Tiểu tướng này là ai và 2 người phải b.ỏ m.ạ.n.g trong tay tiểu tướng này là ai?
Nhắc tới Ngũ hổ tướng, chắc hẳn mọi người đều không còn xa lạ. Lưu Bị có thể trở thành một trong số những bá chủ của thời kỳ Tam Quốc, chủ yếu là nhờ vào công lao đóng góp của đội ngũ mãnh tướng này.
Thế nhưng thời kỳ Tam Quốc lại có một tiểu tướng chẳng có tiếng tăm, vừa ra tay đã liên tiếp c.h.é.m c.h.ế.t được hai thành viên Ngũ hổ tướng, trở thành cái gai trong mắt Lưu Bị, nhưng điều hết sức đáng tiếc là cả đời ông đều không nhận được sự trọng dụng.
Người ấy chính là Mã Trung.
Ban đầu, khi mới nghe tới cái tên này, có thể sẽ có người nhầm tưởng ông là họ hàng của Mã Siêu. Nhưng điều bất ngờ là chẳng mấy ai biết được xuất thân của ông.
Người lãnh đạo trực tiếp của ông là đại tướng Phan Chương dưới trướng Tôn Quyền. Tiếng tăm của Phan Chương cũng không lớn.
Mọi người cũng sẽ không lấy làm xa lạ với hai thành viên của Ngũ hổ tướng c.h.ế.t dưới tay Mã Trung, đó là Quan Vũ và Hoàng Trung.
Chuyện này là thế nào?
Hẳn mọi người đều biết đến sự kiện Quan Vũ thua chạy về Mạch Thành. Rất nhiều người đều cho rằng Quan Vũ bị g.i.ế.t bởi Lã Mông, thế nhưng người thật sự ra tay lại là Mã Trung.
Mã Trung dù chỉ là một tiểu tướng nhưng lại lưu danh muôn thuở vì có thể khiến 2 Ngũ hổ tướng của Thục Hán b.ỏ m.ạ.n.g.
Sau khi Quan Vũ thất bại thảm hại, Phan Chương nhận lệnh chặn Quan Vũ ở giữa đường, thế nhưng Phan Chương tưởng “phượng hoàng không lông chẳng bằng gà”, không làm việc theo kế hoạch dự định từ trước, xông vào đ.á.n.h chính diện với Quan Vũ, suýt nữa đã bị Quan Vũ c.h.é.m ngã khỏi ngựa.
Mã Trung mai phục tại địa điểm tiếp theo, đúng lúc thời điểm này thể lực của Quan Vũ đã kém đi, Mã Trung hạ được Quan Vũ ngay trong trận này. Xem ra ở đây có đóng góp của vận may may mắn.
Về sau trong trận Di Lăng, Mã Trung cũng ra trận. Lúc này Mã Trung đang ở trong thời điểm thoả lòng đắc chí, tuy rằng không nhận được sự trọng dụng của Tôn Quyền, nhưng chiến tích bắt sống được Quan Vũ đã đủ để ông nở mày nở mặt suốt bao năm.
Lúc này Hoàng Trung đã hơn tám mươi, tuổi tác đã cao, thế nhưng vẫn muốn chứng minh bản thân trước mặt Lưu Bị, cầm theo binh khí làm tiên phong xông lên, kết quả là gặp phải sự mai phục của quân Ngô, trúng vài mũi tên vào người, Mã Trung bắn ra một tên, vào trúng nách của Hoàng Trung, hậu quả là cơ thể Hoàng Trung không chịu đựng được mà q.u.a đ.ờ.i.
Hoàng Trung và Quan Vũ đều là đại tướng chinh chiến lâu dài trên sa trường nhưng cuối cùng lại c.h.ế.t trong tay Mã Trung. Dưới góc nhìn của người ngoài, thật ra trong việc này yếu tố may mắn chiếm đa số.
Nếu để Mã Trung giao đấu chính diện với Quan Vũ và Hoàng Trung, chắc chắn ông ta không phải là đối thủ của 2 mãnh tướng này.
Việc Mã Trung có thể hạ được 2 Ngũ hổ tướng Thục Hán thực ra là nhờ phần lớn vào yếu tố may mắn và sự chênh lệch về tuổi tác. Nếu để giao đấu trực tiếp, chắc chắn Mã Trung không bao giờ có cửa thắng.
Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”, tác giả La Quán Trung dường như muốn “b.á.o t.h.ù” giúp cho Quan Vũ nên đã xây dựng lên chi tiết hư cấu: Mã Trung đem Phó Sĩ Nhân, My Phương (2 phản tướng Thục Hán hàng Ngô) ra đóng đồn tại bến sông.
My Phương bàn với Phó Sĩ Nhân rằng Lưu Bị chỉ còn căm phẫn Mã Trung, chúng ta nên g.i.ế.t rồi đem đ.ầ.u đến dâng lên thì sẽ được thoát tội.
Sau đó canh ba họ vào trướng đ.â.m c.h.ế.t Mã Trung, lấy đ.ầ.u rồi dẫn vài chục kỵ mã đi tắt sang Hào Đình dâng đ.ầ.u Mã Trung lên cho Lưu Bị. Quan Hưng thiết ngay linh vị Quan Vũ ở trong dinh, tiên chủ thân dâng đ.ầ.u Mã Trung lên cúng tế.