Nửa đời của Lưu Bị từng lang bạt khắp nơi, thậm chí còn mấy lần đổi chủ, mỗi lúc lại nương nhờ một thế lực. Dù từng nương nhờ, phụng sự cho không ít quân chủ, Lưu Bị chẳng những không mang điều tiếng bất nghĩa mà còn được nhiều thế lực săn đón.

Lưu Bị, hay còn gọi là Hán Chiêu Liệt Đế, là một vị thủ lĩnh ǫᴜâɴ ᴘʜɪệᴛ, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Dù còn có ý kiến nghi ngờ, Lưu Bị được sử sách ghi nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán. Xuất thân nhà nghèo, ông phải tự lao động kiếm sống thời trẻ.

 Theo sách Tam Quốc chí, khi còn nhỏ, Lưu Bị cùng Công Tôn Toản, Lưu Đức Nhiên nhận Lư Thực, người có văn võ toàn tài làm thầy. Ông được truyền đạt, học hỏi rất nhiều. Tiền học của Lưu Bị được cha của Lưu Đức Nhiên là Lưu Nguyên Khởi chu cấp. Có lần, vợ của Nguyên Khởi hỏi: “Mỗi nhà mỗi cảnh, sao ta có thể mãi chu cấp cho nó!” Nguyên Khởi đáp: “Đứa trẻ ấy có cùng họ với ta, thật là người phi thường vậy”. Cũng theo Tam Quốc chí, Lưu Bị thích giao kết với kẻ hào kiệt, được nhiều người trẻ tuổi vây quanh, gặp Quan Vũ, Trương Phi kết thành huynh đệ. Khi nhà Đông Hán ngày càng suy yếu, nhiều nơi tình hình địa phương không ổn định, Lưu Bị đã tập hợp thanh niên trong xóm đứng ra bảo vệ dân làng, được nhiều phú thương chu cấp, ủng hộ.

Lưu Bị trở thành nhân vật mà ai cũng muốn thu nhận bắt nguồn từ 4 lý do chủ chốt dưới đây.

Thứ nhất: Tính cách của Lưu Bị rất được mọi người yêu quý.

Sinh thời, Lưu Huyền Đức nổi tiếng là người khoan hậu, nhân ái, vui buồn không lộ ra mặt, còn được ví như mang bóng dáng của Hán Cao Tổ năm nào.

Tính cách của Lưu Bị rất được mọi người yêu quý.

Một người có tính cách như vậy thường sẽ tỏ ra khiêm tốn hòa nhã, cư xử khéo léo, bất luận đi tới nơi nào cũng nhận được sự hoan nghênh. Lưu Bị cũng nhờ đó mà có được danh tiếng rất tốt.

Vào thời l.oạn thế, các lộ chư hầu đều ráo riết chiêu mộ nhân tài. Nếu có được một danh sĩ nổi danh tới cửa nương nhờ, họ tất nhiên sẽ vui vẻ mở rộng cửa chào đón.

Thứ hai: Lưu Bị dù mấy lần đổi chủ những không làm ra việc bất nghĩa.

Sự thực là Lưu Bị từng phụng sự dưới trướng của không ít người nhưng lại chưa bao giờ làm ra những việc không hợp đạo nghĩa. Thậm chí, những lý do khiến Lưu Bị đổi chủ còn trở thành những thứ chứng minh sự trung nghĩa của ông.

Ví như năm xưa khi tách khỏi Công Tôn Toản, Lưu Bị đã dựa vào lý do rất mực hợp tình hợp lý – đem quân giúp Đào Khiêm, cứu Từ Châu. Lúc giã biệt Tào Tháo, Lưu Huyền Đức cũng dựa vào lý lẽ là vâng mệnh của Hán Hiến Đế. Ngay cả khi theo Tào Tháo đ.ánh Lữ Bố, ông cũng đưa ra một nguyên nhân không ai có thể phủ nhận: Đó chính là việc Lữ Bố phản bội và chiếm Từ Châu trước.

Lưu Bị dù mấy lần đổi chủ những không làm ra việc bất nghĩa.

Như vậy, có thể thấy Lưu Bị mặc dù nhiều lần thay đổi trận doanh, nhưng mỗi lần đều có lý do chính đáng. Chính những lý do này đã khiến uy danh của ông không bị tổn h.ại mà ngược lại còn làm tăng thêm danh tiếng.

Bởi vậy mà có rất nhiều thế lực muốn lôi kéo cho bằng được một nhân tài hiểu đạo lý như Lưu Huyền Đức.

Thứ ba: Thân phận của Lưu Bị có sức ảnh hưởng.

Ngay từ khi rời núi để gây dựng đại nghiệp, Lưu Bị luôn tuyên bố với thiên hạ rằng mình là dòng dõi hoàng tộc nhà Hán.

Thân phận của Lưu Bị có sức ảnh hưởng.

Sau này, dưới sự chứng kiến của quần thần, thân phận của ông cũng được Hán Hiến Đế công nhận. Lưu Bị nhờ vậy mà đường hoàng trở thành một “hoàng thúc” chính thức của Đại Hán. Vào giai đoạn thiên hạ đại l.oạn như lúc bấy giờ, danh hiệu hoàng tộc của Lưu Bị có thể xem như một tấm biển quảng cáo dát vàng.

Chính vì lý do này mà mọi thế lực lúc bấy giờ đều mong muốn sở hữu nhân tài có thân phận và có sức ảnh hưởng như vậy.

Thứ tư: Năng lực của Lưu Bị là không thể xem thường

Không chỉ bản thân Lưu Huyền Đức có năng lực lãnh binh đ.ánh gi.ặc mà hai viên tướng Quan – Trương dưới quyền ông đều là những người có thể ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ vạn địch trên chiến trường.

Vừa có thực lực, lại vừa có nhân tài trợ giúp, việc Lưu Bị được các th.ế l.ực lúc bấy giờ săn đón cũng là điều không hề khó hiểu.

Hình ảnh 3 anh em Lưu – Quan – Trương trên phim.

Chính những ưu điểm kể trên đã khiến Lưu Bị trở thành nhân vật được khắp nơi trải thảm đỏ đón chào. Thế nhưng bậc anh hùng nuôi chí lớn như ông vốn dĩ khó có thể lưu lại lâu dài dưới trướng một người nào.

Kết quả là sau nửa đời lang bạt, Lưu Bị từ một người làm nghề đan giày dệt chiếu đã từ từ gây dựng thế lực và trở thành Hoàng đế Thục Hán.

Giai thoại về quá trình gây dựng sự nghiệp từ tay trắng của nhân vật này vẫn thường được hậu thế nhắc tới như một kỳ tích trong giai đoạn lịch sử đầy b.iến đ.ộng như thời Tam Quốc.