“Hiệu sự” là chức quan có vai trò như các đặc vụ mà Tào Tháo lập ra để làm tai mắt, tay chân giúp việc cho mình. 

Tào Tháo (155-220) là nhà c.hính tr.ị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc.

Cuối thời Đông Hán và giai đoạn Tam quốc, là quãng thời gian đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng thời kỳ này được phác họa với ảnh hưởng nặng nề của quan niệm văn hóa dân gian Trung Quốc.

Trong số đó có Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ của nhà Thục Hán, Chu Du của nhà Đông Ngô và Tào Tháo, người đặt nền móng cho sự hình thành nhà Ngụy.

Tào Tháo được phác họa giống như một nhà lãnh đạo tàn nhẫn, chiến binh đáng s.ợ trong suốt một thời gian dài trong lịch sử. Nhưng ông có thực sự đáng s.ợ đến vậy?

Tào Tháo nổi tiếng đa nghi và được cho là lập ra các chức quan tương tự như đặc vụ để làm tai mắt cho mình. Ảnh minh họa: Ycwb

Vương triều Minh được lịch sử đánh giá là thời đại có nhiều “cơ quan đặc vụ” nhất và cũng là là thời kỳ xã hội đen tối nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên cơ chế đặc vụ này không phải tới triều Minh mới xuất hiện.

Theo People’s Daily, trong “Tam Quốc Chí” từng nhắc đến “Hiệu sự”, chức quan phụ trách việc trinh sát, kiểm tra mà Tào Tháo lập ra, chính là một bộ phận quan lại có tính chất tương tự cơ quan “đặc vụ” của triều Minh.

Tào Tháo vốn nổi tiếng với tính đa nghi, không yên tâm với bất kỳ ai. Để nắm rõ được dân chúng và quần thần có trung thành, có phản ứng gì về mình hay không, Tào Tháo đã gài tai mắt ở khắp nơi. Với bản tính con người ᴛàɴ ɴʜẫɴ đầʏ ǫᴜỷ ᴋế của Tào, điều này không hề khó hiểu.

Theo “Tam Quốc Chí”, năm đầu Kiến An (196), Tào Tháo lập ra chức quan Tư không. Đến năm thứ 3 Kiến An, ông trở về Hứa Xương, lần đầu lập ra chức Quân sư tế tửu (thuộc quyền quản lý của quan Tư không). Sau này lại xuất hiện một loại quan đặc vụ có tên “Hiệu sự”, người giữ chức vụ này đầu tiên là Lô Hồng và Triệu Đạt, chuyên phụ trách việc điều tra, trinh sát trong dân chúng và quan lại.

Việc họ tự tung tự tác, lạm dụng quyền lực, t.àn h.ại dân, ít được sử sách ghi chép lại, nhưng trong ngạn ngữ vẫn lưu truyền câu: “Không sợ Tào công, nhưng sợ Lô Hồng. Lô Hồng chưa xong, Triệu Đạt ɢɪếᴛ tôi”.

Tâm lý s.ợ h.ãi này cũng giống tâm trạng của quan lại và dân chúng triều Minh khi nhắc tới hai gian thần Ngụy Trung Hiền và Lưu Cẩn. Điều đó có thể chứng minh độ t.àn á.c của quan “đặc vụ” mà Tào Tháo lập ra.

Từng có quan lại có ý kiến về tác h.ại rất lớn mà quan “đặc vụ” gây ra cho thể chế và triều chính nhưng Tào Tháo lại trả lời vô cùng thản nhiên rằng: “Khanh hiểu sâu biết rộng nhưng e là không thể bằng ta. Muốn nắm được mọi việc trong thiên hạ mà lại giao nhiệm vụ này cho kẻ quân tử thì đó là điều không thể”.

Thực tế này cho thấy, những việc mà “Hiệu sự” làm đã được Tào Tháo cho phép, nhưng ông không coi họ ra gì, càng không đối đãi họ như những bậc quân tử.

Lịch sử ghi lại, chỉ trong vài năm, có hàng vạn vụ á.n dân chúng quan lại bị “hiệu sự” bí mật b.ắt bớ, khiến quần thần phải làm tấu chương yêu cầu điều tra làm rõ, trả lại công bằng cho dân chúng.

Nhưng theo tạp chí về giảng dạy lịch sử, trong quan niệm của các quan “hiệu sự”, quyết định của họ chính là pháp luật, dù gây á.n o.an thì dân và quan cũng không được phép phúc tra. “Hiệu sự” có quyền được lựa chọn quan lại, chủ yếu sử dụng ʙạᴏ ʟựᴄ, giả danh Thiên tử để ᴅốɪ ʟừᴀ, ᴅọᴀ ᴅẫᴍ kẻ khác, bên cạnh đó dưới quyền của những tên quan này còn có một đám gian quan khác.

Tào Tháo tin tưởng vào việc sử dụng các “hiệu sự”. Ảnh minh họa: Sina

Trong việc thiết kế bộ phận đặc vụ, mức độ ᴛàɴ áᴄ trong thế hệ sau của Tào Tháo và con cháu của Chu Nguyên Chương không có gì khác nhau, càng về sau càng ngang ngược. Đến đời vua thứ 4 của nước Ngụy là Tào Phương thì quyền lực của “Hiệu sự” có thể sánh ngang với thời nhà Minh.

Chúng o é.p quan lại, ứ.c h.iếp dân chúng, vô cùng hống hách. Chỉ tới khi Tư Mã Thị chuyên quyền, xét thấy thành viên của Hiệu sự đều là người của nhà Tào Nguỵ nên mới hạ chỉ xóa bỏ bộ phận đặc biệt này.

People’s Daily nhận định, trong lịch sử Trung Quốc, sự tồn tại của quan “Hiệu sự” luôn đi liền với những á.n o.an và chính sách cai quản hà khắc, quân thần đố kỵ nhau, thiếu đoàn kết nội bộ. Có thể khẳng định, ở đâu xuất hiện những viên quan “Hiệu sự”, ở đó xuất hiện những mặt vô cùng đen tối, khó có được một nền ch.ính tr.ị công minh.

Qua việc tìm hiểu về vị trí quan “Hiệu sự” có thể hiểu rõ hơn những bí mật lịch sử của các triều đại Trung Hoa, mặt khác đánh giá các nhân vật lịch sử được toàn diện hơn. Điều đáng nói là những chi tiết nhỏ này không phải ai đọc “Tam Quốc Chí” cũng lưu tâm tới.