Lý do nào khiến Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy chỉ tiên tri về Khổng Minh, Bàng Thống chứ không phải là Tư Mã Ý? Liệu rằng chân tướng phía sau việc này là gì?

Vào những năm cuối thời Đông Hán, Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy được biết tới là một trong những danh sĩ nổi danh bậc nhất thời bấy giờ. Cũng bởi vậy mà không ít con cháu xuất thân từ danh gia vọng tộc thời bấy giờ đều tới chỗ ông để xin học.

Thủy Kính tiên sinh được xem là Tam Quốc đệ nhất ẩn sĩ có tài bói toán và chiêm tinh. Ông từng có câu nói nổi tiếng: “Ngọa Long Phụng Sồ, có được một trong hai thì dễ dàng nắm trong tay cả thiên hạ”.

Những ai lần đầu nghe câu nói này cũng cảm thấy khó hiểu. Ngọa Long và Phụng Sồ là ai? Sở hữu năng lực như thế nào mà có thể chiếm lĩnh cả thiên hạ?

Ai là Ngọa Long, ai là Phụng Sồ?

Căn cứ theo “Tam Quốc chí chú” của Bùi Tùng Chi và “Tương Dương ký” của Tập Tạc Xỉ thời Đông Tấn ghi chép, thì Bàng Đức Công chính là người tôn xưng Gia Cát Lượng là Ngọa Long, còn Bàng Thống là Phụng Sồ.

Bàng Thống, tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phụng Sồ là mưu sĩ của Lưu Bị thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông.

Ông có tài ngang sức với Gia Cát Lượng nhưng không may mất sớm. Hai người đều nổi danh trong thời Tam Quốc nên được những kẻ cầm quyền săn đón về dưới trướng.

Về tài năng, Bàng Thống được xem như không hề thua kém so với Gia Cát Lượng. Nhược điểm lớn nhất của Bàng Thống là về ngoại hình khi ông được biết tới là một người có dung mạo rất xấu.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa thì tài năng của Bàng Thống được mô tả ở trận Xích Bích khi ông giúp Chu Du đánh lừa Tào Tháo để quân Tào nối các chiến thuyền lại với nhau bằng xích sắt nhằm tránh cho quân lính (đa phần là người phương Bắc, không quen thủy chiến) đỡ bị s.a.y sóng.

Tuy nhiên đây chính là điểm yếu chí t.ử tạo điều kiện cho Chu Du dùng chiến thuật h.ỏ.a công, ᴛʜɪêᴜ ᴄʜᴀ́ʏ các chiến thuyền của quân Tào nhanh hơn. Cùng với đó là truyện Bàng Thống làm huyện lệnh nhỏ, chỉ trong nửa ngày mà giải quyết công việc hơn trăm ngày của một huyện khiến Lưu Bị kinh ngạc và tạ tội vì trước kia coi thường.

Tuy Tam Quốc diễn nghĩa có phần “tô hồng” cho tài năng của Bàng Thống. Nhưng trong thực tế lịch sử, Bàng Thống cũng cho thấy mình là một người tài năng. Thể hiện ở chỗ Gia Cát Lượng cũng rất kính nể ông.

Gia Cát Lượng là vị tướng kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự, không những thế ông còn là một vị tiên tri vô cùng vĩ đại. Nhắc đến ông là nhắc đến một cao nhân “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.

Trên con đường tuyển chọn nhân tài cho mình, việc Lưu Bị ba lần đích thân mời Gia Cát Lượng xuất sơn được coi là nước cờ rất quan trọng.

Để có được Gia Cát Lượng, Lưu Bị cũng phải tốn không ít công sức. Đích thân tới thăm Gia Cát Lượng ở Long Trung, nhưng lần đầu không gặp, lần hai bị từ chối, phải đến lần thứ ba, Lưu Bị mới gặp được Gia Cát Lượng. Cuối cùng, cảm động trước tấm chân tình muốn chiêu mộ hiền tài của Lưu Bị nên Gia Cát Lượng đã đồng ý phò tá ông.

Quả thực Gia Cát Lượng là bậc kỳ tài hiếm có trong Tam Quốc khi từng bước giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, đồng thời một lòng phò tá cho Hậu chủ Lưu Thiện sau này.

Nếu có người cùng san sẻ nỗi lo với Gia Cát Lượng thì có lẽ Thục Hán có thể phục hưng Hán thất, đồng thời thống nhất Tam Quốc.

