Nếu Lưu Bị thống nhất được tam quốc, liệu có người anh hùng hay công thần nào bị ông ɢɪếᴛ không? Câu trả lời là Quan Vũ và Gia Cát Lượng sẽ là 2 “nạn nhân” đầu tiên.

Sau 40 năm gây dựng từ hai bàn tay trắng, Lưu Bị cuối cùng cũng xưng đế, trở thành hoàng đế nối tiếp của nhà Hán.

Hành trình của Lưu Bị gian nan hơn nhiều so với Tào Tháo hay Tôn Quyền. Nguyên nhân là do thiếu nguồn lực và nhân tài. Lưu  Bị xuất thân họ hàng xa của hoàng tộc nhà Hán, không được nhiều người biết tới, không giàu có, không có ảnh hưởng trong triều đình.

Thời Tam Quốc đầy ʜỗɴ ʟᴏạɴ đấy, bất chấp nỗ lực hết sức và có sự trợ giúp đắc lực của “thiên hạ kỳ tài” Gia Cát Lượng cùng các mãnh tướng như Trương Phi, Quan Vũ, Triệu Vân, Ngụy Diên, Khương Duy… nhưng cuối cùng Lưu Bị vẫn không thể hoàn thành giấc mộng thống nhất tam quốc (Ngụy, Thục Hán, Đông Ngô), thống lĩnh thiên hạ.

Nhưng đặt giả thiết rằng, nếu Lưu Bị – một người có lòng nhân từ, bác ái, thương dân như con theo hình tượng trong Tam quốc Diễn nghĩa của La Quán Trung – nắm được thiên hạ trong tay, thì liệu ông có vì muốn củng cố đế vị mà ɢɪếᴛ ʜạɪ công thần khai quốc, những người từng cùng mình vào sinh ra t.ử lập nên nghiệp lớn hay không?

Trong Tam quốc Diễn nghĩa, Lưu Bị là một vị vua hiền đức (Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh Gia Cát Lượng). Nhưng theo Sohu, trải qua các thời đại, có vị hoàng đế nào đạt được quyền bá chủ mà vẫn yên tâm “kê cao gối ngủ” khi bên cạnh có những đại thần quyền cao chức trọng, hoàn toàn đủ sức tranh hùng, cát cứ 1 phương?

Quan Vũ tuy là tướng giỏi nhưng lại kiêu ngạo tự phụ.

Xuyên suốt lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc, vị hoàng đế sau khi thống lĩnh thiên hạ xuống tay ɢɪếᴛ ʜạɪ công thần ᴛàɴ ɴʜẫɴ nhất phải kể đến Hán Cao Tổ Lưu Bang hay người sáng lập nhà Minh – Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.

Sau khi thành lập nhà Minh, Chu Nguyên Chương đã ᴛàɴ sáᴛ rất nhiều anh hùng khai quốc, hầu hết là những người đã cùng ông ta mở mang lãnh thổ và từng là những người anh em vào sinh ra t.ử với ông ta.

Nhận thấy Thái tử nhu nhược, khó mà điều khiển nổi các công thần khai quốc quyền cao chức trọng, trước khi qua đời, Chu Nguyên Chương đã giúp cho con cháu ᴅɪệᴛ ᴛʀừ tận gốc hậu h.ọa. Chẳng hạn, Tống Liêm là thầy dạy của Thái tử, từ những năm đầu đã theo làm tham mưu cho Thái Tổ, vào sinh ra t.ử nơi chiến trường, lập được nhiều công to, làm quan đến chức Học sĩ Thừa chỉ tri chế cáo nhưng Minh Thái Tổ cũng viện cớ để ɢɪếᴛ ông ta.

Thái tử thấy thầy bị ᴋếᴛ áɴ ᴄʜéᴍ, rơi lệ cầu xin cho thầy. Nhiều quan lớn, lão tướng như Hồ Duy Dung, Từ Đạt, Lý Thiện Trường, Lục Trọng Đình, Đường Thắng Tông, Lam Ngọc… cũng bị Minh Thái Tổ vu cho tội m.ưu ph.ản để chu di cửu tộc. Ước tính, hàng vạn người là thân nhân của các lão tướng trên đã bị liên lụy trong những vụ th.ảm á.n.

Nhìn vào lịch sử, một số người suy đoán rằng, nếu Lưu Bị thống nhất tam quốc và trở thành người thống lĩnh thiên hạ, ông cũng sẽ ɢɪếᴛ các anh hùng khai quốc để củng cố đế vị, bảo vệ thái tử Lưu Chấn vốn còn nhỏ và không có tài năng gì xuất sắc.

Vậy ai sẽ là người bị Lưu Bị xuống tay đầu tiên?

Trí tuệ siêu việt của Gia Cát Lượng là điều mà nhiều vị hoàng đế phải kh.iếp s.ợ.

Theo Sohu, người đầu tiên chính là người anh em kết nghĩa của Lưu Bị, Quan Vũ. Lý do là, Quan Vũ tuy là một vị tướng giỏi nhưng lại có tính tự phụ, kiêu ngạo. Ông ta chỉ tôn trọng người anh kết nghĩa là Lưu Bị và coi thường hầu hết những người khác.

Ngay cả với Gia Cát Lượng, Quan Vũ cũng rất nhiều lần cũng không nghe lời, không tôn trọng ông. Với tính kiêu ngạo, tự phụ này, một khi Lưu Bị già yếu hoặc ᴄʜếᴛ, Quan Vũ liệu có thể nghe lời ai?

Do đó, vì lợi ích của Lưu Thiện, nếu Quan Vũ không bị ᴄʜếᴛ trong chiến trận thì cuối cùng cũng sẽ bị Lưu Bị ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ.

Gia Cát Lượng sẽ là người thứ 2 Lưu Bị phải ɢɪếᴛ. Lý do là, Gia Cát Lượng quá thông minh, lại là người được lòng thiên hạ, người người đều ngưỡng mộ ông. Sự nổi tiếng của Gia Cát Lượng thực sự vượt xa Lưu Bị.

Người như vậy chắc chắn trở thành người hoàng đế gh.en gh.ét và đề phòng nhất. Khi tranh hùng thì cần những nhân tài như Gia Cát Lượng, nhưng sau khi thiên hạ thống nhất và đất nước ổn định, thì những người như Gia Cát Lượng sẽ trở thành cái gai trong mắt hoàng đế. Nói cho cùng thì trí tuệ siêu việt của Gia Cát Lượng là điều mà nhiều vị hoàng đế phải kh.iếp s.ợ.

Theo Minh Nhật/Dân Việt