Tào Tháo không chỉ là một nhà chính trị, quân sự tài ba thời Tam Quốc, mà ông còn nổi tiếng với cách nhìn người, dùng người và đặc biệt yếu mến hiền tài.
Trong quân đội Bắc Ngụy hùng mạnh có vô số kỳ mưu dũng tướng giúp Tào Tháo xây dựng bá nghiệp, nhưng có một người khiến ông không mến cũng không ghét, vừa muốn giữ vừa muốn bỏ, đó chính là Tư Mã Ý.
Tào Tháo trước sau không dưới 2 lần mời Tư Mã Ý gia nhập quân đội, đơn giản là bởi Tư Mã Ý có tài, danh tiếng của ông đã vang xa khắp nơi từ thuở thiếu thời. Lần đầu tiên Tư Mã Ý từ chối Tào Tháo là vào năm 201. Đến năm 208, Tào Tháo đã trở thành Thừa tướng và ra lệnh cho Tư Mã Ý tới tham chính, nói rằng “Nếu ông ta còn lẩn tránh, hãy bắt giữ.” Sợ điều không hay sẽ xảy ra khi còn từ chối, Tư Mã Ý cuối cùng chấp nhận giữ chức Văn học duyện.
Nguyên nhân thứ nhất là bởi “tướng lang cố” của Tư Mã Ý. Người ta nói rằng những người có ngoại hình như vậy dễ đem lòng phản trắc hoặc là kẻ phản bội trong tương lai. Một vị quân chủ đa nghi như Tào Tháo không thể không chú ý đến mối đe dọa này, nhất là sau khi nhận ra Tư Mã Ý nuôi hùng tâm tráng chí. Vì vậy mà Tào Tháo không thể để Tư Mã Ý tham gia quá nhiều vào chính sự.
Lý do thứ 2 là vì giai thoại về giấc mơ “tam mã thực tào” (dịch nghĩa: ba con ngựa cùng ăn chung một máng) của Tào Tháo. Ban đầu, Tào Tháo áp đặt giấc mơ này lên gia tộc họ Mã của Mã Đằng, Mã Siêu. Tuy nhiên sau này, ông lại dồn sự nghi ngờ về gia tộc Tư Mã hơn cả. Bởi hình ảnh “tam mã – 3 con ngựa” hoàn toàn trùng khớp với 3 cha con Tư Mã Ý, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu.
Trước khi lâm trung Tào Tháo đã căn dặn Tào Phi “Tư Mã Ý là kẻ không cam chịu làm bề tôi, nhất định phải đề phòng”. Tào Phi khi đó lại hết mực khâm phục tài năng của Ý, thường xuyên cùng nhau bàn luận chính sự.
Tào Tháo dù ý thức được nguy cơ nhưng vẫn muốn giữ lại Tư Mã Ý bên cạnh Tào Phi thay vì thẳng tay diệt trừ. Để rồi vì lần do dự đấy mà Tào Tháo đã giấc mơ của mình ứng vào các đời hậu duệ sau này.
Tào Tháo vừa sợ Tư Mã Ý tạo phản, nhưng lại không nỡ “trừ” đi một tài năng. Hơn nữa, Tư Mã Ý khôn ngoan đến mức không cho Tào Tháo nổi bất cứ lý do gì để xuống tay.
Kể từ khi đầu quân nhà Ngụy, Tư Mã Ý hành sự vô cùng cẩn thận, lại luôn thể hiện thái độ cúc cung tận tụy, ngày đêm dốc sức làm việc, khơi dậy lòng mến mộ nhân tài của Táo Tháo. Tư Mã Ý khi đó đã hoàn toàn thuyết phục được Tào Tháo rằng “đã không sai, lại còn có tài, thì sao phải “xử””.
Ngoài ra, Tào Phi lại hết mực xem trọng Tư Mã Ý, Tào Tháo lo rằng sau khi giết Ý sẽ dẫn đến cha con bất hòa. Vì vậy mà Tào Tháo tạm bỏ qua dã tâm của Tư Mã Ý và giữ lại để phò tá cho Tào Phi sau này. Đặc biệt là khi chính quyền Tào Ngụy khi đó ngoài Tư Mã Ý không còn ai đủ khả năng để đối đầu với Gia Cát Lượng bên nhà Thục Hán.
Quả nhiên, Tư Mã Ý chính là người cản bước tiến quân của nhà Thục Hán, khiến Gia Cát Lượng bất lực trong chiến dịch phạt ngụy, để rồi vị thừa tướng nhà Thục Hán vì quá lao lực mà qua đời tại Ngũ Trượng Nguyên.
Tư Mã Ý trong đời phò tá cho 4 đời Tào Đế, trên khía cạnh nào đó đối với Ngụy Thất cũng có thể xem là có chiến công lẫy lừng. Mặc dù sau này gia tộc Tư Mã chiếm lấy chính quyền nhưng cũng nhờ có gia tộc này mà nhà Ngụy mới có thể kéo dài vận mệnh của mình.
Hoa Vũ (Theo Sohu)