi danh thời Tam Quốc đi theo như quân sư Gia Cát Lượng, mưu sĩ Pháp Chính, Bàng Thống cùng mãnh tướng như Quan Vũ, Trương Phi…theo phò tá.
Tuy nhiên, hai trong số đó là người mà ông ít muốn mất nhất, nếu có được một trong hai, lịch sử Tam Quốc ắt đã rẽ sang một diễn biến khác.
Vậy hai người này là ai?
1. Điền Dự
Điền Dự (170-252) có tên tự là Quốc Nhượng, người huyện Ung Nô quận Ngư Dương (thuộc U châu). Lúc Lưu Bị đến nương nhờ Công Tôn Toản (193), hai người tâm đầu ý hợp, Điền Dự được Lưu Bị rất coi trọng. Điểm đặc biệt của Lưu Bị chính là ở chỗ này, cho dù hoàn cảnh ra sao, lúc nào cũng có thể khiến cho người ta một lòng đi theo, đây có thể là cái gọi là “khí phách anh hùng”.
Điền Dự kém Lưu Bị 10 tuổi, là một vị tướng có tài cầm quân, xét về thành tích sau này thì không hề kém các danh tướng của Tào Ngụy và Đông Ngô chút nào, cũng là hy vọng tương lai mà Lưu Bị định hướng tập trung đào tạo.
Tuy nhiên, Điền Dự có một điểm yếu ᴄʜếᴛ người, đó là mẹ của ông lại đang sống ở Đông Châu, trong khi đó Lưu Bị lại luôn phiêu dạt, nay đây mai đó, nếu đi theo ông, Điền Dự chắc chắn sẽ rất khó để báo hiếu. Lúc Bị làm Thứ sử Dự Châu (195), Điền Dự vì mẹ già mà xin về. Lưu Bị khóc lóc cùng chia tay, tỏ ý luyến tiếc ông.
Sau thất bại của Công Tôn Toản, Điền Dự hàng Tào Tháo, được phong làm Thừa tướng Quân, kể từ đó góp công lớn trong việc bảo vệ biên giới phía bắc của Tào Ngụy. Nếu Lưu Bị có được sự phục vụ của Điền Dự, sẽ là một sự bổ sung sức mạnh rất lớn.
2. Từ Thứ
Từ Thứ, tự Nguyên Trực, người quận Dĩnh Xuyên, và là nhân tài thứ ba mà Lưu Bị bỏ lỡ.
Trong thời gian làm mưu sĩ cho Lưu Bị, Từ Thứ rất được trọng dụng. Ông từng hiến kế giúp vị quân chủ này đánh bại được quân Tào và chiếm Phàn Thành.
Sau đó, Từ Thứ cũng chính là mưu sĩ tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Ban đầu Lưu Bị bảo Từ Thứ dẫn Gia Cát Lượng tới gặp mình. Tuy nhiên, Từ Thứ khuyên Lưu Bị nên đích thân đi gặp Gia Cát Lượng. Sau ba lần bái phỏng lều trang, cảm động trước thành ý của Lưu Bị, Gia Cát Lượng quyết định xuống núi phò tá vị quân chủ này.
Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Từ Thứ là hình tượng tiêu chuẩn của một vị mưu sĩ thông minh tài giỏi, đặc biệt ở những hành động vô cùng táo bạo. Ông khác với Gia Cát Lượng ở điểm Gia Cát Lượng có khả năng quản lý nội chính hơn, trong khi Từ Thứ lại mạnh về dẫn binh đi đánh trận.
Từ Thứ từ trẻ đã mê đánh k.i.ế.m, chỉ huy ba quân, uy dũng đánh gi.ặ.c, nhân tài Lưu Bị thiếu chính là loại người này, vừa dũng mãnh oai phong, vừa trí tuệ mưu lược.
Thế nhưng, một nhân tài hiếm có như vậy lại bị trúng kế của Tào Tháo. Táo Tháo vì muốn Từ Thứ đầu quân cho mình nên đã giả nét chữ Từ mẫu, viết thư dụ Từ Thứ về. Từ Thứ tưởng thật, đến nơi mới biết mình bị l.ừ.a, nguyện suốt đời không giúp kế gì cho Tào Tháo.
Câu chuyện này khiến ta không khỏi thở dài: Sao cuộc đời Lưu Bị lại cay đắng như vậy? Nếu Lưu Bị có thể giữ lại một trong hai người Điền Dự hoặc Từ Thứ, lịch sử Tam Quốc quả thật không thể đoán trước được!