Ở thời kỳ Tam Quốc, mỗi vị tướng đều có những nét riêng và thật khó để đánh giá xem ai mạnh hơn ai nếu như họ không trực tiếp giao đấu. Vậy, ai mới là mãnh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc?

Cuối thời Đông Hán, nhiều th.ế l.ực chư hầu nổi lên khắp nơi. Theo đó, Tào Tháo chi phối hoàng đế để ra lệnh cho các chư hầu, Tôn Quyền thì làm chủ vùng Giang Đông rộng lớn, Lưu Bị lấy danh nghĩa là hậu duệ Hán thất. Từ đó, thế chân vạc cũng dần được hình thành.

Tam Quốc (220 – 280) được biết đến là thời kỳ đầy ʜỗɴ ʟᴏạɴ trong lịch sử Trung Quốc, nhưng không vì lẽ đó mà thiếu nhân tài, đặc biệt là những người có khả năng cầm binh xuất sắc.

Ở thời kỳ này, mỗi vị tướng đều có những nét riêng và thật khó để đánh giá xem ai mạnh hơn ai nếu như họ không trực tiếp giao đấu. Vậy, ai mới là mãnh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc?

Dưới đây là Top 5 mãnh tướng mạnh nhất ở Tam Quốc.

VỊ TRÍ THỨ 5: VĂN ƯƠNG

Văn Ương từng đơn thương độc mã đẩy lùi quân Ngụy.

Văn Ương (2398 – 291), tên là Văn Thục, tự Thứ Khiến, tên lúc nhỏ là Ương. Ông là người huyện Tiếu, nước Bái, là vị tướng vào cuối thời Tam Quốc, đầu thời Tây Tấn.

Theo ghi chép lịch sử, Văn Ương là con trai của thứ sử Dương Châu, Tiền tướng quân Văn Khâm của nước Nguỵ, từng tham gia nhiều cuộc chiến trong Tam Quốc. Văn Ương từng cùng cha mình trấn thủ Dương Châu, chống lại quân Ngô.

Năm 249, khi Tư Mã Ý l.ật đ.ổ Tào Sảng, những cận thần như Văn Khâm, Vô Khâu Kiệm… bị mất đi chỗ dựa.

Đến năm 255, Trấn Đông đại tướng quân Vô Khâu Kiệm cùng với Văn Khâm quyết định khởi binh ᴛấɴ ᴄôɴɢ Tư Mã Sư. Văn Ương khi đó mới 18 tuổi nhưng đã cùng Văn Khâm đột kích vào doanh trại của Tư Mã Sư lúc đêm tối. Bấy giờ Tư Mã Sư đang mắc bệnh, mới cắt bướu trên mắt nên kinh s.ợ đến mức vết thương vỡ ra. Tuy nhiên, đợi mãi không thấy cha mình đến nên ông đành rút lui.

Khi truy binh của Tư Mã Sư đuổi đ.ánh đến, Văn Ương đơn phương độc mã đón đ.ánh, sáᴛ ᴛʜươɴɢ hơn 100 người. Điều này khiến quân Nguỵ không dám đến gần.

Với chiến tích này, việc đặt Văn Ương vào Top 5 mãnh tướng mạnh nhất Tam Quốc là hoàn toàn có cơ sở.

VỊ TRÍ THỨ 4: TRIỆU VÂN

Triệu Vân là vị tướng nổi tiếng của nước Thục Hán.

Triệu Vân (? – 229), tự là Tử Long, là danh tướng vào thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là vị tướng vừa có võ nghệ dũng mãnh vừa có mưu lược, đi theo Lưu Bị nhiều năm.

Chiến tích nổi bật nhất của Triệu Vân là từng 2 lần xông pha cứu được ấu chúa Lưu Thiện. Là vị tướng có tài năng xuất chúng và tấm lòng tận trung nên ông luôn được triều đình Thục Hán tin tưởng.

