Tào Tháo vẫn là người nhìn xa trông rộng, nằm rõ thời cục, ông vẫn ngầm xây dựng một nền móng cơ bản vững chắc làm bàn đạp cho Tào Phi có thể phế Hán xưng Đế, thiên hạ của Hán Thất cuối cùng vẫn là rơi vào tay gia tộc họ Tào.
Trung Quốc thời kỳ từ năm 190 đến năm 220, được đánh dấu bởi sự hỗn ʟᴏạɴ của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực trên lãnh thổ Trung Quốc. Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu bằng sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia th.ù nghịch còn lại là Nguỵ,Thục và Ngô.
Trong số 3 nhà cầm quân nổi bật của thời đại này, Tào Tháo lại là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất. Tào Tháo là hiện diện của những gì ɴʜᴀᴍ ʜɪểᴍ, đᴀ ɴɢʜɪ ǫᴜỷ ǫᴜʏệᴛ nhưng ông cũng là một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là người luôn hoạt động, dám nói dám làm.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông khâm phục Tào Tháo nhất trong các đế vương Trung Quốc và gọi ông là “vua của các vua”.
Tuy nhiên khi ở thời Tam Quốc ông có muốn xưng vương xưng đế? Đáp án chắc chắn là có. Là một ʟᴏạɴ thế gian hùng, không ai không ôm mộng bá vương.
Tào Tháo và mộng đế vương
Tào Tháo là “nhất đại kiêu hùng” thời Tam Quốc, nửa đời đứng trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng ông qua đời mà chưa hề bước lên ngai vàng Trung Nguyên. Trước khi Tào Tháo mất không lâu, Tôn Quyền đoạt Kinh Châu từ Thục Hán, ɢɪếᴛ Quan Vũ, nhưng vẫn phải cầu hòa với Tào.
Tôn Quyền phái sứ giả dâng thư xin ông “sớm ngày đăng cơ”, song ông đáp lại – “Y (Tôn Quyền) muốn đẩy ta vào h.ỏ.a lò hay sao?”, đủ thấy tâm thế của Tào Mạnh Đức đối với 2 chữ “Hoàng đế” ra sao. Có quan điểm cho rằng, thực ra Tào Tháo không phải không muốn làm Hoàng đế, chỉ là những bài học lịch sử khiến ông không dám mơ đến Vương vị Hán triều.
Cuộc đời Hán Hiến Đế Lưu Hiệp luôn sống trong nh.ục nh.ã. Đầu tiên là bị Đổng Trác lấn át, sau thì bị Tào Tháo chuyên quyền. Tuy nhiên, nếu không có Đổng Trác thì Lưu Hiệp không có cơ hội làm Hoàng đế, và nếu không được Tào Tháo “giang cánh” bảo hộ, thì chưa biết chừng ông cũng sớm vong mạng dưới tay đám “quân phỉ” Lý Quyết, Quách Dĩ.
Hán Hiến Đế dù ngồi vững trên ngai vàng, nhưng đại quyền nằm trong tay kẻ khác, bản thân ông chỉ là “t.ù binh cao cấp” trong tay Tào Tháo. Đương nhiên, Lưu Hiệp không cam lòng và muốn thực hiện một cuộc lật đổ Tào Tháo. Có bình luận rằng, đây là “trò chơi nguy hiểm” mà tất cả những ông vua hữu danh vô thực trong lịch sử Trung Quốc đều bị cuốn vào.
Bên cạnh đỉnh cao quyền lực cũng chính là tham vọng và mê hoặc. Hán Hiến Đế cũng không ngoại lệ, ông muốn nắm trọn vẹn quyền lực Đông Hán. Phe bảo hộ của chính quyền cũ như Quốc cữu Đổng Thừa, Vương Tử Phục, hay về sau này là cuộc b.ạ.o l.o.ạ.n của Cảnh Kỷ, Vi Hoảng ở Hứa Đô, đều là những nhân vật “nhiệt huyết” muốn lật đổ nền thống trị của Tào Tháo hơn cả chính bản thân Lưu Hiệp.
Nguyên nhân bởi chính nhóm “cựu thần chính quyền cũ” này mới là những nhóm lợi ích bị tổn thất nhiều nhất. Họ không bị ɢɪếᴛ nhưng không có tương lai và phải sống cúi đầu dưới chính quyền của đối thủ, còn Lưu Hiệp ít nhất vẫn được “đối đãi bằng nghi lễ quân thần”. Nắm bắt được tâm lý này, cho nên Tào Tháo – người nắm quyền lực tối cao nhưng không phải bậc “cửu ngũ chí tôn” – thực thi những biện pháp đàn áp vô cùng quyết liệt đối với những người nhòm ngó đại quyền, và đó thường là những cuộc tắm m.á.u.
