Nhiều tướng sĩ bại trận đã lựa chọn gia nhập một thế lực khác, vừa bảo toàn ᴛíɴʜ ᴍạɴɢ, vừa tạo cơ hội xây dựng lại bản thân. Hãy cùng điểm lại 8 vị tướng tài giỏi đã từng đầu hàng vào thời Tam Quốc.
Thời đại Tam Quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa.
Vào cuối thời Đông Hán, những tranh chấp cuối cùng đã nhanh chóng đi đến kết thúc bằng việc hình thành nên cục diện Tam Quốc, tương đương với ba thế lực Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền. Ở thời kỳ ʟᴏạɴ ʟạᴄ này, đứng trước tình thế xã hội ng.uy bách, nhân tài vì thế cũng được sinh ra đông đảo.
Bên cạnh đó, cục diện ch.ính tr.ị Tam Quốc có thể thay đổi bất cứ lúc nào và việc tranh giành nhân tài cũng diễn ra hết sức phức tạp. Nhiều tướng sĩ bại trận đã lựa chọn gia nhập một thế lực khác, vừa bảo toàn ᴛíɴʜ ᴍạɴɢ, vừa tạo cơ hội xây dựng lại bản thân. Hãy cùng điểm lại 8 vị tướng tài giỏi đã từng đầu hàng vào thời Tam Quốc. Trong đó, có 7 người nổi tiếng trong lịch sử, chỉ có một người phải chịu cảnh tru di tam tộc.
Thứ nhất, Trương Liêu
Trương Liêu (169-222) tự là Văn Viễn, là tướng nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những vị tướng giỏi nhất của phe Tào Ngụy từng tham gia nhiều trận đ.ánh lớn và nổi tiếng nhất qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô.
Trước khi trở thành tướng dưới trướng Tào Tháo, Trương Liêu vốn dĩ là người của Lữ Bố. Sau khi Lữ Bố bại trận, lẽ ra Trương Liêu phải ᴄʜếᴛ theo yêu cầu của Quan Vũ và Lưu Bị nhưng Tào Tháo đã đưa Trương Liêu gia nhập lực lượng của mình.
Là một người tài giỏi binh pháp bố trận cùng với sự giúp đỡ của Tào Tháo, Trương Liêu nhanh chóng tìm lại vị thế anh hùng, chắc đánh chắc thắng và trở nên nổi tiếng trong lịch sử. Trương Liêu cũng đã có một cuốn truyền thuyết nổi tiếng, lưu giữ qua nhiều thế hệ với tên gọi Trương Liêu chỉ đề.
Hình ảnh Trương Liêu. (Ảnh: Sohu)
Thứ hai, Từ Hoảng
Từ Hoảng (? – 227), tự Công Minh, là danh tướng nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc. Trong suốt binh nghiệp của mình, Từ Hoảng luôn thể hiện tài năng quân sự xuất sắc, lập được nhiều chiến công, nổi bật nhất là việc đ.ánh bại Quan Vũ trong trận chiến Phàn Thành.
Thanh danh của Tử Hoảng trước khi gia nhập lực lượng Tào Tháo đã rất lớn. Tử Hoảng là cấp dưới của Dương Phụng – chỉ huy kỵ binh kiệt xuất cuối thời Đông Hán, thành viên của cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng.
Năm 196, Tào Tháo dẫn binh đ.ánh Dương Phụng ở huyện Lương, Dương Phụng bị Tháo đ.ánh bại, bỏ chạy đi theo Viên Thuật, còn Từ Hoảng ở lại đầu hàng.
Theo Tào Tháo, Tử Hoảng trở thành một đại tướng quân, chiến thắng trong nhiều trận chiến như Từ Châu, Kinh Châu, Tây Lương,…
Trước khi gia nhập Tào Tháo, Từ Hoảng là cấp dưới của Dương Phụng. (Ảnh: Sohu)
Thứ ba, Trương Cáp
Trương Cáp (167-231) tự Tuấn Nghệ bắt đầu tham gia chiến trận năm mới 16 tuổi khi có khởi nghĩa Hoàng Cân. Thời Hán mạt ra ứng mộ đ.ánh dẹp Khăn Vàng. Sau khi khởi nghĩa Khăn Vàng tan rã Cáp là thuộc hạ của Hàn Phức.
Theo sau Trương Liêu và Tử Hoàng thì Trương Cáp cũng đã đầu hàng và đi theo Tào Tháo sau thất bại Ô Sào. Trước khi trở thành vị tướng lừng danh nước Nguỵ, Trương Cáp đã theo phò tá Viên Thiệu nhưng vì không có sự đồng nhất chí hướng dẫn đến nhiều trận thua đẫm m.á.u.
Trương Cáp đã đầu hàng và phò tá Tào Tháo. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho nước Ngụy với cuộc viễn chinh phía bắc.
Hình ảnh Trương Cáp. (Ảnh: Sohu)
Thứ tư, Quan Vũ
Quan Vũ (158-220), tự Vân Trường, là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, nhưng thất bại của ông là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Lưu Bị nói riêng và nhà Thục Hán nói chung.
Ông được nhiều thế hệ biết đến với lòng trung thành và sự chính nghĩa trong con người của ông. Tuy nhiên, Quan Vũ đã có một thời gian đi theo Tào Tháo để bảo vệ vợ con của Lưu Bị.