Nhưng thực tế Gia Cát Lượng không phải bất bại, mà còn rất nhiều người ngang tài ngang sức với ông. Trong đó, Bàng Thống là một cái tên còn người kia chính là Tư Mã Ý. Hắn là hòn đá ngáng chân Ngọa Long trên hành trình Bắc phạt và thâu tóm thiên hạ.

Tư Mã Ý được biết đến với danh hiệu Đại tướng thủ thành bậc nhất và Quân sư quỷ thần. Xét về kỹ năng bày binh bố trận, người có thể đấu lại với Gia Cát Lượng ở thời này cũng chỉ có Tư Mã Ý.

“Trủng Hổ” Tư Mã Ý

Tư Mã Ý, biểu tự Trọng Đạt là một chính trị gia, nhà mưu lược quân sự nổi tiếng thời kỳ Tam Quốc, đồng thời cũng là người đặt nền móng cho triều đại Tây Tấn ngay sau đó. Rất nhiều cuộc đấu trí giữa ông và Gia Cát Lượng cũng trở thành những đề tài bàn luận rất thú vị cho người đời sau.

Tư Mã Ý thông minh từ nhỏ, tiếp thu tư tưởng Nho gia. Vì xuất thân của Tào Tháo không mấy tốt lành nên ông từng nhất quyết từ chối chức quan nhà Ngụy. Mãi sau Tư Mã Ý mới chấp nhận về dưới trướng.

Gốc gác của gia tộc Tư Mã cũng không hề đơn giản. Ông là hậu nhân của Trọng Lê thuộc tộc Cao Dương thời thượng cổ. Gia tộc Tư Mã có truyền thống làm quan cao từ xa xưa cho đến nhà Thương. Mãi đến thời nhà Chu, tộc Cao Dương mới đổi thành Tư Mã. Đáng chú ý hơn, Tư Mã Ý chính là con cháu đời thứ 20 của người từng phò tá Hạng Vũ ᴅɪệᴛ Tần. Nhờ được truy phong vương hầu mà trở thành gia tộc hiển hách đời đời.

Không giống với Gia Cát Lượng và Bàng Thống, ngoại hiệu của Tư Mã Ý hàm chứa sức mạnh “bá đạo” hơn rất nhiều. Đó chính là Trủng Hổ.

Ngọa Long ý chỉ rồng cao quý ẩn mình trong nhân gian. Phụng Sồ chỉ chim phụng hoàng nhỏ. Nhưng cũng có nghĩa là người sống theo cách khác biệt ở thời trẻ nhiệt huyết. Còn Trủng Hổ thì sao?

Trủng Hổ là con hổ già cố thủ trong mộ cổ, bình thường im lặng không tiếng động. Nhưng chỉ cần nó xuất hiện thì ăn người ghê gớm. Ngoại hiệu này không cần giải thích cũng đủ thấy nó cực kỳ phù hợp với Tư Mã Ý. Ông bắt đầu thể hiện sự trung thành dưới trướng Tào Tháo. Chứng kiến mấy vị chủ thượng qua đời, Tư Mã Ý mới chính thức lộ diện hô mưa gọi gió. Ông cũng là người làm tan biến quyền lực vương thất của Tào Ngụy. Cuối cùng đến thời con trai ông thì Tư Mã thị đã thành công soán ngôi Ngụy.

Sở hữu tài trí ngang hàng với Gia Cát Lượng và Bàng Thống là vậy. Tại sao Tư Mã Ý không nằm trong lời tiên tri của Thủy Kính tiên sinh? 

Theo câu nói của vị ẩn sĩ lão làng, người nào có Gia Cát Lượng hoặc Bàng Thống phò trợ thì chiếm lấy thiên hạ dễ như trở bàn tay. 2 người này chỉ có thể làm thuộc hạ hiến kế cho chủ tử chứ không phải người đứng đầu. Bản chất 2 vị mưu sĩ này không ham danh lợi hay làm quân vương một nước mà ai cũng thèm khát.

Riêng Tư Mã Ý lại khác. Ông có dã tâm, tuy xuất chúng nhưng độc địa. Tư Mã Ý không phải là người chuyên đi phò tá cho chủ tử, mà chính là người chủ động muốn nắm lấy thiên hạ. Thủy Kính tiên sinh có lẽ đã đoán được điều này nên không để Tư Mã Ý vào chung hàng với Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

(Nguồn: Sohu)