Vì sao Tào Tháo không “phế Hán”?
Nếu Tào Mạnh Đức thực sự ôm mộng xưng đế, thì chỉ cần điều quân từ Sơn Đông về Lạc Dương, việc phế Hiến Đế dễ như trở bàn tay. Thế nhưng cả đời Tào không dám làm chuyện đó, cũng vì cố kỵ “vết xe đổ” của Đổng Trác.
Tào Tháo hiểu rõ, trong cục diện thiên hạ đại l.o.ạ.n cuối thời Đông Hán, các thế lực quân phiệt nổi dậy khắp nơi. Phe nào cũng tự xưng mang danh nghĩa “hậu duệ trung thần”, “phò tá Hán triều” để chiếm cứ địa bàn. Chưa kể, danh nghĩa “phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu” đem lại cho Tào Tháo một vị thế “danh chính ngôn thuận hơn rất nhiều” để đứng ra hiệu triệu và lôi kéo các thế lực khác về với mình.
Nhiều công thần như Tuân Úc không hài lòng việc Tào Tháo tự ý xưng Vương.
Sau khi xưng Vương, Tào Tháo gặp phải rất nhiều trắc trở và thất bại, thậm chí nhiều lần suýt chút nữa đã không giữ được tính mạng. Gây ảnh hưởng trực tiếp nhất đến Tào Tháo chính là nội bộ xuất hiện chia rẽ.
Tuân Úc – quân sư số 1, cánh tay phải trong chiến dịch bình định phương Bắc của Tào Tháo không chấp nhận được việc Tào Tháo tự ý xưng Vương. Cuối cùng Tuân Úc bị Tào Tháo é.p ᴄʜếᴛ, tuy nhiên trong Tào doanh người giống như Tuân Úc chiếm không phải số ít.
Ngoài ra gần như mọi việc của Tào Tháo đều diễn ra không thuận lợi. Xưng Vương không lâu, Tào Tháo quyết định đem quân phạt Ngô, kết quả Tào quân nhiễm dịch bệnh, buộc phải rút lui, và sau đó còn bị Lưu Bị chiếm mất Hán Trung.
Hứa Xương Cảnh Kỳ năm thứ hai, Vĩ Hoảng ᴛạᴏ ᴘʜảɴ, ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Vương Tất – người được cài bên cạnh Hán Hiến Đế, thậm chí trong Hứa Xương còn có người muốn “é.p Thiên Tử đánh Ngụy, đón Lưu Bị ở phía Nam”, may thay Hạ Hầu Đôn kịp giúp Tào Tháo bình định ph.ản ʟᴏạɴ.
Một loạt những trắc trở như vậy không khỏi khiến cho Tào Tháo quan ngại về việc bản thân xưng Vương. Chuyện chưa dừng lại ở đó, năm công nguyên 218, 2 tướng lĩnh trấn giữ Uyển Thành là Hầu Âm và Vệ Khai cũng ph.ản b.ội Tào Tháo, đồng thời bọn họ liên hệ với Quan vũ, nghênh đón Quan Vũ phạt Bắc, vì thế mà mới có trận chiến Phàn Thành sau này.
Kể từ khi xưng Vương, Tào Tháo hành sự luôn gặp trắc trở.
Năm thứ hai kể từ khi Tào Tháo xưng Vương, Lưu Bị ᴄʜéᴍ ᴄʜếᴛ Hạ Hầu Uyên ở Định Quân Sơn, Tào Tháo buộc phải tiến về Hán Trung, cùng Lưu Bị sống ᴄʜếᴛ một trận, kết quả đại bại chạy về phương Bắc.
Có thể nói sau khi Tào Tháo xưng Vương gần như đánh trận nào thua trận đó, bên trong lại có phản ʟᴏạɴ, vậy thì làm sao mà dám nghĩ đến chuyện xưng Đế, cho dù ông có muốn nhưng thực chẳng dám.
Tào Tháo không dám thừa nhận điều này nên luôn thể hiện rằng bản thân luôn vì Hán Thất, không phải chân mệnh thiên tử, chỉ có thể làm một Châu Văn Vương mà thôi.
Tuy nhiên Tào Tháo vẫn là người nhìn xa trông rộng, nằm rõ thời cục, ông vẫn ngầm xây dựng một nền móng cơ bản vững chắc làm bàn đạp cho Tào Phi có thể phế Hán xưng Đế, thiên hạ của Hán Thất cuối cùng vẫn là rơi vào tay gia tộc họ Tào.