Không những đề xuất các m.ưu kế đỉnh cao, Gia Cát Lượng cũng sáng tạo ra không ít trận pháp độc đáo giúp Thục Hán đẩy lui quân đ.ịch trên ch.iến tr.ường.

Trong Tam Quốc, ngoài binh hùng, tướng mạnh, ᴠũ ᴋʜí đặc biệt mà bất cứ vị quân chủ nào cũng muốn sở hữu chính là quân sư tài giỏi. Thiên hạ ʟᴏạɴ ʟạᴄ đã sản sinh ra vô số anh hùng, hào kiệt, nhân tài hiếm có. Trong đó có không ít mưu sĩ trở thành những vị quân sư tài trí bậc nhất một thời.

Gia Cát Lượng, thừa tướng của Thục Hán, được coi là một trong số ít m.ưu sĩ đó. Phục vụ dưới trướng của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã hết lòng phò tá, từng bước giúp vị quân chủ này xây dựng cơ đồ, lập nên nhà Thục Hán, tạo thành thế chân vạc nổi tiếng Tam Quốc để cùng phân tr.anh thiên hạ với Tào Ngụy và Đông Ngô.

Không những đề xuất các m.ưu kế đỉnh cao, Gia Cát Lượng cũng sáng tạo ra không ít trận pháp độc đáo giúp Thục Hán đẩy lui quân đ.ịch trên ch.iến tr.ường.

Vậy, trận pháp nào của Gia Cát Lượng có thể chống lại 100.000 quân?

Đó là Bát trận đồ. Đây là trận pháp cho thấy tài dụng binh tuyệt vời, có thể biến hóa khôn lường của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc.

Bát trận đồ có gì đặc biệt?

Trên thực tế, bát trận đồ của Gia Cát Lượng được lấy cảm hứng từ Bát qu.ái đồ trong “Binh pháp Tôn Tử”. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng chính là người đưa trận pháp này lên tầm cao mới, cho thấy tài dụng binh bậc thầy của ông.

Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng không chỉ có tài sáng tạo ra nhiều phát minh mới lạ mà còn rất giỏi trong việc bày binh bố trận. Mặc dù những ghi chép trong “Tam Quốc diễn nghĩa” có tô điểm thêm cho thời kỳ lịch sử nhiều b.iến đ.ộng này, nhưng sức mạnh của Bát trận đồ quả thật là rất xứng đáng với tên gọi của nó.

Bát trận đồ là trận pháp cho thấy tài dụng binh bậc thầy của Gia Cát Lượng.

Theo đó, Bát trận đồ là kết hợp tinh hoa của Đạo giáo và cả lĩnh vực thiên văn, địa lý. Trận pháp này dựa trên nguyên lý “Bát qu.ái” mà bày thành 8 trận chính, gọi là: Thiên phúc, Địa tải, Long phi, Xà bàn, Hổ dực, Điểu tường, Phong tán, Vân thùy, theo 8 cửa lớn được phân bố kỵ binh hoặc bộ binh xung quanh. Trong các cửa này sẽ có cửa tốt và cửa xấu. Nếu như kẻ đ.ịch không hiểu trận pháp mà đi nhầm vào cửa tử thì sẽ không thể nào ra được.

Bát trận đồ có thể linh hoạt biến hóa khôn lường và tùy theo tình hình cụ thể để làm quân đ.ịch rơi vào tình thế mất phương hướng. Với nguyên lý hoạt động độc đáo, trận pháp này được cho là có thể chịu được sự ᴛấɴ ᴄôɴɢ của 100.000 quân.

Bát trận đồ có tác động quan trọng đến chiến thuật chiến đấu khi thực chiến. Người ngoài khi nhìn vào trận pháp được sắp đặt độc đáo cùng với đội hình binh lính quy mô lớn như vậy sẽ rất bất ngờ. Thậm chí, cho dù kẻ đ.ịch có lao tới thì cũng không biết cách ph.á vỡ đội hình này.

Chính vì đây là trận pháp do đích thân Gia Cát Lượng dàn xếp và sáng tạo nên chỉ có ông mới biết cách sử dụng. Uy lực của Bát trận đồ chính là mạnh ở bố cục sắp xếp theo phương hướng và có thể biến hóa khôn lường khi tách hoặc khi hợp.

Thế nhưng, không phải chiến trường nào cũng có thể áp dụng Bát trận đồ. Bởi điều quan trọng nhất của trận pháp chính là phải chú ý đến sự thích ứng với điều kiện địa hình của địa phương.

Gia Cát Lượng là một nhân tài hiếm có thời Tam Quốc.

Vậy, ai là người có thể nhìn thấu nguyên lý hoạt động của Bát trận đồ?

Trên thực tế, có một người có thể phá được Bát trận đồ của Gia Cát Lượng, đó là Hoàn Ôn (312 – 373), một đại tướng của nhà Đông Tấn.

 

Theo Hoàn Ôn, sự tinh tế của Bát trận đồ chính là nó sẽ thay đổi liên tục, giống như thế Thường Sơn xà (một loại rắn sống tại núi Thường Sơn). Cụ thể, giả sử trận pháp có phân chia thành ba phần rõ rệt gồm đầu, chính giữa và đuôi, thì một khi phần nào bị ᴛấɴ ᴄôɴɢ, những phần còn lại sẽ lao tới c.ứu. Bởi chúng tuy độc lập nhưng lại có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Đây chính là sự tinh tế, biến hóa kỳ diệu của trận pháp này.

Có thể nói Bát trận đồ giúp danh tiếng của Gia Cát Lượng vang khắp Tam Quốc cũng không phải là nói quá. Đáng tiếc những tư liệu lịch sử cùng tàn tích không nhiều nên vẫn chưa có nghiên cứu kỹ lưỡng về trận pháp này.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu