Thất bại ở Nhai Đình đương nhiên giúp Mã Tốc bớt kiêu ngạo và trưởng thành hơn rất nhiều. Nếu giữ lại Tốc thay vì xử ᴛử, chẳng phải Gia Cát Lượng sẽ có một người cộng sự hoàn hảo hơn trước gấp bội hay sao?

Trận Nhai Đình là một trận chiến giữa quân đội Tào Ngụy và quân đội Thục Hán diễn ra vào năm 228 trong Chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất của Gia Cát Lượng. Trận chiến này kết thúc bằng thắng lợi của quân Tào Ngụy dưới sự chỉ huy của Tư Mã Ý và là trận đ.ánh then chốt dẫn đến sự phá sản của Chiến dịch Bắc phạt lần này của quân Thục.

Trong trận này, việc mất Nhai Đình được quy kết là do sự chủ quan của Mã Tốc, người được cho là chỉ giỏi cầm quân trên bàn giấy.

Mã Tốc, tự là Ấu Thường, người Nghi Thành, Tương Dương (nay là phía nam Nghi Thành, Hồ Bắc). Tương truyền ông là kẻ tài hoa hơn người, đặc biệt thích nghị luận chiến lược quân sự nên được thừa tướng Gia Cát Lượng đánh giá cao và trọng dụng. Tuy nhiên trước khi Chúa công Lưu Bị qua đời tại thành Bạch Đế, trong giây phút lâm chung đã khuyên Gia Cát Lượng rằng: “Mã Tốc là người khoác lác, lời nói phóng đại không thực tế, không thể giao phó đại sự, khanh nên quan sát người này cẩn thận hơn.”

Nhưng Gia Cát Lượng không để tâm tới lời dặn của Lưu Bị, còn tiếp tục thăng Mã Tốc làm tham quân, thường gọi Mã Tốc đến cố vấn và bàn bạc kế sách quân sự.

Mã Tốc trái lệnh, Nhai Đình thất thủ

Khi lựa chọn người trấn thủ Nhai Đình, Gia Cát Lượng khuyến khích mọi người nhiệt tình đăng ký song đây chính là nguồn cơn gây ra ᴛᴀɪ ʜọᴀ lớn sau này. Bởi theo lý mà nói, địa điểm này rất trọng yếu, cần phải suy xét cẩn thận. Gia Cát Lượng hiệu triệu, Mã Tốc đã tình nguyện đi, thậm chí còn lấy tính mạng của cả gia đình ra đảm bảo.

Gia Cát Lượng cũng tin tưởng tuyệt đối vào Mã Tốc, dù sao hai người cũng rất hợp ý nhau. Dù vậy, quân sư nhà Thục Hán vẫn tìm tới Vương Bình. Ông cho rằng Vương Bình là người cực kỳ cẩn trọng, nếu liên thủ với Mã Tốc sẽ không để xảy ra sơ suất.

Chỉ có điều Gia Cát Lượng đã không để Vương Bình làm chủ tướng, trong khi Vương Bình đã từng hai lần chống trọi khó khăn, ngăn cản quân Tào, khiến Thục Hán có thể kéo dài thêm hơn 20 năm.

Được tin này, Gia Cát Lượng đã chọn Mã Tốc làm tiên phong, lệnh Tốc cùng Vương Bình khẩn cấp dẫn quân trấn thủ Nhai Đình. Trước khi đi, Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt dặn dò Mã Tốc phải đóng quân giữa đường và giữ lấy nguồn nước như thế mới cố thủ được.

Tuy nhiên, khi đến Nhai Đình, Tốc lại làm ngược hoàn toàn với phương án chỉ huy của Gia cát Lượng.

Kết quả là, dưới sự chỉ đạo của chủ tướng Mã Tốc, Nhai Đình rơi vào tay đ.ị.ch, chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng do vậy mà bị xáo trộn.

Thất bại Nhai Đình khiến cho quân Thục mất quyền chủ động và Gia Cát Lượng buộc phải lui binh. Cụ thể khi Nhai Đình thất thủ, đại quân Gia Cát Lượng bị mất bàn đạp tấn công, lỡ mất cơ hội đánh chiếm Lũng Hữu. Còn ở Kỳ Cốc, do phòng bị sơ hở, quân Thục đã bị quân Tào đánh lui may nhờ Triệu Vân ngăn chặn phía sau nên tổn thất không lớn.

Xét tình hình thực tế, Gia Cát Lượng cho rằng quân Thục không thể tiếp tục giao chiến được nữa, ông quyết định thu quân trở về Hán Trung. Chẳng bao lâu ba quận Thiên Thủy, Nam An, An Định lại trở về tay nước Ngụy.

Vì thất bại Nhai ĐÌnh, Mã Tốc (cùng Trương Hưu, Lý Thịnh) bị tội ᴄʜếᴛ. Riêng Vương Bình được ban thưởng, thăng làm Tham quân, thống lĩnh 5 quân kiêm chức Đương doanh sự, Thảo khấu tướng quân và sắc phong Đình hầu.

