Chỉ cần là người tài là sẽ được trọng dụng, đây là nguyên tắc dùng người nổi tiếng của Tào Tháo, đối với ông mà nói, một người chỉ cần có năng lực là sẽ được trọng dụng, cho dù đức hạnh không tốt cũng chẳng sao.

 

Chỉ cần là người tài là sẽ được trọng dụng, đây là nguyên tắc dùng người nổi tiếng của Tào Tháo. Tào Tháo thân là một trong ba đầu tàu Tam Quốc, ông không giống như Gia Cát Lượng hay Lưu Bị, dưới sự dẫn dắt của Gia Cát Lượng, nhân tài nhất định phải có nhân phẩm tốt, tài đức vẹn toàn mới được trọng dụng, nhưng Tào Tháo lại không quan tâm những điều này, đối với ông mà nói, một người chỉ cần có năng lực là sẽ được trọng dụng, cho dù đức hạnh không tốt cũng chẳng sao.

Ví dụ điển hình nhất chính là Quách Gia. Quách Gia là mưu sĩ được Tào Tháo xem trọng nhất, nhưng nhân phẩm của Quách Gia lại vô cùng bình thường, so với Gia Cát Lượng có thể nói là một trời một vực, chẳng hạn như Quách Gia khá háo sắc, hành vi có phần phóng khoáng, còn Gia Cát Lượng cả đời lại chỉ yêu Hoàng Nguyệt Anh, kiểu phẩm hạnh giống như Quách Gia, nếu ở dưới trướng Lưu Bị, hiển nhiên là sẽ không được trọng dụng, nhưng Tào Tháo lại vô cùng tin tưởng họ Quách.

Nguyên tắc dùng người của Tào Tháo, nói trắng ra là rất đơn giản, chỉ cần 3 điều kiện, trong 3 điều kiện này chỉ cần đáp ứng được một điều là sẽ được trọng dụng, cái gọi là nhân phẩm hoàn toàn không quan trọng.

Nhân vật Tào Tháo trên màn ảnh nhỏ

Thứ nhất: Chính trực, không a dua nịnh hót

Dưới trướng Tào Tháo có một người tên Dương Bái, người này vô cùng cương trực, làm việc trước giờ không nói tình nghĩa. Tào Tháo vô cùng tin tưởng người này, phong cho ông chức Trưởng xã lĩnh. Có một lần, một vị khách của Tào Hồng phạm tội lớn, Dương Bái không nói nhiều lập tức bắt người đó lại và xử trảm, cần phải biết rằng Tào Hồng từng cứu mạng Tào Tháo, là một người quyền cao chức trọng trong triều, không ai dám đắc tội với ông, nhưng Dương Bái lại dám.

Tào Tháo sau khi biết chuyện, không những không trách tội Dương bái mà còn tin tưởng ông hơn. Sau này, khi sự nghiệp của Tào Tháo ngày càng lớn, ông đã chuyển đại bản doanh của mình về Nghiệp Thành, nơi đây tập hợp toàn họ hàng thân thích của Tào Tháo, không ai dám tiếp quản khu vực này, nhưng Tào Tháo lại phong cho Dương Bái chức vụ Kinh Triệu Doãn để ông quản lý khu vực này, quả nhiên Dương Bái không nể tình riêng, quản lý Nghiệp Thành trật tự đâu ra đấy.

Ảnh minh họa: Inetrnet

Thứ hai: Quyết đoán, không nóng vội, hấp tấp

Trong Ngũ tử lương tướng dưới trướng Tào Tháo lúc bấy giờ, Trương Liêu là người có bản lĩnh nhất. Trương Liêu vốn dĩ là tướng dưới trướng Lã Bố, nhưng Lã Bố lại không trọng dụng ông. Sau khi đi theo Tào Tháo, Trương Liêu lập được vô số công trạng, đặc biệt là trong trận Hợp Phì năm 208 sau Công Nguyên, khi đó Tôn Quyền có hơn 10 vạn binh, trong khi Trương Liêu chỉ có 8 nghìn lính nhưng vấn quyết đoán xuất binh, cuối cùng đánh thắng quân của Tôn Quyền.

Thực ra, có thể cho thấy sự quyết đoán, không nóng vội của Trương Liêu không phải là trận Hợp Phì, khi Tào Tháo dẫn quân đánh trận Ô Hoàn, có một buổi tối, những tân binh nổi dậy phản loạn, trong chốc lát đã khiến Tào doanh trở thành một mớ hỗn loạn, lúc này Trương Liêu vẫn rất bình tĩnh, ông biết tân binh sở dĩ nổi loạn là có người khích bác, vì vậy Trương Liêu hạ lệnh “Phàm là ai dám chạy lung tung, giết!”, Trương Liêu quả nhiên rất nhanh chóng bình định được hỗn loạn, Tào Tháo chứng kiến sự việc, thấy được phẩm chất này của ông nên sau này mới giao cho ông trấn thủ Tiêu Dao Tân (Hợp Phì).

Ảnh minh họa: Internet

Thứ 3: Làm việc cần mẫn

Cao Nhu có một người anh tên Cao Can, Cao Can là cháu ngoại của Viên Thiệu, sau trận Quan Độ, hai anh em họ đều đầu quân cho Tào Tháo, nhưng sau đó, Cao Can mưu phản, sau khi bình định được phản loạn, có người tố cáo Cao Nhu cũng có ý tạo phản, Tào Tháo cho người điều tra biết được sự trong sạch của Cao Nhu nhưng vẫn không yên tâm, liền phong cho Cao Nhu chức Thích gian lệnh sử, đây là chức quan có chức vụ phán xét những vụ án có liên quan tới thích khách, gian thần, một khi xảy ra sai xót, ngay lập tức sẽ bị người khác nắm đằng chuôi.

Bản thân cao Nhu “cây ngay không sợ chết đứng”, ông làm rất tốt chức vụ và vai trò của mình. Có một lần Tào Tháo đi vi hành buổi đem, phát hiện thấy một người ôm đống văn án ngủ gục xuống bàn, thấy cảnh tượng này Tào Tháo rất xúc động, hỏi đó là ai, khi biết được đó là Cao Nhu, ông ngay lập tức cho điều chuyển Cao Nhu về bên cạnh mình, đối với những “con ong chăm chỉ” như vậy, sao lại có thể không trọng dụng?