Chức vụ của ông tuy không cao bằng 4 tướng kia, nhưng ông lại có được vinh dự mà nhiều tướng lĩnh khác không có được, đó là được phong làm “Trung hộ quân”. Đây là chức vụ thống lĩnh cấm quân bảo vệ nơi ở của nhà vua, chỉ có những tướng lĩnh vô cùng được tin tưởng mới được giao cho trọng trách này (nhưng cũng vì phải ở hậu phương bảo vệ hoàng đế nên cơ hội lập công trên ch.iến tr.ường của Triệu Vân cũng ít đi rất nhiều).

Sát cánh cùng Lưu Bị trong nhiều năm, Triệu Vân đã nhiều lần lập chiến công, tài năng và tấm lòng trung nghĩa của ông là điều không cần phải bàn cãi.

VỊ TRÍ THỨ 3: QUAN VŨ

Quan Vũ là vị tướng lập được nhiều chiến công trong Tam Quốc.

Quan Vũ (158 – 220), tự Vân Trường, là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Vị tướng được tôn làm “Võ thánh” này có công lớn trong việc thành lập nước Thục Hán.

Quan Vũ là được đánh giá là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh, được người đương thời nhận xét là “sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ” “có tài và có nghề”.

Về tính cách, ông tuy có nhược điểm là kiêu ngạo, hay quát mắng người khác và cư xử có những lúc nông nổi – tất cả đều dẫn đến cái ᴄʜếᴛ của ông – nhưng ưu điểm của ông là lòng can đảm, ᴛôɴ sùɴɢ lễ giáo, hào hiệp trượng nghĩa, sự kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối.

Những ưu điểm này được người dân đánh giá rất cao, ngay cả Tào Tháo cũng khâm phục và coi ông là một “nghĩa sĩ thiên hạ”. Ông được người đời sau coi là một biểu tượng của những đức tính “Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không ᴅâᴍ ʟᴏạɴ, Nghèo h.èn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục”.

Những chiến tích nổi tiếng của Quan Vũ có thể kể đến như ᴄʜéᴍ Hoa Hùng (tướng của Đổng Trác), qua năm ải ᴄʜéᴍ 6 tướng (ɢɪếᴛ 6 tướng của Tào Tháo khi đi qua 5 cửa ải từ Hứa Xương)…

VỊ TRÍ THỨ 2: TRƯƠNG PHI

Trương Phi là vị tướng có khả năng chiến đầu dũng mãnh trên chiến trường.

Trương Phi (163 – 221), tự Ích Đức, là một danh tướng của nước Thục Hán thời Tam Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có, làm nghề bán ʀượᴜ. Theo ghi chép trong lịch sử, Trương Phi được mô tả là người có thân hình to lớn, vẻ ngoài oai phong, có tài thư pháp và vẽ tranh tuyệt đỉnh.

Cụ thể, trong cuốn chính sử “Tam Quốc Chí” nhận định về Trương Phi như sau: “Trương Phi sức địch vạn người, hổ thần một thời”.

Sở dĩ được xếp ở vị trí thứ hai, trên cả người anh em kết nghĩa Quan Vũ, bởi Trương Phi từng một mình thách đấu với Lã Bố với kết quả bất phân thắng bại.

Dù n.óng n.ảy dẫn tới ʜọᴀ sáᴛ ᴛʜâɴ nhưng tài năng của Trương Phi thực sự nổi danh trong thời Tam Quốc.

VỊ TRÍ THỨ 1: LÃ BỐ

Lã Bố được coi là mãnh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc.

Lã Bố (164 – 199), tự Phụng Tiên, là một vị tướng nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán. Ông được coi là mãnh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc.

Sử dụng phương thiên họa kích, cưỡi ngựa Xích Thố, oai dũng hơn người, Lã Bố trở thành mãnh tướng vô cùng nổi tiếng trên chiến trường thời Tam Quốc.

Dù chỉ ɢɪếᴛ được hai tướng là Đinh Nguyên và Đổng Trác, nhưng Lã Bố luôn đứng đầu bảng trong các danh tướng thời Tam Quốc bởi ông từng giao chiến với các danh tướng hàng đầu khác. Dù không thắng nhưng ông vẫn có thể an toàn trở về.

Tham khảo nguồn: Sohu, Baike