Mã Tốc sai một, Gia Cát Lượng sai mười

Sau khi mất Nhai Đình, buộc phải lui binh về Hán Trung, Gia Cát Lượng đã ra lệnh ᴛʀảᴍ Mã Tốc và tâu với hậu chủ tự mình xin giáng ba cấp từ Thừa tướng xuống làm Hựu tướng quân. Việc để mất Nhai Đình là do Mã Tốc làm trái chỉ đạo của Gia Cát Lượng nhưng trách nhiệm lớn nhất cho thất bại này thuộc về Lượng.

Cái sai thứ nhất của Lượng là quá tin vào năng lực của Mã Tốc. Tức là sai lầm trong việc dùng người. Dù Tốc chưa từng có kinh nghiệm thực chiến nhưng lại được Lượng giao trọng trách giữ Đình, đối đầu với đại tướng tài ba Trương Cáp phía Tào Ngụy. Còn nhớ, trước khi qua đời, Lưu Bị từng cảnh báo Gia Cát Lượng rằng Tốc tuy có học tài, hiểu rộng nhưng là người hay nói quá sự thật, không nên dùng vào việc đại sự.

 

Đúng là Lượng rất nể Mã Tốc sau khi Tốc đưa ra sách lược “đánh vào lòng người” để thu phục nhân tâm nền tảng cho thắng lợi hoàn hảo của chiến dịch Nam Trung; hay như việc Tốc bày kế ly gián để Ngụy Đế Tạo Duệ cách chức Tư Mã Ý giúp quân Thúc thắng liên tiếp nhiều trận đầu trong chiến dịch Bắc Phạt lần thứ nhất.

Nhưng tất cả những công lao đáng ghi nhận nêu trên của Tốc chỉ là kế sách của một kẻ chuyên bày binh bố trận trên sa bàn, không phải thực chiến trên trận mạc. Nếu như Lượng cử Ngụy Diên hoặc Vương Bình làm đại tiên phong còn giao Tốc vai trò quân sư hoặc phó tiên phong ở trận Nhai Đình thì chắc chắn kết cục đã khác.

Cái sai thứ hai của Lượng là… ᴄʜéᴍ Mã Tốc. Quan điểm của Lượng khi ᴛʀảᴍ Tốc, dù bản thân ông vô cùng đau lòng là để giữ nghiêm quân luật. Theo sử sách khi Tưởng Uyển can không nên ᴄʜéᴍ Mã Tốc, Lượng đã trả lời như sau: “Sở dĩ Tôn Vũ làm chủ được thiên hạ chính là nhờ ông ta biết giữ gìn quân pháp rất nghiêm minh, nay nghiệp lớn thống nhất chưa thành, mới giao tranh với kẻ đ.ị.ch lần đầu mà đã có người phá vỡ quân pháp, như vậy làm sao có thể chiến thắng kẻ đ.ị.ch được?”. Khi bị xử ᴛử ʜìɴʜ, Mã Tốc mới chỉ 39 tuổi.

Tuy nhiên, xét bối cảnh Thục Hán thời điểm đó vốn không nhiều nhân tài, nhất là người tài như Mã Tốc, việc Tốc bị ᴄʜéᴍ hại nhiều hơn lợi. Việc Lượng coi minh pháp làm trọng (mà ᴄʜéᴍ Tốc) đương nhiên không sai nhưng giữ vững kỉ cương chỉ là cái Lợi nhỏ. ᴛʀảᴍ Mã Tốc – người được tướng sĩ nước Thục nhất mực yêu quý – Lượng nói riêng và nhà Thục Hán nói chung đã tự tay loại bỏ một chiến lược gia có tầm. Đấy là cái Mất lớn.

Xét về công-tội, Mã Tốc có 2 công lớn và 1 tội lớn. Tội mất Nhai Đình đúng là để lại hậu quả nặng nề nhưng nó cũng là bài học quý giá dành cho một người có năng lực nhưng chưa có kinh nghiệm thực chiến như Tốc. Thất bại ở Nhai Đình đương nhiên giúp Tốc bớt kiêu ngạo và trưởng thành hơn rất nhiều. Nếu giữ lại Tốc thay vì xử ᴛử, chẳng phải Lượng sẽ có một người cộng sự hoàn hảo hơn trước gấp bội hay sao.

Sử gia đời sau đã tổng kết sai lầm của Gia Cát Lượng trước, trong và sau trận Nhai Đình, hay cụ thể là dùng và ᴄʜéᴍ Mã Tốc là: trái lời răn của minh chủ, quyết đoán sai lầm, đặt người sai vị trí, ɢɪếᴛ người hữu ích

Nhìn lại chiều dài diễn biến và kết cục từ 6 chiến dịch Bắc Phạt bất thành của Gia Cát Lượng có thể thấy rằng, nếu Gia Cát Lượng giữ lại Mã Tốc, bản thân ông và nhà Thục Hán biết đâu đã có được một kết cục hoàn toàn khác!