Trong khoảng thời gian sống cùng nhau, Tào Tháo luôn đối xử tử tế, ban nhiều bổng lộc với hy vọng Quan Vũ có thể theo mình xây dựng nước Ngụy. Nhưng Quan Vũ nhất quyết không đồng ý. Đối với Quan Vũ, tình nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi không có gì thay đổi được.
Tào Tháo cúi đầu trước Quan Vũ. (Ảnh: Sohu)
Thứ năm, Mã Siêu
Mã Siêu (176-222), tự Mạnh Khởi, là một võ tướng cuối thời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông mang trong mình dòng máu người Khương và được cho là hậu duệ của tướng Mã Viện nhà Đông Hán.
Mã Siêu vốn là danh tướng dưới trướng Mã Đằng, một thế lực quân ph.iệt cát cứ ở Tây Lương, người mà ngay cả Tào Tháo cũng vô cùng nể s.ợ. Năm 212, sau khi liên tục thua trận ở Tây Lương, Mã Siêu dấy binh tạo ph.ản, hại họ Mã bị tru di tam tộc, Mã Đằng bị Tào Tháo giết ᴄʜếᴛ. Đến cuối cùng, Mã Siêu đã gửi thư quy phục Lưu Bị và trở thành một trong Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán.
Mã Siêu đối đầu với Trương Phi. (Ảnh: Sohu)
Thứ sáu, Ngụy Diên
Ngụy Diên (177-234), tên tự là Văn Trường, là đại tướng nhà Thục Hán.
Trước đây, Ngụy Diên là tướng của Hàn Xuân. Sau này, khi thua trận, Ngụy Diện đầu hàng Lưu Bị, hứa bảo vệ nhà Thục Hán đến hết phần đời còn lại. Ông được Lưu Bị phong làm tướng quân Hán Trung và giữ chức Nam Trịnh hầu (chỉ đứng sau Thừa tướng Gia Cát Lượng).
Tuy nhiên, sau khi Lưu Bị vừa mất, nhiều cuộc tranh giành quyền lợi ở Thục Hán diễn ra, Nguỵ Diên bị ᴋếᴛ áɴ ᴍưᴜ ᴘʜảɴ, chịu cảnh tru di tam tộc. Án “Ngụy Diên ᴍưᴜ ᴘʜảɴ” được xem là một đại á.n lớn thời Tam Quốc.
Ngụy Diên lĩnh áɴ ᴍưᴜ ᴘʜảɴ. (Ảnh: Sohu)
Thứ bảy, Khương Duy
Khương Duy (202-264), là một đại tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Nguyên là một quan nhỏ của Tào Ngụy, ông bất đắc dĩ đã phải hàng Thục Hán, phục vụ dưới quyền Gia Cát Lượng, rồi Tưởng Uyển, Phí Y. Sau khi Phí Y bị áᴍ sáᴛ, Khương Duy nắm được binh quyền và nhiều lần ᴛấɴ ᴄôɴɢ Tào Ngụy nhưng đa phần thất bại, góp phần khiến nước nhà suy k.iệt, dẫn đến sự sụp đổ của Thục Hán và cái ᴄʜếᴛ của chính ông.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật Khương Duy được xây dựng như là học trò, người kế thừa trung thành di nguyện “Bắc ph.ạt trung nguyên, khôi phục Hán triều” của nhân vật Gia Cát Lượng, và được nhà văn La Quán Trung thêm thắt nhiều chiến công hư cấu.
Hình ảnh Khương Duy trên phim. (Ảnh: Sohu)
Cuối cùng, Vu Cấm
Vu Cấm, tên tự là Văn Tắc, là một võ tướng cuối thời Đông Hán, thuộc hạ của Tào Tháo. Vu Cấm gia nhập quân Tào năm 192, khi nội chiến trong nước dẫn đến sự sụp đổ của nhà Hán, và đã chinh chiến rất nhiều chiến dịch cho Tào Tháo, tạo dựng nên nền tảng nước Ngụy.
Vu Cấm được xếp trong danh sách Ngũ tử lương tướng của Tào Tháo. Vào đầu năm 219, khi được giao nhiệm vụ dẫn quân giải vây Tào Tháo, ông đã bị quân Lưu Bị bao vây. Trước sức mạnh quân đ.ịch cùng với việc tổn thất lực lượng quá lớn, Vu Cấm đã hàng Quan Vũ và trở thành t.ù binh. Đến cuối 219, Tôn Quyền ch.iếm căn cứ Quan Vũ, tiếp nhận t.ù binh Vu Cấm và sau đó trả lại về với Tào Ngụy.
Hình ảnh Vu Cấm trên phim. (Ảnh: Sohu)
Đến năm 220, Tào Tháo qua đời, Vu Cấm trở về, thế tử Tào Phi lên ngôi đã ân xá cho Vu Cấm và trả lại tước vị tướng quân cho ông. Khi thăm mộ Tào Tháo, Vu Cấm nhìn thấy bức minh họa trận Phàn Thành vẽ mình đầu hàng Quan Vũ. Có thể đối với Tào Tháo lúc bấy giờ, hành động của Vu Cấm là một sự xấu hổ, đáng bị coi thường, ông không đủ trung thành với Tào Ngụy. Sau khi thăm mộ Tào Tháo, Vu Cấm lâm bệnh nặng và qua đời.
Tham khảo Sohu