Vị tướng này được xem là một trong những mãnh tướng dưới trướng Tào Tháo, từng khiến cho Lưu Bị khiếp vía, đả bại Mã Siêu nhưng lại ch.ế.t dưới tay Gia Cát Lượng, cho thấy tài trí của Khổng Minh cũng không phải dạng vừa.
Lưu Bị được xem là hậu duệ của nhà Hán nhưng ông lại là người có xuất phát điểm thấp nhất so với 2 “ông chủ” Tào Ngụy và Đông Ngô. Hành trình của Lưu Bị gian nan hơn nhiều so với Tào Tháo hay Tôn Quyền. Nguyên nhân là do thiếu nguồn lực và nhân tài.
Từ một anh chàng sinh ra trong gia đình nghèo khó, bán giày cỏ kiếm sống nhưng ý định nung nấu khôi phục Hán thất đã khiến ông thêm ý chí kiên cường và nỗ lực.
Dù lập ra nước Thục khi đã rất già nhưng ông không từ bỏ khát vọng thống nhất Trung Nguyên, một con người ngoan cường. Thế nhưng không phải vì thế mà Lưu Bị không biết khiếp sợ, đặc biệt là một vị tướng đến từ chính đối thủ lớn nhất của Bị là Tào Ngụy.
Vị tướng này là một trong những mãnh tướng dưới trướng Tào Tháo – Trương Cáp.
Dưới trướng Lưu Bị cũng có rất nhiều vị tướng mạnh mẽ như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân… nhưng tại sao Lưu Bị lại vẫn sợ Trương Cáp đến vậy? Bởi lẽ kể từ khi thành lập Thục Hán và tự mình thân chinh phạt Ngụy thì rất nhiều lần Lưu Bị bị Trương Cáp đánh bại. Điều này theo Sohu đã khiến cho Lưu Bị “ám ảnh”.
Trương Cáp (167-231) là người dày dạn trận mạc, một trong những công thần có ảnh hưởng nhất của nhà Ngụy.
Trương Cáp mạnh ra sao thì hãy nhắc đến trường hợp của Mã Siêu.
Trước khi về trướng Lưu Bị, Mã Siêu cũng đã từng nhiều lần đối đầu với Trương Cáp nhưng sau nhiều lần đối đầu, Mã Siêu đã không ít lần nhận lấy thảm bại. Chính vì thất bại này khiến cho Mã Siêu buộc phải lựa chọn vế dưới bóng của Lưu Bị.
Trong ấn tượng của nhiều người, Mã Siêu là một vị tướng toàn tài, từng đối đầu với Trương Phi “300 hiệp” nhưng cũng không phải là đối thủ của Trương Cáp. Điều này cho thấy vị tướng của Tào Tháo có năng lực vượt trội như thế nào.
Trương Cáp không chỉ gây ác mộng cho Lưu Bị, mà còn khiến Gia Cát Lượng hết sức e ngại, vì là người có tầm nhìn xa, biết khi nào cần đánh, khi nào cần lui binh.
Trong trận Hán Trung, Lưu Bị huy động 1 vạn quân tinh nhuệ, chia làm nhiều hướng đánh Trương Cáp. Cáp đã có sự chuẩn bị trước, thống lĩnh đại quân nghênh chiến, khiến Lưu Bị phải rút lui.
Khi nguyên soái quân Ngụy là Hạ Hầu Uyên bỏ mạng, Lưu Bị thừa cơ muốn chiếm trọn Hán Trung. Mưu sĩ của Uyên là Quách Hoài bèn nói: “Trương tướng quân là danh tướng hàng đầu Tào Ngụy, khiến Lưu Bị nể sợ. Nay việc quân nguy cấp, chỉ có Trương tướng quân mới hóa giải nổi”.
Trương Cáp nhận làm nguyên soái, chỉ đạo giữ vững trận địa, cho đến khi Tào Tháo đem quân tiếp viện từ Trường An đến.
Năm 228, Gia Cát Lượng mang quân đánh Ngụy lần thứ nhất. Ngụy Minh Đế Tào Duệ sai Tư Mã Ý và Trương Cáp mang quân ra địch.
Trương Cáp dày dạn kinh nghiệm dễ dàng đánh bại quân Thục do Mã Tốc chỉ huy, khiến Gia Cát Lượng dù đau xót, vẫn phải ra lệnh ch.é.m Mã Tốc.
Không lâu sau, Gia Cát Lượng lại ra quân, tấn công Trần Thương. Tào Duệ gấp rút triệu Trương Cáp xuất binh ứng cứu. Tào Duệ đặt câu hỏi: “Khi tướng quân đến nơi, Lượng đã lấy được Trần Thương chưa?” Trương Cáp đáp lời: “Thần chưa tới nơi, Lượng đã chạy rồi”.
Và điều khiến Lưu Bị rất hối hận là trong quá trình giao chiến mấy lần không đánh bại được Trương Cáp, kể cả cho đến cuối đời. Sau cái ch.ế.t của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã thân chinh Bắc phạt. Trong cuộc Bắc phạt lần thứ tư, với mưu kế của mình, Gia Cát Lượng đã trực tiếp khiến cho Trương Cáp t.ử trận.
Một vị tướng khiến cho Lưu Bị khiếp vía, đả bại Mã Siêu nhưng lại ch.ế.t dưới tay Gia Cát Lượng, cho thấy tài trí của Khổng Minh cũng không phải dạng vừa.
Có thể nói, Trương Cáp không chỉ gây rắc rối với Lưu Bị, mà còn là một trong những người khiến Gia Cát Lượng hao tâm tổn sức nhất. Thế mới thấy, dù vẫn còn nhiều tranh cãi về tài năng của Gia Cát Lượng nhưng với những câu chuyện như thế này, cũng không thể phủ nhận rằng Gia Cát Lượng là một người tài trí, nhất là lại có thể đả bại một dũng tướng như Trương Cáp.