Hàn Đức vì muốn ʙáᴏ ᴛʜù cho con nên xung phong đấu với Triệu Vân, ông vác búa khai sơn, tế ngựa xốc vào ᴄʜéᴍ Triệu Vân. Nhưng đánh được “vài ba hiệp” thì đã bị Triệu Vân đâᴍ ᴄʜếᴛ. Tuy nhiên sự thật phía sau là gì?
Triệu Vân, tự Tử Long, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là công thần khai quốc nhà Thục Hán, là một vị tướng võ nghệ dũng mãnh, có mưu lược và tận trung vì nước, được binh sĩ Thục Hán ca ngợi là “Hổ uy tướng quân”.
Triệu Vân trong “Tam quốc diễn nghĩa” gần như được xây dựng là một người hoàn hảo. Ông sở hữu gương mặt điển trai, võ công cao cường, chung tình và là mẫu người lý trưởng trong lòng phụ nữ. Hơn nữa, Triệu Vân bách chiến bách thắng, chưa từng biết nếm mùi thất bại là gì.
Tuy nhiên, “Tam quốc diễn nghĩa” suy cho cùng cũng chỉ là tác phẩm hư cấu dựa theo một số tình tiết có thật. Nếu như chiếu theo dòng lịch sử chân thật nhất của Trung Quốc, bạn sẽ phát hiện Triệu Vân không hề xứng đáng với danh hiệu “bách chiến bách thắng”.
Trong hồi 92 Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung cho biết Hàn Đức là đại tướng ở Tây Lương của nhà Tào Ngụy, Hàn Đức được coi là có sức khỏe địch nổi muôn người, sử búa khai sơn cực giỏi, được tin quân Thục tiến đánh, Hàn Đức đã dẫn 8 vạn quân Tây Lương ra mắt Hạ Hầu Mậu và đề nghị được làm tiên phong. Hạ Hầu Mậu trọng thưởng và cho làm tiên phong.
Nhân vật Hàn Đức dẫn 8 vạn quân Tây Lương cùng bốn người con đều tinh thông võ nghệ, giỏi cung ngựa. Hai bên dàn trận. Hàn Đức ra ngựa, bốn con sắp hàng hai bên và khiêu chiến Triệu Vân, bốn người con lần lượt giao chiến với Triệu Vân và bị ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ. Hàn Đức thấy vật “ruột gan như xé”, xông ngay vào trận.
Tạo hình Hàn Đức trong phim Tam quốc chí: Rồng tái sinh.
Tuy nhiên, do Triệu Vân quá anh dũng nên quân Tây Lương thua chạy. Hàn Đức suýt nữa bị Triệu Vân bắt sống, phải bỏ áo giáp, đi chân không, mới trốn thoát.
Sau đó Hàn Đức về báo cáo lại với Hạ Hầu Mậu và dẫn quân tái chiến tại núi Phượng Minh, Hàn Đức vì muốn ʙáᴏ ᴛʜù cho con nên xung phong đấu với Triệu Vân, ông vác búa khai sơn, tế ngựa xốc vào ᴄʜéᴍ Triệu Vân. Nhưng đánh được “vài ba hiệp” thì đã bị Triệu Vân đâᴍ ᴄʜếᴛ.
Tuy nhiên, sự thật Hàn Đức chỉ là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung. Nhân vật này cùng bốn người con được tác giả tạo ra chỉ để bị nhân vật Triệu Vân ɢɪếᴛ, nhằm cho thấy sự dũng mãnh của nhân vật lão tướng phe Thục Hán.
Trên thực tế, năm 227, Triệu Vân cùng thừa tướng Gia Cát Lượng tập kết quân đội ở Hán Trung chuẩn bị đánh Ngụy. Triệu Vân khi đó tuổi đã cao vẫn đích thân xuất chinh ra trận nhằm thể hiện lòng trung với nước.
Năm 228, Gia Cát Lượng ra quân, Triệu Vân được cử đi cùng Đặng Chi mang ít quân ra Tà Cốc, còn mình khởi đại quân ra Kỳ Sơn. Trong lúc Nhai Đình thất thủ khiến Gia Cát Lượng phải lui đại quân về Hán Trung thì Triệu Vân và Đặng Chi cũng chỉ có ít quân. Ông bèn dùng kế nghi binh cố thủ, sau bị quân Tào Chân tấn công ở Cơ Cốc phải rút về. Triệu Vân đi chặn hậu, quân Thục rút lui có kỷ luật (không hề có việc ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Hàn Đức).
Tạo hình Triệu Vân trong phim Tam quốc chí: Rồng tái sinh. Ảnh :Sohu
Về nước, ông bị giáng chức thành Định quân tướng quân. Gia Cát Lượng thấy ông không để tổn thất quân sĩ, cho phép ông lấy vải vóc để thưởng cho quân, nhưng ông từ chối vì đội quân của ông đã để thua trận không đáng nhận thưởng.
Trong bộ phim Tam quốc chí: Rồng tái sinh, nhân vật Hàn Đức được các nhà làm phim tái hiện, diễn viên thủ vai Hàn Đức là diễn viên Vu Vinh Quang, trong bộ phim này ông được mô tả là võ tướng mạnh nhất của quân Ngụy vào thời đó và đảm trách sứ mệnh chống lại quân Thục.
Trong cuộc chiến này, cả bốn người con của ông đã bị Triệu Vân (do Lưu Đức Hoa đóng) ɢɪếᴛ hại, ông nén đau thương thể thực hiện kế hoạch của Tào Anh (nhân vật hư cấu – cháu gái yêu của Tào Tháo), sau đó ông đã chấp nhận hy sinh khi chở đầy thuốc nổ trên ngựa và giao chiến với quân Thục để đôi bên cùng ᴄʜếᴛ tại chiến trường trước núi Phượng Minh.